Bệnh vôi hóa gan có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nốt vôi hóa gan là hệ quả của một tổn thương viêm mạn tính, do sỏi nhỏ hình thành ở đường mật, lắng đọng sắc tố mật hoặc xác giun chết. Vôi hóa gan có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến gan và sức khỏe tổng thể của người mắc hội chứng này.

1. Vôi hóa gan là gì?

Vôi hóa gan là một tổn thương gan mãn tính, nhưng còn khá lạ lẫm với nhiều người. Xét về bản chất thì đây không phải là bệnh lý, mà chỉ là một vết sẹo do viêm, áp xe hoặc nhiễm các loại ký sinh trùng ở lá gan. Những tổn thương này làm tích tụ nhiều hạt sỏi nhỏ, dần dần bị vôi hóa cứng và đọng lại trong đường mật. Khi đó, gan không thể thực hiện được chức năng thải độc vốn có, đồng thời cặn sỏi cũng không thể thoát được ra ngoài cơ thể.

Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng vôi gan bao gồm:

  • Viêm tế bào nhu mô gan
  • Viêm gan do sỏi tuyến mật hoặc lắng đọng sắc tố mật
  • Viêm gan do rượu bia và chất kích thích
  • Có xác giun hoặc ký sinh trùng chết trong lá gan
  • Thuốc điều trị lao chuyển hoá ở gan, tích tụ lâu dần sẽ hình thành những nốt vôi hóa gan
  • Gan nhiễm mỡ hoặc nhiễm độc lâu ngày
  • Khối u gan gây tích tụ canxi, lâu ngày dẫn đến vôi hóa
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm trùng tử cung trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh...

Những căn nguyên được liệt kê bên trên sẽ tạo ra vết sẹo xơ gan và vôi hóa mô gan sau khi hoại tử tại chỗ. Chụp X-quang hoặc siêu âm có thể giúp phát hiện tình trạng này.

Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân gây ra vôi hóa gan
Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân gây ra vôi hóa gan

2. Bệnh vôi hóa gan có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh vôi hóa gan có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ bệnh, cũng như kích thước các nốt vôi hóa. Vì vậy, việc thăm khám và chẩn đoán phát hiện sớm là rất cần thiết.

Giai đoạn đầu khi nốt vôi hóa gan còn nhỏ thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng bên ngoài, khá lành tính, nên cũng ít xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Lúc này, gan vẫn hoạt động tốt vì chức năng gan không bị ảnh hưởng nhiều, sức khỏe cơ thể vẫn được đảm bảo.

Tuy nhiên, khi nốt vôi hóa gan lớn hơn, bệnh nhân có thể phải trải qua cảm giác đau nhức khu vực mạn sườn phải. Nguyên nhân là bởi tình trạng viêm tắc tuyến mật trong gan, hay nốt vôi hóa lớn chèn ép lên các dây thần kinh và mô gan. Cảm giác đau nhức sẽ tăng lên nếu bệnh nhân vận động mạnh và thường xuyên.

Ngoài ra, vôi hóa gan trở nặng còn có thể khiến người bệnh:

Về lâu dài, vôi hóa gan ở thể nặng thường gây viêm gan mạn tính, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

3. Điều trị vôi hóa gan

Việc điều trị khác nhau sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Khi gan bị vôi hóa nhẹ, các nốt vôi sẽ nhỏ và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như không có biểu hiện rõ ràng. Nếu xét nghiệm chức năng gan cho thấy vẫn hoàn toàn bình thường thì người bệnh có thể yên tâm, không cần điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Thay vào đó, cần chú ý sinh hoạt điều độ, lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cần xét nghiệm chức năng gan trước khi tiến hành điều trị
Cần xét nghiệm chức năng gan trước khi tiến hành điều trị

Trong trường hợp vôi hóa gan nặng, đã biểu hiện triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chức năng gan thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ nốt vôi hóa gan, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

4. Phòng ngừa vôi hóa gan

Hiện không có loại thuốc nào có tác dụng làm tan các nốt vôi hóa gan. Bệnh nhân chỉ có thể phòng tránh và kìm hãm sự phát triển kích thước của nốt vôi hóa bằng lối sống khoa học. Cụ thể, người bị vôi hóa gan cần chủ động quan tâm và chăm sóc sức khỏe bằng cách:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh cần hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholesterol (như: thịt nội tạng, mỡ động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng...) nhằm giảm nguy cơ lắng đọng sắc tố mật và hình thành sỏi mật. Nên ăn đủ chất, đa dạng thực đơn với thịt trắng (như: thịt gà, cá), tăng cường rau xanh và hoa quả tươi giàu vitamin. Lưu ý, không ăn khuya, ăn đêm, hoặc ăn quá no để không khiến gan hoạt động quá sức.

  • Không thức khuya, ngủ đủ giấc

Đảm bảo ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, không thức khuya để tránh ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và bỏ lỡ thời gian thải độc của các cơ quan, nhất là gan. Thời gian thải độc của gan là từ 23h đêm đến 1h sáng, do đó bạn cần ngủ say trước thời gian này để gan thực hiện đúng chức năng vốn có.

  • Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích

Một trong những nguyên nhân chính gây viêm gan là do các chất có trong rượu bia, thuốc lá. Những tác nhân xấu này khiến lá gan phải hoạt động quá sức, đến nỗi không thể giải hết độc tố và suy yếu dần.

  • Thường xuyên tập thể dục

Những bộ môn như yoga và thiền không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, giảm stress, mà còn tăng cường thể lực, đồng thời bảo vệ gan khỏi vôi hóa hay những bệnh lý nguy hiểm khác như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan...

  • Uống nhiều nước

Ngoài nước lọc, bệnh nhân cũng có thể thường xuyên uống trà atiso hoặc nhân trần. Đây là những loại thảo dược có tác dụng nhuận mật, giảm nguy cơ hình thành sỏi mật - nguyên nhân dẫn tới tắc tuyến mật và vôi hóa gan.

Uống nhiều nước giúp phòng ngừa vôi hóa gan
Uống nhiều nước giúp phòng ngừa vôi hóa gan

  • Tẩy giun sán

Việc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung, được các bác sĩ khuyến khích thực hiện, ngay cả đối với người khỏe mạnh bình thường, không bị vôi hóa gan.

  • Khám sức khỏe định kỳ

Cứ mỗi 3 - 6 tháng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xem các nốt vôi hóa gan có phát triển lớn hơn không. Khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết, giúp phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, cũng như tầm soát các nguy cơ ung thư để có hướng kiểm soát và điều trị kịp thời.

Vôi hóa gan là tình trạng ít được nhắc đến trong các bệnh về gan nên còn lạ lẫm với nhiều người. Nhìn chung, bệnh vôi hóa gan có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, các nốt vôi hóa nhỏ hay lớn. Tuy không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khoẻ, nhưng người bị vôi hóa gan vẫn cần hiểu rõ nguyên nhân và cách kiểm soát bệnh, từ đó có hướng bảo vệ sức khỏe tốt hơn, tránh được nguy cơ xảy ra biến chứng khi bệnh tiến triển nặng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

170.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • quy-trinh-chup-va-nut-mach-dieu-tri-u-gan-so-hoa-xoa-nen
    Bị vôi hóa gan có được uống cà phê không?

    Chào bác sĩ! Bác sĩ cho tôi hỏi bị vôi hóa gan có được uống cà phê không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

    Đọc thêm
  • atormax
    Công dụng thuốc Atormax

    Atormax là thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở gan như viêm gan mạn tính, viêm gan do rượu, kiểm soát và khắc phục các rối loạn khởi phát trong tiền hôn mê ...

    Đọc thêm
  • uống quá nhiều rượu
    Nguy cơ của việc uống quá nhiều rượu

    Với nhiều người, có thể vì lý do áp lực công việc, cuộc sống hay chứng nghiện rượu dẫn đến việc uống quá nhiều rượu. Tuy nhiên, không phải tất cả đều lường được những tác động nguy hiểm cấp ...

    Đọc thêm
  • granbas
    Công dụng thuốc Granbas

    Thuốc Granbas có thành phần chính là Acid ursodeoxycholic, được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Thuốc được chỉ định điều trị sỏi mật cholesterol không cản quang đối với những bệnh nhân có túi mật hoạt động bình ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Bạn hiểu rõ lá gan của mình chưa?

    Các bệnh về gan là những bệnh lý nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19. Chính vì thế, việc chăm sóc lá gan trong thời điểm này thật sự cần thiết để bảo vệ sức ...

    Đọc thêm