Đầy hơi và chướng bụng

Bài viết được viết bởi ThS.BS Tạ Quế Phương - Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Một số bệnh có thể gây ra đầy hơi và chướng bụng, ví dụ, những người bị bệnh tiểu đường hoặc xơ cứng bì, theo thời gian, hoạt động của ruột non bị chậm lại. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột, làm tiêu hóa kém carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, ngay cả khi không có bệnh rõ ràng, một số người có xu hướng chứa một số lượng lớn vi khuẩn trong ruột non và dễ bị xì hơi nhiều.

1. Tổng quan về đầy hơi và chướng bụng

Một số người cảm thấy rằng họ xì hơi quá nhiều hoặc ợ hơi quá thường xuyên, cả hai đều có thể là nguyên nhân gây ra sự bối rối và khó chịu. Người lớn trung bình sản xuất khoảng 1-3 lít khí mỗi ngày, được thải qua hậu môn từ 14 đến 23 lần mỗi ngày. Thỉnh thoảng ợ hơi trước hoặc sau bữa ăn cũng là bình thường.

Lượng khí được tạo ra bởi cơ thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bạn và các yếu tố cá nhân khác. Mặt khác, một số loại thực phẩm và tình trạng bệnh lý có thể là nguyên nhân làm tăng lượng khí.

Có hai nguồn khí chính được tạo ra trong ruột: khí ăn vào (hầu hết là không khí nuốt vào) và khí do vi khuẩn trong ruột kết tạo ra.

Không khí nuốt vào: Đây là nguồn cung cấp khí chính trong dạ dày. Việc nuốt một lượng nhỏ không khí khi ăn uống và khi nuốt nước bọt là bình thường. Bạn có thể nuốt một lượng lớn không khí khi ăn nhanh thức ăn, nuốt chất lỏng, nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc.

Hầu hết không khí nuốt vào được loại bỏ bằng cách ợ hơi để chỉ một lượng tương đối nhỏ không khí đi từ dạ dày vào ruột non. Tư thế của bạn có thể ảnh hưởng đến lượng không khí đi đến ruột non.

  • Khi ngồi dậy, hầu hết không khí nuốt vào sẽ trào ngược lên thực quản và ra khỏi miệng, có thể khiến bạn bị ợ hơi.
  • Khi nằm xuống, không khí nuốt vào có xu hướng đi vào ruột non, điều này có thể khiến bạn bị đầy hơi.

Ợ hơi có thể là không cố ý. Ợ hơi tự nhiên là một quá trình bình thường thường xảy ra sau khi ăn để giải phóng không khí làm to hoặc căng dạ dày. Ợ hơi phổ biến hơn với một số loại thực phẩm có tác dụng làm giãn cơ hình vòng (cơ vòng) xung quanh phần dưới của thực quản, nơi nó kết hợp với dạ dày. Những thực phẩm như vậy bao gồm bạc hà, sôcôla và chất béo.

Sản xuất vi khuẩn : Đại tràng thường cung cấp hàng tỷ vi khuẩn, một số vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Một số loại carbohydrate không được tiêu hóa hoàn toàn bởi các enzym trong dạ dày và ruột, cho phép vi khuẩn tiêu hóa chúng. Ví dụ, bắp cải, cải Brussels và bông cải xanh chứa raffinose, một loại carbohydrate được tiêu hóa kém.

Những thực phẩm này có xu hướng gây ra nhiều khí và đầy hơi hơn vì raffinose được vi khuẩn tiêu hóa khi đến đại tràng. Các sản phẩm phụ của quá trình này bao gồm các khí không mùi, chẳng hạn như carbon dioxide, hydro và methane. Các thành phần nhỏ của khí có mùi khó chịu, bao gồm một lượng nhỏ lưu huỳnh.

Một số người không thể tiêu hóa một số loại carbohydrate. Một ví dụ cổ điển là lactose, loại đường chính có trong các sản phẩm sữa. Do đó, tiêu thụ một lượng lớn lactose có thể dẫn đến tăng sản xuất khí, cùng với triệu chứng co thắt và tiêu chảy.

Probiotics
Vi khuẩn trong đại tràng giúp tiêu hóa thực phẩm và sinh ra hơi gây đầy bụng

2. Các triệu chứng đầy hơi và chướng bụng

Một số người cảm thấy họ xì ra một lượng khí quá lớn hoặc ợ hơi quá thường xuyên, một số khác có triệu chứng đầy hơi và đau bụng co thắt. Bạn có thể cảm thấy cơn đau này ở những nơi có đầy hơi, chẳng hạn như các đoạn gấp khúc trong lòng ruột, đại tràng, xảy ra tự nhiên như ở vùng dưới gan (phần trên đến giữa bên phải của bụng) và ở vùng dưới lá lách (phần trên đến giữa bên trái của bụng).

Mối liên hệ giữa khí, ợ hơi và lượng khí thực tế trong ruột không phải lúc nào cũng rõ ràng. Phần lớn những người cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng liên quan đến khí không phải là có quá nhiều khí trong ruột, mà là họ bị tăng nhạy cảm với lượng khí bình thường trong ruột. Điều này có thể xảy ra trong nhiều trường hợp.

Hội chứng ruột kích thích: Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) nhạy cảm với lượng khí bình thường. Các dây thần kinh từ ruột có thể hoạt động quá mức ở những người bị IBS. Các triệu chứng chính của IBS là đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu (chẳng hạn như tiêu chảy và / hoặc táo bón), một số người cũng có triệu chứng đầy bụng.

Một số người bị IBS nặng cảm thấy tốt hơn khi được điều trị bằng thuốc làm giảm cảm giác đau chống co thắt ruột.

Rối loạn tiêu hóa chức năng: Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ chỉ những cơn đau hoặc khó chịu tái phát hoặc dai dẳng ở vùng bụng trên. Khoảng 25 phần trăm người dân ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác bị chứng khó tiêu.

Rối loạn tiêu hóa có thể phát sinh từ các tình trạng cơ bản khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chứng khó tiêu "Chức năng". Rối loạn tiêu hóa chức năng gây ra đau bụng mà không xác định được nguyên nhân, có thể do tăng nhạy cảm với các chất bên trong dạ dày.

Kích ứng hậu môn hoặc thực quản: Những người bị kích ứng xung quanh hậu môn do bệnh trĩ hoặc các vấn đề khác cũng có thể cảm thấy khó chịu hơn khi xì hơi nhiều.

Tương tự, những người bị viêm thực quản trào ngược cũng có có thể cảm thấy ợ hơi khó chịu.

3. Chẩn đoán đầy hơi và chướng bụng

Hầu hết những người bị đầy hơi và chướng bụng thoáng qua không cần phải làm bất kỳ xét nghiệm nào. Tuy nhiên, các triệu chứng trên kéo dài hoặc có kèm các triệu chứng như tiêu chảy, sụt cân, đau bụng, thiếu máu, có máu trong phân, chán ăn, sốt hoặc nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng hơn; những người có một hoặc nhiều triệu chứng này thường yêu cầu xét nghiệm.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Lấy máu xét nghiệm
Xét nghiệm máu để tìm bệnh celiac giúp bác sĩ chẩn đoán đầy hơi và chướng bụng

4. Điều trị chứng đầy hơi và chướng bụng

4.1 Lưu ý về chế độ ăn uống

Tránh các loại thực phẩm có vẻ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Chúng có thể bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, một số loại trái cây hoặc rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất làm ngọt nhân tạo và / hoặc đồ uống có ga. Ghi chép các loại thực phẩm và đồ uống để giúp xác định loại thực phẩm nào gây khó chịu.

Nếu bạn không dung nạp lactose, không tiêu thụ các sản phẩm có chứa lactose, hoặc bạn có thể sử dụng chất hỗ trợ tiêu hóa lactose như sữa giảm lactose hoặc các chất bổ sung lactose không kê đơn. Hãy bổ sung canxi nếu bạn tránh các sản phẩm sữa. Tránh thực phẩm giàu fructose sẽ hữu ích nếu bạn không dung nạp fructose.

4.2 Thuốc không kê đơn

  • Simethicone, thuốc kháng axit nhất định (ví dụ: Maalox Anti-Gas, Mylanta Gas, Gas-X, Phazyme). Simethicone làm bong bóng khí vỡ ra và được sử dụng rộng rãi để giải phóng khí.
  • Beano - Một chế phẩm giúp phân hủy một số loại carbohydrate phức tạp. Phương pháp điều trị này có thể có hiệu quả trong việc giảm khí sau khi ăn đậu hoặc các loại rau khác có chứa raffinose.
  • Bismuth subsalicylate (ví dụ: Pepto-Bismol) để giảm mùi của khí có mùi khó chịu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tài liệu tham khảo: Uptodate

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan