Điều trị sốc nhiễm trùng đường mật

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sốc nhiễm trùng đường mật là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh lý về đường mật. Bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

1. Nhiễm trùng đường mật là bệnh gì?

Trong cơ thể người, đường mật là một hệ thống ống được phân bổ thành rất nhiều nhánh để dẫn mật từ trong gan xuống ruột non, giúp tiêu hóa thức ăn. Khi không cần sử dụng đến, dịch mật có thể sẽ được dự trữ ở túi mật. Nhiễm trùng được mật là tình trạng đường mật bị viêm do vi khuẩn, thường xảy ra với những người bị tắc nghẽn đường mật, đây là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể gây suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn hoặc kèm theo các bệnh lý nghiêm trọng khác trên cơ thể của người bệnh.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường mật:

  • Do túi thừa tá tràng
  • Người bệnh bị dị dạng đường mật
  • Do vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli hoặc ký sinh trùng như giun, sán chui vào đường mật).
  • Đường mật bị hẹp hoặc tắc do sỏi mật, giun chui ống mật, u đường mật, chít hẹp cơ Oddi.
  • Viêm nhiễm đường mật
  • Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không được tẩy giun định kỳ dẫn đến bị nhiễm giun, sán gây nhiễm trùng đường mật.
E. coli
Nhiễm trùng đường mật có thể do vi khuẩn E.coli

2. Triệu chứng nhiễm trùng đường mật

Người bệnh khi bị nhiễm trùng đường mật sẽ xuất hiện triệu chứng điển hình là sốt, đau, vàng da, trong đó:

  • Sốt: Có thể cao trên 39 độ C
  • Đau: Đau ở bụng phải, cơn đau thường xuất hiện đột ngột và kéo dài, khi người bệnh thở mạnh sẽ càng cảm thấy đau, cơn đau bụng cũng có thể lan lên vai phải hoặc lan ra sau lưng.
  • Vàng da: Do đường mật bị tắc nghẽn khiến bilirubin trong máu tăng cao và làm cho da có màu vàng.

Ngoài các triệu chứng điển hình, người bệnh nhiễm trùng đường mật có thể kèm theo các dấu hiệu buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không tiêu, đầy hơi trướng bụng....

3. Điều trị nhiễm trùng đường mật

Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng sốc nhiễm trùng đường mật. Việc điều trị nhiễm trùng đường mật sẽ bao gồm:

  • Điều trị chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh
  • Tiến hành dẫn lưu đường mật trong trường hợp mật bị ứ đọng qua nội soi mật tụy ngược dòng hoặc cắt mở cơ Oddi để lấy sỏi hoặc giun chui đường mật và đặt stent đường mật.
  • Trường hợp nhiễm trùng đường mật do tắc hẹp đường mật thì phải phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân.
kháng sinh
Nhiễm trùng đường mật có thể điều trị bằng kháng sinh

4. Điều trị sốc nhiễm trùng đường mật

Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật nếu có biểu hiện sốc nhiễm trùng đường mật thì trong vòng 6 giờ đồng hồ phải được cấp cứu giải áp đường mật để ngăn ngừa biến chứng sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Trước khi tiến hành, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tùy vào tình hình cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị. Người bệnh sẽ được chỉ định:

  • Thở oxy
  • Truyền dịch bồi phụ nước điện giải theo áp lực tĩnh mạch trung tâm
  • Phối hợp kháng sinh
  • Giải quyết nguyên nhân, vừa hồi sức vừa mổ
  • Dùng thuốc vận mạch như: dopamin, noradrenalin, adrenalin, dobutamin

Sốc nhiễm trùng đường mật là trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí cấp cứu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan