Điều trị sỏi thận và tiết niệu bằng sóng xung kích

Điều trị sỏi thận và tiết niệu bằng sóng xung kích là một phương tiện điều trị sỏi niệu hàng đầu và ngày càng nhanh chóng được thay thế bằng phương pháp phẫu thuật mở trong điều trị sỏi niệu quản.

1. Điều trị sỏi thận bằng sóng xung kích

Sóng xung kích tương tự như sóng âm thanh, là một loại sóng cơ học thường xuất hiện trong môi trường đàn hồi như lỏng, khí. Điều trị sỏi thận tiết niệu bằng sóng xung kích ngày càng được sử dụng nhiều và dần thay thế phương pháp phẫu thuật mở.

Nguyên lý tán sỏi thận bằng sóng xung kích:

  • Nguồn tạo sóng xung kích
  • Thiết bị tập trung sóng vào tiêu điểm
  • Hệ thống định vị sỏi
  • Môi trường dẫn truyền sóng

Sóng xung kích có bản chất là sóng áp lực âm bước sóng ngắn dưới 10 microsecond, với áp lực tối đa có thể đến 100 megapascal

  • Hệ thống định vị sỏi bằng siêu âm và soi bằng huỳnh quang hoặc có thể kết hợp cả hai
  • Nguồn tạo sóng xung kích gồm 3 loại bao gồm: Áp điện, điện thủy lực và điện từ trường.

Tiên lượng thành công của tán sỏi bằng sóng xung kích phụ thuộc vào độ lớn của sỏi, vị trí viên sỏi và thành phần hóa học của sỏi. Ngoài ra, đối với những người béo phì có chỉ số BMI >30 thì khoảng cách từ bề mặt da đến viên sỏi sẽ lớn hơn. Do vậy khả năng thất bại khi điều trị bằng sóng xung kích sẽ cao. Bất thường giải phẫu ở hệ tiết niệu có tỉ lệ sạch sỏi thấp và dễ tái phát hơn.

Tán sỏi ngoài cơ thể: Không đau, không cần gây mê, ít sót sỏi
Tán sỏi bằng sóng xung kích là phương pháp hiện đại và hiệu quả

2. Khi nào chỉ định sóng xung kích cho bệnh sỏi thận tiết niệu?

Điều trị sỏi thận bằng sóng xung kích không chỉ dựa vào các hướng dẫn điều trị của Hội Niệu khoa mà có thể còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương pháp điều trị của bệnh nhân, điều kiện và trang thiết bị của bệnh viện, chi phí điều trị và kinh nghiệm của phẫu thuật viện

2.1 Chỉ định điều trị bằng sóng xung kích

Một số trường hợp có thể điều trị bằng sóng xung kích trong các bệnh lý về thận tiết niệu:

  • Sỏi thận: Đối với trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn 6-7 mm, nên chủ động can thiệp bằng sóng xung kích. Tuy nhiên cần cân nhắc chỉ định can thiệp nếu người bệnh có xuất hiện triệu chứng. Sóng xung kích còn được chỉ định để điều trị sỏi thận, không phải sỏi acid uric, có kích thước dưới 20mm không nằm ở đài thận dưới và thận có cấu trúc giải phẫu bất thường.
  • Sỏi niệu quản: Sóng xung kích được chỉ định khi soi niệu quản đoạn trên kích thước <10mm. Đối với trường hợp sỏi niệu quản đoạn dưới kích thước < 10mm, thì điều trị sóng xung kích không hiệu quả bằng tán sỏi nội soi niệu quản.
  • Một số chỉ định điều trị khác: Sóng xung kích được chỉ định điều trị sót sỏi sau khi lấy sỏi qua da, sỏi bám trên ống thông niệu quản để lâu ngày

2.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối với những trường hợp như phụ nữ có thai do sóng chấn động có nguy cơ làm tổn thương thai nhi. Tuy nhiên sóng xung kích không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân nam và nữ.

thai 13 tuần ngoài tử cung
Phụ nữ mang thai không tiến hành tán sỏi bằng sóng xung kích

Chống chỉ định tương đối với những trường hợp như:

  • Rối loạn đông máu:
    • Tán sỏi bằng sóng xung kích nhưng bệnh nhân có nguy cơ tụ máu dưới vỏ bao thận hoặc tụ máu trong nhu mô thận. Có nguy cơ tiểu máu kéo dài sau tán sỏi thậm chí tiểu máu đại thể gây tắc nghẽn niệu quản.
    • Điều chỉnh chức năng đông máu 12-48 giờ trước khi tiến hành điều trị bằng sóng xung kích, và theo dõi sát khả năng chảy máu trong 24 giờ sau tán sỏi
    • Nếu người bệnh đang dùng thuốc kháng tiểu cầu, thì bắt buộc phải dùng sử dụng thuốc 1 tuần trước khi điều trị bằng sóng xung kích.
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng niệu cấp tính thì không nên điều trị bằng sóng xung kích để tránh phát tán vi khuẩn và độc tố vào máu và trong mô cơ thể.
  • Phình động mạch chủ và động mạch thận.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới vị trí sỏi như: Hẹp cổ đài thận, hẹp khúc nối bể thận niệu quản, hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản, túi thừa đài thận, phì đại tuyến tiền liệt,... giúp ngăn ngừa sự di chuyển tự nhiên của mảnh vụn sỏi theo dòng nước tiểu ra ngoài.
    • Bệnh nhân có dị dạng hệ cơ xương, không có tư thế nằm thuận lợi khi tán sỏi
    • Bệnh nhân béo phì có khoảng cách từ da đến vị trí sỏi vượt qua độ xuyên thấu hiệu quả của sóng xung kích
béo phì
Bệnh nhân béo phì làm giảm độ hiệu quả của sóng xung kích

3. Biến chứng của tán sỏi bằng sóng xung kích

Những biến chứng chủ yếu của tán sỏi bằng sóng xung kích có liên quan đến mảnh sỏi vụn và nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:

  • Mảnh sỏi vụn kích thước <5mm có khả năng tự trôi ra ngoài theo dòng chảy của nước tiểu khá cao và có nguy cơ gây nhiễm trùng niệu kéo dài, đau quặn thận và sỏi sẽ phát triển to dần trở lại.
  • Trong quá trình tán sỏi ngoài cơ thể, vi khuẩn và các nội độc tố trong nước tiểu có thể lan vào trong máu, đặc biệt là khi có tổn thương mô và mạch máu do hậu quả của sóng chấn động.

Tóm lại, điều trị sỏi thận bằng sóng xung kích đang dần được thay thế bằng phương pháp điều trị mổ mở. Tuy nhiên, sau đó có thể gây ra một số biến chứng vì vậy, sau khi tán sỏi người bệnh cần được theo dõi, khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan