Dự phòng viêm xơ đường mật

Viêm xơ đường mật là một bệnh lý mãn tính, diễn tiến chậm, đôi khi không có triệu chứng. Người bị viêm xơ đường mật kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan, suy chức năng gan do xơ hóa.

1. Viêm xơ chai đường mật là gì?

Viêm xơ đường mật là thuật ngữ miêu tả tình trạng đường mật bị viêm mãn tính, lâu dần bị xơ hóa, trở nên cứng và hình thành sẹo dọc theo đường đi của ống mật cũng như xơ hóa các tế bào gan.

2. Nguyên nhân gây viêm xơ đường mật

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm được nguyên nhân chính xác làm đường mật bị viêm xơ. Nhiều giả thiết cho rằng tình trạng này là do hệ miễn dịch đáp ứng quá mức đối với một nhiễm trùng nào đó, trên cơ địa của một bệnh nhân có sẵn các yếu tố phát triển bệnh.

Bên cạnh đó, thống kê cho thấy viêm xơ đường mật hay đi kèm với một số bệnh lý, trong đó gặp nhiều nhất là bệnh viêm ruột. Điều này không đồng nghĩa viêm ruột là nguyên nhân gây viêm xơ đường mật và ngược lại. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra mối liên hệ giữa 2 bệnh lý này.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm xơ đường mật như sau:

  • Tuổi: Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là từ 25 đến 45 tuổi
  • Giới tính: Nam giới bị viêm xơ đường mật gặp nhiều hơn nữ giới.
  • Bệnh viêm đường ruột: Bệnh thường đi kèm với viêm ruột nhất là viêm loét đại tràngbệnh Crohn. Tuy nhiên, một bệnh nhân bị viêm ruột lại rất hiếm khi bị viêm xơ chai đường mật. Do đó, nếu đã được chẩn đoán viêm xơ đường mật thì dù không có triệu chứng, bác sĩ có thể vẫn tầm soát bệnh viêm ruột kèm theo.
Viêm ruột thừa
Bệnh nhân viêm xơ đường mật có thể mắc đồng thời viêm ruột thừa

3. Triệu chứng viêm xơ đường mật

Các dấu hiệu của bệnh viêm xơ đường mật có thể bao gồm:

  • Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, cảm giác ớn lạnh.
  • Hội chứng tắc mật, ứ mật: Vàng da, vàng kết mạc mắt kèm ngứa ngáy toàn thân.
  • Đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Sụt cân, cảm giác mệt mỏi liên tục.

Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm, đôi khi bệnh nhân bị viêm xơ đường mật sẽ không có bất cứ dấu hiệu hay biểu hiện bệnh nào. Lúc này, các xét nghiệm máu có thể gợi ý cho bác sĩ về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

4. Viêm xơ đường mật có nguy hiểm không?

Các biến chứng của bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bao gồm:

  • Xơ gan: Việc đường mật trong gan bị viêm mãn tính, lâu ngày dẫn đến xơ hóa các tế bào gan bên cạnh, dẫn đến xơ gan, mất chức năng của gan.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Xơ gan lâu ngày lại dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Bệnh nhân xuất hiện dịch trong ổ bụng nhiều (cổ trướng), tuần hoàn bàng hệ, cuối cùng là xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng đường mật tái diễn: Ống mật bị xơ hóa gây cản trở lưu thông dịch mật là yếu tố gây nhiễm trùng đường mật thường xuyên và dễ tái đi tái lại.
  • Ung thư ống mật: Đường mật bị xơ là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các tế bào ống mật phát triển mất kiểm soát gây ung thư đường mật.
  • Ung thư đại trực tràng: Như đã nhắc ở trên, viêm xơ chai đường mật thường đi kèm với viêm ruột (viêm loét đại tràng), đây là bệnh lý làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
xơ hóa gan
Viêm xơ ruột thừa có thể gây xơ gan

5. Điều trị viêm xơ đường mật

5.1. Điều trị tắc mật

Các vết sẹo trên đường mật có thể gây tắc nghẽn lưu thông dịch mật và gây ra các triệu chứng trên lâm sàng. Do đó, giải quyết sự tắc nghẽn có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm: Nong bóng (Balloon), đặt stent hoặc phẫu thuật ống dẫn mật.

  • Nong Balloon: một ống thông có gắn Balloon ở đầu được đưa vào đường dẫn mật thông qua nội soi. Khi đến vị trí tắc nghẽn thì Balloon được bơm căng để nong rộng vị trí tắc của đường mật.
  • Đặt stent: Một ống kim loại (stent) được đưa vào ống mật ở vị trí tắc nghẽn để làm thông thoáng đường đi của dịch mật xuống tá tràng.
  • Phẫu thuật ống dẫn mật: Một số trường hợp thì sự tắc nghẽn trong ống mật cần phải phẫu thuật để loại bỏ, sau đó cần dẫn lưu ống mật trước khi nối lại đường đi của dịch mật bình thường.

5.2. Sử dụng kháng sinh

Biến chứng nhiễm trùng đường mật dễ xảy ra và tái phát nên kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị và dự phòng các loại vi khuẩn tấn công đường mật. Đặc biệt, trước khi làm các thủ thuật xâm lấn như nội soi đường mật hoặc phẫu thuật thì kháng sinh là bắt buộc.

Tự mua thuốc kháng sinh uống sau khi hút thai
Sử dụng kháng sinh để điều trị và dự phòng các loại vi khuẩn tấn công đường mật

5.3. Điều trị triệu chứng

Ngứa ngáy do tắc mật làm bệnh nhân rất khó chịu, các loại thuốc kháng histamin là lựa chọn rất tốt để giảm triệu chứng ngứa của bệnh nhân viêm xơ đường mật.

5.4. Ghép gan

Đây là phương pháp điều trị duy nhất để loại trừ hoàn toàn viêm xơ đường mật. Bệnh nhân được loại bỏ lá gan bệnh kèm với đường mật bị xơ viêm và thay thế bằng lá gan khỏe mạnh khác. Ghép gan được chỉ định khi bệnh nhân bị suy gan nặng hoặc gặp biến chứng nguy hiểm khác do viêm xơ đường mật gây ra.

Chế độ sinh hoạt khi bị viêm xơ đường mật

  • Không uống rượu bia hoặc thức uống chứa cồn.
  • Không hút thuốc.
  • Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các loại trái cây, rau và ngũ cốc, hạn chế dầu mỡ.
  • Duy trì cân nặng bằng việc tập thể dục đều đặn, vừa sức.

Sống vui vẻ, thoải mái, tránh stress bằng các bài tập yoga, ngồi thiền...

Mắc bệnh tiểu đường có uống được rượu không
Không uống rượu bia khi bị viêm xơ đường mật

Viêm xơ đường mật là một bệnh gan mạn tính, làm tổn thương từ từ các ống dẫn mật do viêm, sẹo hoặc xơ hóa. Điều này khiến mật tích tụ trong gan, dần dần làm hỏng các tế bào gan và gây ra bệnh xơ gan. Vì bệnh tiến triển rất chậm, khi phát hiện bệnh đã vào giai đoạn muộn. Vậy nên, việc chẩn đoán sớm với các xét nghiệm sức khỏe định kỳ và điều trị bảo tồn là cách tốt nhất cải thiện tiên lượng viêm chai đường mật về lâu dài.

154 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan