Phân loại và vai trò của Enzym trong tiêu hóa thức ăn

Các enzyme tiêu hóa hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đầy hơi, mệt mỏi sau ăn, táo bón, khó tiêu, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được hiệu quả hơn. Ngoài ra, enzyme còn có tác dụng giảm và phục hồi các bệnh lý đường tiêu hóa.

1. Enzyme tiêu hóa là gì? Vai trò của enzyme tiêu hóa?

Bạn hãy tưởng tượng cơ thể là một phòng thí nghiệm hóa học khổng lồ và bên trong căn phòng có các tế bào, cơ quan, cơ và xương đang phản ứng với nhau. Khi đó, enzyme tiêu hóa có tác dụng như một chất xúc tác, làm tăng tốc độ phản ứng (nhưng chúng không bị thay đổi cấu trúc trong quá trình phản ứng). Điều này giúp hạn chế tiêu hao năng lượng hơn so với khi không có enzyme. Về cấu trúc, enzyme tiêu hóa là phân tử protein được tạo thành từ nhiều loại axit amin theo thứ tự khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, một số loại enzyme tiêu hóa giúp phá vỡ các phân tử lớn thành phân tử để cơ thể dễ hấp thụ; một số enzyme khác lại có chức năng ngược lại là liên kết các phân tử nhỏ thành phân tử lớn để thực hiện một chức năng mới.

Bây giờ hãy tưởng tượng về cái lọ chứa đầy nam châm. Bạn đầu khi nhìn vào lọ, ta thấy hầu hết các nam châm nằm quá xa hoặc sai hướng để gắn kết, chỉ một số có thể hút nhau. Khi ta lắc cái lọ sẽ có nhiều nam châm hút nhau hơn, nhưng cũng đồng nghĩa ta dùng nhiều năng lượng hơn để làm chúng hút nhau. Giờ ta cho một loại enzyme tiêu hóa vào lọ. Nó sẽ hoạt động giống như một chỉ huy trưởng, điều hướng các nam châm để chúng hút nhau. Như vậy, sự xuất hiện của enzyme tiêu hóa giúp làm tăng tốc độ và hiệu quả công việc, làm bạn tốn ít năng lượng hơn để điều hướng nam châm.

2. Các loại enzyme tiêu hóa

2.1. Lipase

Lipase chịu trách nhiệm phân hủy chất béo thành axit béo và glycerol. Lipase là một enzyme tiêu hóa ở dạ dày và miệng với lượng nhỏ và lượng lớn hơn bởi tuyến tụy.

Lipase
Hình ảnh cấu trúc Enzym tiêu hóa Lipase

2.2. Protease

Protease còn được gọi là peptidase, enzyme phân giải protein, hoặc proteinase, các enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành các axit amin. Ngoài ra, chúng đóng một vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm phân chia tế bào, đông máu và chức năng miễn dịch.Protease là một enzyme tiêu hóa ở dạ dày và tuyến tụy, gồm các dạng sau:

  • Pepsin: Pepsin được tiết ra bởi dạ dày để phân hủy protein thành các peptit, hoặc các nhóm axit amin nhỏ hơn, rồi bị phân hủy sâu hơn trong ruột non
  • Trypsin: Trypsin hình thành khi enzym do tuyến tụy tiết ra kết hợp với enzym trong ruột non. Sau đó, trypsin kích hoạt các enzym tuyến tụy bổ sung như carboxypeptidase và chymotrypsin, để hỗ trợ việc phá vỡ các peptide.
  • Chymotrypsin: Enzyme chymotrypsin phá vỡ các peptide thành các axit amin tự do để chúng được hấp thụ bởi thành ruột.
  • Carboxypeptidase A: Carboxypeptidase được tuyến tụy tiết ra, nó phân tách các peptit thành các axit amin riêng lẻ.
  • Carboxypeptidase B: Được tuyến tụy tiết ra, nó phân hủy các axit amin cơ bản.

2.3. Amylase

Amylase có trong tuyến nước bọt và tuyến tụy cần thiết cho quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp phân hủy tinh bột thành glucose. Thỉnh thoảng, việc đo nồng độ amylase trong máu được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh tuyến tụy và các bệnh đường tiêu hóa khác.

Nồng độ amylase máu cao có thể do tắc ống tụy, tổn thương ống tụy, ung thư tuyến tụy, viêm tụy cấp. Ngược lại, nồng độ thấp có khả năng liên quan đến viêm tụy mạn và bệnh về gan.

2.4. Maltase

Maltase được tiết ra bởi ruột non và có nhiệm vụ phân hủy maltose thành glucose để giải phóng năng lượng.

Trong quá trình tiêu hóa, tinh bột được amylase chuyển hóa một phần thành maltose. Sau đó, maltase chuyển maltose thành glucose được cơ thể sử dụng ngay hoặc được lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen để sử dụng sau.

2.5. Lactase

Lactase (còn được gọi là lactase-phlorizin hydrolase) là một loại enzyme phân hủy lactose, một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa, thành đường đơn glucose và galactose.

Lactase được sản xuất bởi các tế bào ruột nằm trong đường ruột. Lactose không được hấp thụ sẽ bị vi khuẩn lên men và có thể dẫn đến đầy hơi và rối loạn đường ruột.

2.6. Sucrase

Sucrase được tiết ra bởi ruột non, nơi phân hủy sucrose thành fructose và glucose, những loại đường đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thụ. Sucrase được tìm thấy dọc theo nhung mao ruột giúp lót ruột và đưa các chất dinh dưỡng vào máu.

Ruột non 1
Sucrase là một loại enzym tiêu hóa được tiết ra bởi ruột non

3. Các bệnh lý gây thiếu hụt enzyme trong cơ thể

3.1. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose do ruột non sản xuất không đủ lactase. Nó được đặc trưng bởi các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi do uống sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Có 3 dạng không dung nạp lactose gồm:

  • Thiếu hụt men lactase bẩm sinh: Thiếu hụt lactase bẩm sinh (còn gọi là chứng rụng tóc bẩm sinh) là một dạng di truyền hiếm gặp của hiện tượng không dung nạp lactose, trong đó trẻ sơ sinh không thể phân hủy lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Theo đó, trẻ có thể bị tiêu chảy nặng nếu không được sử dụng loại sữa thay thế không chứa lactose. Thiếu hụt lactase bẩm sinh là do đột biến gen LCT, một gen quan trọng trong quá trình cấu thành enzym lactase.
  • Lactase Non-persistence: Lactase Non-persistence là một dạng không dung nạp lactose phổ biến ở người trưởng thành ảnh hưởng đến khoảng 65% người lớn. Nguyên nhân là do giảm hoạt động của gen LCT. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 30 phút đến 2 giờ sau khi uống sữa. Hầu hết người bị lactase non-persistence vẫn giữ được một số hoạt động của lactase và có thể tiếp tục đưa một số lactose vào chế độ ăn như ở dạng phomai hoặc sữa chua.
  • Không dung nạp lactose thứ phát: Không dung nạp lactose thứ phát xảy ra khi lượng lactase giảm do các bệnh gây tổn thương ruột non như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn, hoặc do các bệnh hoặc chấn thương khác tác động đến thành ruột.

3.2. Suy tụy ngoại tiết

Tuyến tụy sản xuất các enzym tiêu hóa quan trọng là amylase, protease và lipase. Những người bị suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI) bị thiếu hụt các enzym này và không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, đặc biệt là chất béo.

Các bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến tụy và liên quan đến suy tụy ngoại tiết là:

  • Viêm tụy mãn: Viêm tụy mãn có thể gây tổn thương tụy vĩnh viễn theo thời gian
  • Xơ nang: Xơ nang là một bệnh lý di truyền gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi và hệ tiêu hóa, bao gồm cả tuyến tụy
  • Ung thư tuyến tụy

4. Bổ sung lượng enzyme cần thiết cho cơ thể bằng cách nào?

4.1. Bổ sung lượng enzyme qua thức ăn

Nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây nhiệt đới và rau lên men, có hàm lượng enzym tiêu hóa cao có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa một số chất dinh dưỡng. Tốt nhất là bạn nên tiêu thụ chúng ở dạng tươi sống, vì nhiệt có thể làm giảm hoặc phá hủy các enzym thực vật này.

Bổ sung lượng enzyme qua thức ăn

4.2. Bổ sung enzyme qua thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng bổ sung enzyme tiêu hóa được bán dưới dạng lỏng, viên và bột, có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc vi khuẩn.

Thực phẩm chức năng bổ sung enzyme theo đơn được chỉ định cho các bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy mãn hoặc ung thư tuyến tụy. Các sản phẩm thường được sử dụng gồm có Creon, Pancreaze, Zenpep, Ultresa, Viokace và Pertzye.

Thực phẩm chức năng bổ sung enzyme không kê đơn không được FDA quản lý. Do đó, hiệu quả của thuốc chưa được kiểm định chính xác. Một số loại không theo đơn được sử dụng gồm:

  • Thuốc bổ sung lactase: Thuốc bổ sung lactase giúp người không dung nạp lactose tiêu hóa các sản phẩm từ sữa.
  • Bromelain: Bromelain là một loại protease mạnh được chiết xuất từ quả hoặc thân cây dứa. Thuốc được bán dưới dạng viên nang, viên nén hoặc bột, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein.
  • Papain: Papain được chiết xuất từ đu đủ, giúp tiêu hóa protein và dạng bột có thể được sử dụng như một chất làm mềm thịt.

Khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng bổ sung enzyme không kê đơn nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn.

5. Ai nên sử dụng men tiêu hóa?

Các đối tượng sau đây có thể sử dụng men tiêu hóa để hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và giảm các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa:

  • Người giảm hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm vì enzyme sẽ giúp tối ưu hóa việc hấp thu các chất dinh dưỡng
  • Người mắc các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. Việc bổ sung enzyme tiêu hóa sẽ giúp phân hủy tinh bột, protein và các chất béo khó tiêu.
  • Người cao tuổi với việc giảm sản xuất lượng enzyme và axit dạ dày, và tăng tình trạng kém hấp thu protein.
  • Người cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn. Vì quá trình tiêu hóa chiếm 80% năng lượng dự trữ nên lượng enzyme bổ sung sẽ giúp phân hủy các chất dinh dưỡng hiệu quả, bảo tồn nguồn năng lượng dự trữ sẵn có.
  • Người vận động nhiều vì đây là đối tượng ăn lượng thức ăn lớn hơn. Nếu thức ăn không được tiêu hóa hiệu quả sẽ không đáp ứng được nhu cầu năng lượng nên bổ sung men tiêu hóa sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Enzyme có vai trò rất lớn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Theo đó, việc thiếu hụt enzyme có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Vì thế, hãy bổ sung enzyme một cách hợp lý qua thực phẩm ăn uống, thực phẩm chức năng để cơ thể luôn có đầy đủ enzyme cho quá trình tiêu hóa khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: verywellhealth.com, therahealth.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

139.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan