Viêm gan tự miễn: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Tấn Phúc - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Viêm gan tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào gan của cơ thể. Viêm gan tự miễn nếu không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan và cuối cùng là suy gan. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch. Và biện pháp cuối cùng là ghép gan nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc bệnh gan nặng.

1. Viêm gan tự miễn là gì?

Bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các sinh vật gây bệnh cho cơ thể như virus, vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Tuy nhiên, trong viêm gan tự miễn (tên tiếng Anh là Autoimmune Hepatitis), hệ thống miễn dịch lại tấn công vào các tế bào gan khiến gan bị viêm mãn tính và tổn thương nghiêm trọng.

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa rõ lý do tại sao cơ thể chống lại chính nó, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng viêm gan tự miễn có thể được gây ra giữa sự tương tác của các gen kiểm soát chức năng hệ thống miễn dịch và cơ thể phơi nhiễm với các loại virus hoặc một số loại thuốc cụ thể.

Các loại viêm gan tự miễn

Các bác sĩ đã xác định có hai dạng viêm gan tự miễn chính, gồm:

  • Viêm gan tự miễn loại 1. Đây là loại phổ biến nhất và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khoảng một nửa số người bị viêm gan tự miễn loại 1 có các rối loạn tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng.
  • Viêm gan tự miễn loại 2. Mặc dù người lớn có thể bị viêm gan tự miễn loại 2, nhưng nó vẫn phổ biến nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi. Một số bệnh tự miễn khác có thể đi kèm với loại viêm gan tự miễn này.

2. Triệu chứng của viêm gan tự miễn

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan tự miễn khác nhau tùy theo từng người bệnh và có thể xuất hiện đột ngột. Một số người có thể nhận ra các vấn đề về sức khỏe của bản thân trong giai đoạn đầu của bệnh với các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Khó chịu ở bụng
  • Vàng da và vàng mắt
  • Gan to
  • Mạch máu nhỏ hình mạng nhện ở trên da (spider angiomas)
  • Viêm da
  • Đau khớp
  • Mất kinh nguyệt
Vàng da
Viêm gan tự miễn có biểu hiện ban đầu là vàng da, mệt mỏi

3. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan tự miễn bao gồm:

  • Là nữ. Mặc dù cả nam và nữ đều có thể bị viêm gan tự miễn, nhưng căn bệnh này phổ biến hơn ở nữ.
  • Đã mắc bệnh nhiễm trùng. Viêm gan tự miễn có thể khởi phát sau khi người bệnh bị nhiễm sởi, herpes simplex hoặc virus Epstein-Barr. Bệnh cũng liên quan đến nhiễm viêm gan A, B hoặc C.
  • Di truyền. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng viêm gan tự miễn có xu hướng di truyền trong gia đình.
  • Có bệnh tự miễn khác. Những người đã mắc bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp hoặc cường giáp (bệnh Graves hoặc Hashimoto's thyroiditis) có thể dễ bị viêm gan tự miễn.
Những điều cơ bản nhất cần biết về ung thư gan
Viêm gan có thể dẫn đến ung thư gan

4. Viêm gan tự miễn có nguy hiểm không?

Sau 3 năm điều trị, 80% người bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của viêm gan tự miễn. Người bệnh có thể dừng sử dụng thuốc điều trị nhưng vẫn phải tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe. Nếu các triệu chứng quay trở lại, người bệnh sẽ phải bắt đầu điều trị lại.

Viêm gan tự miễn nếu không được điều trị có thể gây ra sẹo vĩnh viễn của mô gan (xơ gan) và các biến chứng của bệnh xơ gan bao gồm:

  • Giãn tĩnh mạch thực quản, các tĩnh mạch ở vị trí thấp của thực quản có thể bị giãn khi lượng máu đổ về gan bị giảm do các mô gan bị xơ, dẫn đến máu tích tụ lại các mạch máu gần đó, bao gồm cả mạch máu ở phần dưới của thực quản. Càng tích tụ nhiều thì mạch máu càng bị giãn và mỏng đi, dễ bị vỡ. Tỉ lệ tử vong khi tĩnh mạch thực quản bị vỡ có kèm theo xơ gan vào khoảng 40 - 70%, tùy thuộc vào mức độ suy gan của người bệnh.
  • Cổ trướng. Bệnh gan có thể khiến một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong bụng của người bệnh gây khó chịu, khó thở và đây thường là dấu hiệu của giai đoạn cuối của xơ gan.
  • Suy gan. Xảy ra khi tế bào gan bị tổn thương nặng và khiến gan không thể hoạt động đầy đủ chức năng. Tại thời điểm này, người bệnh cần được ghép gan.
  • Ung thư gan. Những người bị xơ gan có nguy cơ phát triển thành ung thư gan tăng cao.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau trong đó có Gói tầm soát ung thư gan – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng. Khi đăng ký Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan khách hàng sẽ được:

  • Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu qua hẹn khám chuyên khoa Ung bướu.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
  • Đánh giá chức năng gan qua các xét nghiệm như đo hoạt độ ALT (GPT), đo hoạt độ AST (GOT), đo hoạt độ GGT (Gama Glutamyl Transferase), định lượng Bilirubin toàn phần.
  • Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua xét nghiệm HBs Ag test nhanh và xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động.
  • Tầm soát ung thư gan qua xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine).
  • Tầm soát u gan bằng siêu âm ổ bụng (tổng quát).

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

>>Xem thêm: Xét nghiệm định danh 14 tự kháng thể trong bệnh gan tự miễn - Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quỳnh Trang - Bác sĩ Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan