Tìm hiểu hiện tượng bốc hỏa lên mặt ở nam giới

Những cơn bốc hỏa không chỉ là vấn đề của phụ nữ. Trên thực tế, bốc hỏa có thể xảy ra ở cả nam giới và gây ra nhiều rắc rối cho bệnh nhân. Nhưng hiện nay đã có các biện pháp điều trị giúp khắc phục vấn đề này.

1. Nguyên nhân gây bốc hỏa lên mặt ở nam giới là gì ?

Ở cả nam và nữ, nội tiết tố đều là nguyên nhân chính của các cơn bốc hỏa. Ngoài ra bốc hỏa có thể khởi phát do sốt, bệnh hồng ban, đỏ mặt cảm xúc,...Khoảng 70% phụ nữ bị bốc hỏa vào thời điểm mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm mạnh. Còn ở nam giới, nguyên nhân là do testosterone.

Trên thực tế, mặc dù nồng độ testosterone giảm xuống khoảng 1% mỗi năm sau tuổi 40, nhưng hầu hết đàn ông đều duy trì mức testosterone trong phạm vi bình thường và hầu như tất cả đều có đủ lượng testosterone để ngăn ngừa bốc hỏa lên mặt. Tuy nhiên có những người đàn ông bị thiếu hụt androgen ví dụ như bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt được kích thích bởi testosterone và các phương pháp điều trị sẽ làm giảm mức độ lượng hormone hoặc ngăn ngừa các tác động của nó trong cơ thể để giúp điều trị bệnh. Trước đây, điều trị ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện bằng cách phẫu thuật hoặc bằng cách sử dụng thuốc estrogen.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2005, việc điều trị thường dựa vào các thuốc làm giảm sản xuất testosterone, chẳng hạn như leuprolide (Lupron) hoặc goserelin (Zoladex) hoặc các loại thuốc ngăn chặn tác dụng của testosterone trên các mô, như bicalutamide (Casodex).

2. Triệu chứng của cơn bốc hỏa ở nam giới

Bốc hỏa ở nam giới
Các cơn bốc hỏa thường khởi đầu bằng một cảm giác ấm nóng hoặc đỏ bừng đột ngột, dữ dội nhất ở mặt và thân trên

Bốc hỏa ở nam giới có biểu hiện giống như ở phụ nữ. Các cơn bốc hỏa thường khởi đầu bằng một cảm giác ấm nóng hoặc đỏ bừng đột ngột, dữ dội nhất ở mặt và thân trên, thường đi kèm với đổ mồ hôi, da đỏ ửng. Cơn bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm. Chúng có thể diễn ra khá ngắn, trung bình bốn phút. Bốc hỏa có thể diễn ra không thường xuyên và nhẹ hoặc khá nặng và gây nhiều rắc rối cho bệnh nhân, đôi khi xảy ra 6 đến 10 lần một ngày. Một số trường hợp bệnh nhân còn cảm thấy lo lắng, đánh trống ngực hoặc cáu kỉnh khi có cơn bốc hỏa.

Hầu hết phụ nữ vượt qua trải qua các cơn bốc hỏa trong một năm hoặc lâu hơn và có thể không cần điều trị. Còn ở đàn ông, cơn bốc hỏa diễn ra trong khoảng thời gian thiếu androgen tạm thời thường hồi phục trong vòng ba hoặc bốn tháng sau khi ngừng điều trị.

Khám bệnh
ở đàn ông, cơn bốc hỏa diễn ra trong khoảng thời gian thiếu androgen tạm thời thường hồi phục trong vòng ba hoặc bốn tháng sau khi ngừng điều tr

3. Điều trị bốc hỏa lên mặt ở nam giới

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thì không thể dùng testosterone, nhưng họ có thể sử dụng nội tiết tố nữ để giảm các cơn bốc hỏa. Nhưng sử dụng hormon sinh dục nữ có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như tăng cân, đầy hơi, buồn nôn.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác có tỷ lệ thành công cao với ít tác dụng phụ hơn. Đó là sử dụng thuốc chống trầm cảm. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như paroxetine (Paxil), và các thuốc chống trầm cảm khác như venlafaxine (Effexor) đã thể hiện hiệu quả trong điều trị cơn bốc hỏa ở cả nam và nữ. Cả hai loại đều được dung nạp tốt, trong đó venlafaxine đôi khi có thể làm tăng huyết áp và SSRI có thể gây rối loạn chức năng tình dục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org, Mayoclinicproceedings.org, Health.harvard.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan