Hướng dẫn sử dụng Adenosine - thuốc chống rối loạn nhịp tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có hơn 20 kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý tim mạch và Can thiệp Tim mạch (Bao gồm chụp, nong, đặt stent động mạch vành, động mạch thận...), đặt máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn...

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp, có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đối với những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nặng có nguy cơ bị bất tỉnh, thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về rối loạn nhịp tim cũng như một loại thuốc chống rối loạn nhịp tim thường được sử dụng - Adenosine.

1. Dấu hiệu rối loạn nhịp tim

Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, bao gồm:

  • Trống ngực, hồi hộp: đây là dấu hiệu thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim. Nhịp tim có thể đập nhanh hoặc chậm một cách bất thường đối với bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim
  • Cảm thấy khó thở: bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim cũng thường xuất hiện dấu hiệu này, do áp lực trong phổi tăng, khả năng trao đổi khí giảm vì nhịp tim đập quá nhanh nhưng lại không hiệu quả, dẫn đến tình trạng máu bị ứ trệ
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Máu giàu oxy tới các bộ phận khác trên cơ thể bị suy giảm khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khi bị rối loạn nhịp tim, tim không thể bơm máu một cách hiệu quả và lưu thông máu giảm
  • Ngực đau tức: đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm ở bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim. Những trường hợp bị các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim thường xuất hiện triệu chứng này.
Đau tức ngực
Bênh nhân xuất hiện đau tức ngực
  • Bất tỉnh, choáng ngất: đây là dấu hiệu rất nguy hiểm. Khi xuất hiện dấu hiệu này, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Biến chứng do rối loạn nhịp tim gây ra

Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nặng và kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Bệnh nhân bị suy tim: tim sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể khi hiệu quả bơm máu bị suy giảm. Tình trạng này kéo dài khiến tim bị suy yếu và dẫn tới suy tim
  • Bệnh nhân bị đột quỵ: hiệu suất bơm máu bị giảm sút khi tim đập quá nhanh hoặc quá chậm. Nhịp tim bị rối loạn gây ra tình trạng máu bị ứ đọng tại các buồng tim và các cục máu đông được hình thành. Các dòng máu quẩn cũng dễ hình thành các cục máu đông khi nhịp tim đập không đều. Tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch não có thể xảy ra do những cục máu đông có thể di chuyển theo dòng máu tới động mạch não, khiến người bệnh bị đột quỵ. Người bệnh có thể bị những di chứng do tổn thương não hoặc thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nặng có nguy cơ bị ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim....

Đột quỵ
Bệnh nhân bị đột quỵ do rối loạn nhịp tim gây ra

3. Adenosine - thuốc chống rối loạn nhịp tim

Adenosine - một loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim bằng cách làm chậm các xung điện trong tim, làm chậm nhịp tim hoặc bình thường hóa nhịp tim.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho người bệnh khi dùng thuốc, bạn cần thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sau đây là một số thông tin cơ bản về Adenosine mà bạn cần lưu ý:

  • Dạng thuốc và hàm lượng:
  • Lọ 6 mg/2ml và 12 mg/4ml được dùng để tiêm tĩnh mạch
  • Lọ 30mg/ml được dùng để truyền tĩnh mạch
  • Liều lượng:

Đối với người lớn

  • Đối với bệnh nhân bị nhịp tim trên thất hoặc để chẩn đoán: thực hiện tiêm nhanh thẳng vào tĩnh mạch hoặc dây truyền tĩnh mạch trong 1-2 giây rồi truyền nước muối sinh lý. Tiêm 6mg (3mg nếu tiêm vào tĩnh mạch trung tâm) với liều khởi phát. Tiêm tiếp 12mg và lặp lại nếu cần khi liều khởi phát không đạt hiệu quả. Có thể dùng liều tối đa 20mg, tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng liều cao hơn. Khi người bệnh dùng phối hợp với dipyridamol, liều trung bình có hiệu quả là 1 mg
  • Chẩn đoán hình ảnh cơ tim: tiêm truyền 140 mcg/kg/phút trong vòng 6 phút. Sau khi truyền, tiêm nuclit phóng xạ.
Thuốc tiêm, tiêm thuốc, thuốc nước
Thuốc được bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định

Đối với trẻ em: tiêm tĩnh mạch 0,05 mg/kg, nếu cần có thể tăng 0,05 mg/kg cứ sau 2 phút cho đến liều tối đa là 0,25 mg/kg.

  • Chỉ định: thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau

  • Bệnh nhân bị nhịp nhanh kịch phát trên, kể cả bệnh nhân bị hội chứng Wolff - Parkinson - White để chuyển nhanh về nhịp xoang.
  • Hỗ trợ trong kỹ thuật hiện hình tưới máu cơ
  • Chống chỉ định: thuốc được chống chỉ định trong một số trường hợp sau
  • Bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân bị hen suyễn và các bệnh phế quản phổi tắc nghẽn
  • Vì nguy cơ ngừng xoang kéo dài hoặc block nhĩ thất hoàn toàn Bệnh nhân bị hội chứng suy nút xoang hay block nhĩ thất độ hai hoặc ba không cấy máy tạo nhịp tim
  • Tác dụng phụ: một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc như
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Đỏ mặt
  • Đau tay, đau chân, đau cổ, đau lưng.
Đau đầu
Đau đầu do tác dụng phụ của thuốc gây lên

Bạn cần được xử lý ngay nếu xảy ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Dị ứng với thuốc, các biểu hiện như nổi mề đay, khó thở, tức ngực, sưng miệng....
  • Ngất
  • Nhịp tim đập không đều
  • Co giật
  • Đau đầu dữ dội hoặc chóng mặt
  • Khó thở
  • Thị lực giảm
  • Loạn ngôn
  • Đau họng
  • Thận trọng:
  • Vì có thể xung động dẫn truyền khiến tim đập nhanh hơn nên trong quá trình cắt rung nhĩ có đường dẫn truyền nhĩ thất phụ
  • Khi dùng Adenosine cần được theo dõi điện tim và có phương tiện hồi sức tim, hô hấp, do có khả năng làm tăng nhất thời rối loạn dẫn truyền hoặc loạn nhịp tim khi bệnh nhân bị cơn tim nhanh kịch phát trên thất
  • Adenosin được cho là vô hại đối với thai nhi, tuy nhiên chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết trong trường hợp mang thai
  • Tương tác thuốc: khả năng hoạt động của thuốc hoặc ảnh hưởng do tác dụng phụ gây ra có thể bị tác động bởi tương tác thuốc. Adenosine có thể tương tác với một số loại thuốc như
  • Dipyridamol: làm tăng tác dụng của adenosine, phải giảm liều adenosine nếu cần phối hợp
  • Theophylin và các xanthin khác: đây là những chất có tác dụng ức chế mạnh adenosine, vì vậy phải tăng liều adenosine nếu cần phối hợp
  • Nicotin: tác dụng tuần hoàn của adenosine tăng lên
  • Carbamazepine hoặc dipyridamole: có nguy cơ làm tăng tác dụng phụ của adenosine khi phối hợp
  • Thuốc chẹn Beta: khi phối hợp có thể khiến nguy cơ rối loạn nhịp tim tăng lên
  • Bảo quản: thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 15-25 độ C. Tránh ánh sáng, không để đông lạnh. Trước khi dùng cần kiểm tra lại tình trạng của thuốc.
uống thuốc
Người bệnh không được tự ý phối hợp thuốc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan