U quái (u bì) buồng trứng: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Chí Quang, Khoa Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ Quang đã có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc và thế mạnh trong điều trị các bệnh lý sản phụ khoa.

Đa phần những trường hợp bị u quái buồng trứng thường lành tính, tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu biến chứng nguy hiểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là chức năng sinh sản.

1. U quái buồng trứng là gì?

U quái buồng trứng là một khối u phát triển bên trong buồng trứng có nguồn gốc từ các tế bào mầm biệt hóa thành. Cấu trúc của u bì buồng trứng chứa các loại bã nhờn, xương, tóc, da,...

Đối tượng dễ bị u bì buồng trứng đa số là phụ nữ ở độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. U bì buồng trứng phát triển cả hai bên buồng trứng thường gây ra những biến chứng nặng nề hơn so với việc chỉ có khối u ở một bên.

Đa số u bì buồng trứng thường là u lành tính ít xuất hiện các triệu chứng đặc trưng, thường được phát hiện khi mổ lấy thai hoặc qua phương pháp chụp X - quang trong khối u.

Tổ chức của u bì buồng trứng là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời phôi thai. Đối với u quái thì diễn biến của bệnh rất phức tạp, nếu không được phát hiện kịp thời thì bệnh sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

u-nang-bi-buong-trung-1
U quái buồng trứng là một khối u phát triển bên trong buồng trứng có nguồn gốc từ các tế bào mầm biệt hóa thành.

2. Biến chứng của u bì buồng trứng

Mặc dù u bì buồng trứng thường là u lành tính nhưng nếu để lâu bệnh sẽ nguy hiểm và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Các khối u bì càng lớn sẽ tạo ra sức nặng đè lên buồng trứng và khiến chúng bị xoắn lại, gây cản trở dòng máu tới nuôi dưỡng buồng trứng lâu ngày sẽ khiến các mô bị hoại tử, viêm nhiễm và ảnh hưởng tới nội tiết tố và khả năng sinh đẻ.

Khi các khối u bì bị vỡ, sẽ ảnh hưởng tới các nang trứng khác, khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội, nhiễm trùng,... Nguy hiểm hơn là sẽ chèn ép lên các cơ quan khác gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng như sảy thai, vô sinh hoặc đẻ non,...

3. Điều trị u bì buồng trứng

u-nang-bi-buong-trung-2
Hiện có 2 phương pháp điều trị hay được sử dụng nhất: Phẫu thuật nội soi và mổ bụng

Hiện nay, điều trị u bì buồng trứng các bác sĩ sẽ dựa vào tính chất và sự phát triển của khối u để xác định được hướng điều trị phù hợp nhất.

Hiện có 2 phương pháp điều trị hay được sử dụng nhất: Phẫu thuật nội soi và mổ bụng.

  • Phẫu thuật nội soi: Đối với những khối u bì lành tính và phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ các khối u ra khỏi cơ thể.
  • Phẫu thuật mổ bụng: Khi khối u có kích thước lớn thì người bệnh sẽ được chỉ định mổ bụng để bóc tách bằng cách mổ một vết trên thành bụng để đưa khối u ra ngoài. Nếu là u ác tính thì sẽ thực hiện cắt bỏ buồng trứng và tử cung để đảm bảo sức khỏe của người bệnh.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp dùng thuốc tránh thai để ngăn sự rụng trứng và phát triển của u bì buồng trứng. Phương pháp này còn có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ở nữ giới trong thời kỳ mãn kinh.

U bì buồng trứng thường là u ác tính nhưng cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và cả tính mạng của người bệnh. Vì vậy, phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý khoa học, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để ngăn ngừa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

101.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan