Kiểm soát đau cho bệnh nhân ung thư tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nông Ngọc Sơn - Bác sĩ hóa trị và điều trị giảm nhẹ - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh nhân ung thư được chăm sóc tại nhà cần lưu ý đến các cơn đau. Bên cạnh việc phổi hợp với bác sĩ, người bệnh còn có thể áp dụng một số cách để giúp kiểm soát đau tại nhà hiệu quả

1. Bệnh nhân ung thư vẫn có thể tránh được đau đớn

Các cơn đau dữ dội vẫn có thểthuyên giảm nhiều bằng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau thích hợp. Thuốc giảm đau có tác dụng tốt khi dùng đều đặn, theo đúng giờ dặn của bác sĩ, điều này có thể làm giảm các cơn đau nghiêm trọng xảy ra –bỏ. Nếu bệnh ung thư đang được điều trị hiệu quả bằng hóa trị, xạ trị, hay phẫu thuật,liều thuốc giảm đau sẽ từ từ giảm xuống hoặc đôi khi không còn cần giảm đau nữa .

Nếu bạn bị đau do ung thư dai dẳng, cơn đau có thể làm bạn kiệt sức. Đau làm giảm chất lượng sống của bạn và tác động lên cả người thân chăm sóc cho bạn. Mặc dù cơn đau ung thư đôi khi khôngthể dứt hẳn hoàn toàn, nhưng có thể điều trị giảm đau tới mức bạn cảm thấy dễ chịu và làm được mốt số công việc hay sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Có những cơn đau đột xuất nổi lên giữa những lần uống thuốc giảm đau. Lại có những cơn đau xuất hiện sau khi uống thuốc được 3-4 tiếng. Đối với các cơn đau dữ dội, việc giảm đau sẽ cần đến 2 hoặc 3 loại thuốc phối hợp. Bạn nên kể lại chi tiết về biểu hiện đau, mức độ giảm đau sau uống thuốc với bác sĩ để có các biện pháp điều chỉnh thuốc phù hợp.

Ung thư
Cơn đau ung thư kéo dài không chỉ khiến bệnh nhân kiệt sức mà còn khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng

2. Những biểu hiện đau cần được điều trị

  • Đau không giảm, hoặc chỉ giảm được một hai tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc.
  • Đau khiến bạn không thể ngủ được
  • Đau khiến bạn không còn muốn những việc ưa thích
  • Đau xuất hiện thêm ở một chỗ khác trên người.
  • Đau làm cho không đi lại được hoặc không làm việc được

3. Bệnh nhân ung thư cần làm gì để giảm cơn đau?

  • Kể rõ với bác sĩ về cơn đau của bạn: Cơn đau ở vị trí nào, bắt nguồn từ đâu, thời gian bao lâu, cảm giác đau thế nào, cảm giác đau tăng lên và giảm xuống khi nào, ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào.
  • Nếu thuốc giảm đau không có tác dụng như mong muốn, hãy nói lại với nhân viên y tế
  • Đánh giá mức độ đau bằng cách ước lượng như sau: Mức độ 0 là không đau và mức độ 10 là đau dữ dội nhất. Hiện bạn đang cảm thấy đau mức độ nào giữa 0 đến 10. Bạn có thể sử dụng con số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 để diễn tả mức độ đau cho nhân viên y tế.
  • Dùng thuốc giảm đau chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ: Đối với đau kéo dài, nên dùng thuốc đều đặn theo giờ, thay vì chỉ khi đau tăng lên dữ dội.
  • Tránh dừng đột ngột việc sử dụng các loại thuốc giảm đau. Thay vào đó, bạn nên giảm liều từ từ. Bạn chỉ nên giảm liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Một số người cảm thấy buồn nôn ngay cả khi uống đúng liều lượng thuốc giảm đau. Nếu thuốc giảm đau làm cho bạn cảm thấy mệt hơn, hãy hỏi bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc hoặc sử dụng thêm biện pháp khác để kiểm soát cơn buồn nôn.
  • Một số loại thuốc giảm đau khiến bạn buồn ngủ hoặc chóng mặt. Những triệu chứng này thường tự hết sau một vài ngày, nhưng bạn nên nhờ ngườ thân giúp đỡ để đứng dậy hoặc đi bộ. Bạn không nên lái xe hoặc làm công việc có thể bị tai nạn cho đến khi bạn chắc chắn hết hẳn chóng mặt hay buồn ngủ.
  • Những người dùng thuốc giảm đau thường được dùng kèm thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân để ngăn ngừa táo bón. Bởi vì đây là, một tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau.
  • Theo dõi bất kỳ tác dụng phụ khác mà bạn cảm nhận được và thông báo cho bác sĩ.
  • Không nghiền nát hoặc bẻ viên thuốc giảm đau của bạn trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Uống thuốc đã để bẻ nhỏ hoặc nghiền nát có thể gây nguy hiểm.
  • Nếu thuốc không làm giảm được cơn đau, hãy báo lại với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc và bổ sung thêm các biện pháp giảm đau khác.
  • Một số thuốc giảm đau đặc biệt sẽ được kê toa mỗi đợt 10 ngày và bạn phải ký cam kết sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bệnh viện.
  • Hãy thử tắm nước ấm hoặc khăn ấm trên những vùng đau: Lưu ý là tránh các khu vực được chiếu xạ. Bạn cũng có thể thử chườm mát bằng các gói nước đá. Massage nhẹ cũng có thể giúp ích trong một số loại đau.
Đau trong ung thư
Một số người cảm thấy buồn nôn ngay cả khi uống đúng liều lượng thuốc giảm đau

4. Người nhà chăm sóc cần làm gì để giúp cho bệnh nhân bớt đau?

  • Theo dõi bệnh nhân có dấu hiệu đau: Hỏi bệnh nhân về cơn đau nếu bạn nhận thấy nhăn nhó, rên rỉ, căng thẳng hoặc khó khăn khi di chuyển trên giường.
  • Theo dõi biểu hiện nhầm lẫn và chóng mặt, đặc biệt là sau khi bắt đầu một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều. Giúp bệnh nhân đi lại cho đến khi nhận thấy họ có thể làm điều đó một mình an toàn.
  • Đề xuất các hoạt động thú vị để làm giảm suy nghĩ của bệnh nhân về cơn đau.
  • Lập kế hoạch làm việc, sinh hoạt khi bệnh nhân thoải mái và tỉnh táo nhất.
  • Giúp bệnh nhân uống đủ nước và chọn thực phẩm có chất xơ.
  • Nếu bệnh nhân hay quên, hãy giúp họ chia liều và uống thuốc giảm đau đúng giờ tránh dùng quá liều.
  • Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng để ngăn ngừa táo bón.
  • Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi uống thuốc, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc dạng lỏng, viên ngậm, thuốc đạn, miếng dán da hoặc các dạng khác.
  • Kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn nghiền nát hoặc hòa tan thuốc giảm đau để dễ nuốt hơn. Một số loại thuốc có thể gây quá liều nguy hiểm nếu bị nghiền nát hoặc chia nhỏ.
  • Nói chuyện với bác sĩ để bạn hiểu loại thuốc giảm đau và cách sử dụng của từng loại thuốc.
  • Hãy chắc chắn bệnh nhân có một danh sách đầy đủ tất cả các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc giảm đau.
  • Nếu bạn giúp bệnh nhân sử dụng miếng dán giảm đau, hãy chắc chắn rằng bạn biết cách gián hiệu quả và cách vứt bỏ miếng dán đã sử dụng an toàn.
  • Bảo quản thuốc giảm đau tránh xa từ những người khác, đặc biệt là trẻ em và vật nuôi.
  • Khi bạn đang chăm sóc người thân bị đau, hãy lên kế hoạch thời gian cho các hoạt động bạn yêu thích và tranh thủ nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe ngay khi có thể. Chia sẻ công việc với một vài người thân khác trong gia đình. Trường hợp đơn chiếc, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức công tác xã hội, từ thiện, tình nguyện viên.

5. Khi nào người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức

  • Có cơn đau dữ dội không giảm khi dùng thuốc đang có.
  • Thuốc giảm đau kéo dài không đủ lâu
  • Lơ mơ không thể đánh thức dậy
  • Lẫn, nói mê sảng
  • Không thể đi tiểu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan