Vi khuẩn HP - Những điều bạn cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn đường tiêu hóa, sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính thậm chí là ung thư dạ dày.

1. Vi khuẩn HP là gì?

  • Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và có khuynh hướng tấn công niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày cấp và mãn tính ngoài ra còn gây viêm loét ở tá tràng, polyp đường ruột, ung thư các tuyến chế tiết của dạ dày
  • Theo thống kê, tỷ lệ vi khuẩn HP nhiễm ở Việt Nam khá cao khoảng hơn 70% dân số. Ở các nước phát triển như Mỹ thấp hơn thậm chí chỉ 6.8%.
Vi khuẩn HP
Tỷ lệ vi khuẩn HP lây nhiễm ở Việt Nam lên tới khoảng hơn 70% dân số

2. Vi khuẩn HP có cấu tạo như thế nào?

  • Vi khuẩn HP là một dạng xoắn khuẩn gram âm hình que cong, dài khoảng 3μm với đường kính khoảng 0,5μm, có 4-6 roi ở cùng 1 vị trí như hình vẽ
  • Vi khuẩn HP có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc.
  • Vi khuẩn HP sống chủ yếu trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày
  • Vi khuẩn HP được phát hiện năm 1982 do 2 bác sĩ người Úc là Robin Warren và Barry Marshall.
Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là một dạng xoắn khuẩn Gram âm

3. Con đường lây lan của vi khuẩn HP như thế nào?

HP là bệnh truyền nhiễm: Các đường lây có thể là miệng, phân qua gia đình, cộng đồng

Qua đường miệng: Thói quen ăn uống của người Việt Nam: chung bát, đũa..., mẹ dùng miệng mớm cơm, thức ăn cho con à HP theo nước bọt lây lan từ người này sang người khác.

Môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém: Nguồn nước bị ô nhiễm. Chuột, gián, ruồi... mang vi khuẩn vào thức ăn

Vi khuẩn HP
Các con đường lây truyền của vi khuẩn HP

4. Những tác hại khi bị nhiễm HP?

Tác hại của vi khuẩn Hp
Vi khuẩn HP gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người

5. Chẩn đoán nhiễm HP?

4 cách xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP thường dùng là:

  • Nội soi và làm sinh thiết: Nội soi đánh giá mức độ viêm nhiễm, tổn thương tại dạ dày. Vị trí lấy sinh thiết: 2 mảnh ở hang vị và thân vị dạ dày.
  • Test thở tìm HP
  • Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang

Khi nhiễm khuẩn HP -> cơ thể sẽ sinh ra kháng thể HP ->Xét nghiệm được kháng thể trong máu.

Xét nghiệm hơi thở urê (Urea Breath Test) được sử dụng để phát hiện vi khuẩn HP trong cơ thể người
Xét nghiệm hơi thở urê (Urea Breath Test) được sử dụng để phát hiện vi khuẩn HP trong cơ thể người

6. Phòng ngừa lây nhiễm HP như thế nào?

  • Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
  • Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
  • Thói quen ăn uống lành mạnh: ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, không hút thuốc uống rượu bia...
  • Kiểm tra vi khuẩn HP khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để diệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình.
  • Khi trong nhà có người bị nhiễm HP thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
  • Khám chữa bệnh, nội soi tại cơ sở uy tín đảm bảo vô khuẩn.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan