Thông tin về cúm cho cha mẹ có con nhỏ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm nặng và xảy ra các biến chứng liên quan tới cúm. Do đó nắm được đặc điểm của cúm ở trẻ là điều rất cần thiết đối với những cha mẹ có con nhỏ.

1. Khái quát chung về bệnh cúm ở trẻ em

Trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng, có nguy cơ rất cao xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh cúm. Sử dụng vắc - xin phòng cúm cho trẻ là cách để bảo vệ trẻ khỏi nhiễm bệnh, bảo vệ trẻ khỏi những hậu quả mà bệnh có thể mang lại và giảm thiểu sự lan truyền của cúm trong cộng đồng. Sử dụng vắc - xin phòng cúm đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ mắc cúm, giảm mức độ nặng của bệnh nếu bị bệnh, từ đó làm giảm số lượng trẻ phải nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong liên quan tới cúm ở trẻ, đồng thời cũng làm giảm số ngày nghỉ học của trẻ và số ngày cha mẹ phải nghỉ làm để chăm sóc.

Bệnh cúm ở trẻ em nguy hiểm hơn nhiều so với cảm lạnh thông thường. Mỗi năm có hàng triệu trẻ nhiễm cúm, hàng ngàn trẻ phải nhập viện và trong đó có nhiều trẻ tử vong vì cúm. Khi mắc cúm, trẻ thường cần tới sự chăm sóc y tế, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi.

Những biến chứng do cúm gây ra ở trẻ trong độ tuổi này bao gồm:

  • Viêm phổi: trẻ nhiễm cúm dễ bị nhiễm trùng gây viêm phổi.
  • Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm viêm cơ tim,viêm não, viêm cơ, suy đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận)
  • Làm nặng lên những bệnh lý mạn tính mà trẻ đang có như bệnh tim mạch, hen phế quản...
  • Các nhiễm trùng xoang và tai là biến chứng vừa phải do cúm gây ra
  • Trong một số ít trường hợp, nhiễm virus cúm đường hô hấp có thể kích hoạt phản ứng viêm cực đoan trong cơ thể và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, phản ứng đe dọa tính mạng của cơ thể đối với nhiễm trùng.
Trẻ cảm cúm
Bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Mặc dù mức độ nghiêm trọng của mỗi mùa cúm là khác nhau, nhưng với bất kỳ mùa cúm nào thì trẻ em luôn là đối tượng có nguy cơ cao:

  • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Hoa Kỳ ước tính trên lãnh thổ Hoa Kỳ kể từ năm 2010 thì số trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện có liên quan tới cúm dao động từ 7000 tới 26000 trẻ.
  • Dù tương đối hiếm gặp, nhưng mỗi năm vẫn có những trẻ tử vong vì cúm và các biến chứng có liên quan. Trong các báo cáo tới Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ từ mùa cúm 2004 - 2005 thì mỗi mùa cúm số trẻ tử vong từ 37 tới 187 trường hợp. Mặc dù báo cáo chính thức của mùa cúm 2017 - 2018 số trường hợp tử vong là 187 trẻ, nhưng theo mô hình tính toán của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ để ước đoán số ca tử vong liên quan tới cúm ở trẻ mà không được báo cáo, thì con số tử vong thực tế ở trẻ ước tính lên đến gần 600 trường hợp.

2. Những trẻ nào thuộc nhóm nguy cơ đặc biệt cao với bệnh cúm?

Những nhóm trẻ dưới đây thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất xảy ra các biến chứng liên quan tới cúm:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: những trẻ này còn quá nhỏ nên chưa thể sử dụng vắc - xin phòng cúm. Cách để bảo vệ trẻ dưới 6 tháng tuổi trước bệnh cúm là người mẹ trong lúc mang thai phải tiêm phòng cúm, và những người xung quanh cũng phải được sử dụng vắc - xin. Tiêm phòng cúm trong khi mang thai đã được chứng minh không chỉ giúp bảo vệ thai phụ khỏi bệnh cúm mà còn giúp bảo vệ đứa trẻ không bị nhiễm cúm trong những tháng đầu sau sinh, cho tới khi đứa trẻ đủ lớn để có thể sử dụng vắc - xin.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi: từ năm 2010 Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính trên lãnh thổ Hoa Kỳ số trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện có liên quan tới cúm dao động từ 7000 tới 26000 trẻ. Những trẻ trong độ tuổi này dù có khỏe mạnh thì vẫn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, đơn giản vì chúng còn quá nhỏ. Thêm vào đó, những trẻ từ 2 tới 5 tuổi cũng dễ phải nhập viện, cấp cứu hoặc điều trị tích cực vì cúm hơn so với những trẻ lớn. Để bảo vệ trẻ trước bệnh cúm, tất cả những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đều cần được sử dụng vắc - xin phòng cúm hàng năm, đồng thời những thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc và những người xung quanh cũng đều cần phải sử dụng vắc - xin.
Khi bị thương nên tiêm uốn ván
Không chỉ trẻ cần tiêm vắc -xin mà người chăm sóc trẻ cũng phải tiêm vắc-xin phòng cúm
  • Trẻ từ 6 tháng tới 18 tuổi có các bệnh lý nền mạn tính, bao gồm:
    • Hen phế quản và các bệnh lý phổi mạn tính khác, chẳng hạn như bệnh loạn sản phế quản phổi (BPD), xơ nang (cystic fibrosis - CF),...
    • Các bệnh lý về thần kinh và phát triển thần kinh: bao gồm các rối loạn của não bộ, tủy sống, thần kinh ngoại vi và cơ, chẳng hạn như bại não, động kinh, đột quỵ, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển từ trung bình tới nặng, loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy - MD), hoặc tổn thương tủy sống.
    • Bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, suy tim sung huyết (congestive heart failure - CHF), bệnh mạch vành.
    • Rối loạn huyết học, chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell disease).
    • Rối loạn nội tiết, chẳng hạn như đái tháo đường.
    • Bệnh về thận.
    • Bệnh lý gan.
    • Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa di truyền và bất thường ty thể.
    • Suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc do điều trị, chẳng hạn như HIV, AIDS, ung thư, điều trị steroid kéo dài,...
    • Trẻ em đang được điều trị với aspirin hoặc thuốc có thành phần chứa salicylate.
    • Béo phì, vốn là tình trạng có mối liên hệ với mắc cúm mức độ nặng trên người trưởng thành ở một số nghiên cứu, nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ trên trẻ em. Trẻ em béo phì được định nghĩa là khi chỉ số khối của cơ thể (body mass index - BMI) bằng hoặc trên bách phân vị thứ 95 theo tuổi và giới.

3. Các loại vắc - xin phòng cúm dành cho trẻ em

Cách phòng bệnh cúm không chỉ cho trẻ em mà cho cả người trưởng thành là sử dụng vắc - xin. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên cần được sử dụng vắc - xin phòng cúm hàng năm. Đáp ứng miễn dịch đầy đủ nhất sẽ thu được sau khi sử dụng vắc - xin khoảng 2 tuần.

Các loại vắc - xin phòng cúm có thể sử dụng cho trẻ em bao gồm:

  • Vắc - xin phòng cúm đường tiêm (injectable influenza vaccine - IIV): là loại vắc - xin được phê chuẩn sử dụng cho những người từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Vắc - xin phòng cúm sống giảm độc lực (live inactivated influenza vaccine - LAIV): được sử dụng dưới dạng xịt đường hô hấp và được phê chuẩn để sử dụng cho những người từ 2 tới 49 tuổi. Tuy nhiên vẫn có những yêu cầu thận trọng và chống chỉ định cho những người tuy ở trong độ tuổi thích hợp nhưng đang có bệnh lý nền kèm theo.

Loại vắc - xin nào thích hợp để sử dụng sẽ được bác sĩ cân nhắc và chỉ định dựa trên từng trường hợp cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc - xin cúm Vaxigrip (0,25ml 0,5ml) của hãng GSK (Bỉ) được cấp số đăng ký QLVX-0646-13 bởi Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. Những ưu điểm khi tiêm, vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe.
  • Tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC

186 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan