Tiêm phòng cúm hiệu quả như thế nào?

Một số nguời khỏe mạnh, khi bị cúm chỉ cần nghỉ ngơi một vài tuần sau đó sức khỏe sẽ trở lại bình thường. Nhưng với một số trường hợp virus cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, việc tiêm vắc-xin cúm mùa là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh cúm.

1. Bệnh cúm mùa là gì?

Mỗi năm trong mùa cúm, cứ 20 người ở Hoa Kỳ thì có ít nhất một người sẽ bị cúm. Đối với hầu hết chúng ta, bị cúm chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu trong vài ngày như nhức đầu, đau nhức cơ thể, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi và kiệt sức. Sau đó mọi người tự phục hồi.

Nhưng có một số đối tượng như là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn. Đây là nhưng nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến bệnh cúm theo mùa.

Cúm là bệnh do vi-rút cúm gây ra nên rất dễ lây lan. May mắn thay, có nhiều cách để bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm theo mùa và cách tốt để phòng ngừa là tiêm vắc-xin cúm hàng năm.

Vắc-xin cúm theo mùa được thay đổi hàng năm. Mỗi năm, một nhóm chuyên gia từ các cơ quan như Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) nghiên cứu dữ liệu hiện có và quyết định ba hoặc bốn chủng vi-rút cúm nào sẽ hoạt động nhiều nhất trong mùa cúm tiếp theo. Vào tháng Hai, họ khuyên các nhà sản xuất nên sử dụng các chủng vi-rút để sản xuất vắc-xin. Vì vậy, mỗi năm vắc-xin được sử dụng khác với vắc-xin đã được sử dụng năm trước.

Vắc-xin 5in1 và 6in1
Vắc-xin cúm theo mùa được thay đổi hàng năm

2. Vắc-xin cúm mùa hiệu quả như thế nào?

Vắc-xin cúm theo mùa có hiệu quả khoảng 80% trong việc phòng ngừa cúm. Sau khi, đã tiêm vắc-xin cúm mùa, cơ thể mất khoảng hai tuần để tạo ra kháng thể được bảo vệ cơ thể.

Các virus được sử dụng trong vắc-xin có thể không phải là chủng duy nhất gây ra bệnh cúm do đó, vẫn có khả năng bạn bị nhiễm vi-rút loại khác. Tuy nhiên, những người bị cúm sau khi tiêm phòng cúm thường bị cúm nhẹ hơn và thời gian mắc ngắn hơn.

3. Hướng dẫn tiêm phòng cúm như thế nào?

3.1 Loại vắc-xin cúm

Thực tế có hai dạng vắc-xin cúm:

  • Loại dưới dạng tiêm chứa virus cúm đã chết và thành phần có tối đa bốn chủng virus cúm khác nhau.
  • Loại vắc-xin xịt mũi được tạo ra bằng các virus sống giảm độc lực.

Cả hai loại vắc-xin làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể để ngăn chặn vi-rút cúm xâm nhập cơ thể bạn.

Vắc-xin loại xịt mũi có thể được dùng cho những người khỏe mạnh và không mang thai ở độ tuổi từ 2 đến 49. Không nên dùng cho những người mắc bệnh mãn tính hoặc hệ miễn dịch yếu như: Người mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và những người được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp ức chế hệ thống miễn dịch.

vắc-xin cúm dạng xịt
Trẻ từ 2-8 tuổi khuyến khích ngừa cúm bằng vắc-xin dạng xịt

3.2 Ai nên tiêm vắc-xin cúm?

Vắc-xin cúm theo mùa được khuyến nghị tiêm cho tất cả đối tượng từ trên 6 tháng tuổi và người lớn có nguy cơ gặp biến chứng của bệnh cao như:

  • Người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, bệnh phổi và hệ thống miễn dịch bị suy yếu, chẳng hạn như nhiễm HIV/AIDS hoặc do điều trị HIV/AIDS.
  • Phụ nữ mang thai
  • Người sống trong các viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc và điều trị khác dành cho người bệnh có các bệnh lý mãn tính
  • Người có dự định đi du lịch đến vùng nhiệt đới
  • Người từ 50 tuổi trở lên. Hiện nay có các loại vắc-xin liều cao được sản xuất dành riêng cho người cao tuổi.
  • Người chăm sóc người bệnh trong nhóm có nguy cơ cao

Nếu trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi và được tiêm vắc-xin cúm lần đầu tiên thì trẻ nên được tiêm hai liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần.

3.3 Đối tượng không nên tiêm vắc-xin cúm

Những người không nên tiêm phòng cúm bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
  • Người có phản ứng nghiêm trọng với tiêm phòng cúm hoặc xịt mũi cúm
  • Người mắc hội chứng Guillain-Barre hoặc viêm đa dây thần kinh mãn tính
  • Những người bị bệnh từ trung bình đến nặng kèm theo sốt
Trẻ sơ sinh buồn ngủ
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm phòng cúm

Từ lâu, các chuyên gia đã khuyên những người bị dị ứng với trứng không nên tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma and Immunology) cho biết: “Vắc-xin cúm chứa một lượng protein trứng thấp đến mức không có khả năng gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng trứng. Do đó, nếu bạn bị dị ứng trứng nặng (sốc phản vệ), hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin cúm”.

3.4 Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin cúm

Một số người bị đau hoặc sưng tại chỗ tiêm vắc-xin cúm và một số có tác dụng phụ nhẹ khác như nhức đầu, ho, đau nhức cơ thể hoặc sốt. Các tác dụng dụng phụ này thường biến mất trong khoảng một đến hai ngày sau tiêm.

Vắc-xin cúm dạng xịt mũi đôi khi gây ra các triệu chứng nhẹ, bao gồm:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi hoặc ho
  • Đau đầu
  • Nôn
  • Đau cơ
  • Sốt
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

636 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan