Lịch sử hình thành, Chức năng nhiệm vụ, Cơ cấu tổ chức

Lịch sử hình thành, Chức năng nhiệm vụ, Cơ cấu tổ chức

Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec (VRISG) là một viện nghiên cứu Y Sinh phi lợi nhuận nằm trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ Vinmec, hoạt động dưới sự lãnh đạo của GS. TS. BS. Nguyễn Thanh Liêm. VRISG chính thức được thành lập vào tháng 10 năm 2016 dựa trên những thành tựu nổi bật của Trung tâm Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec hoạt động từ tháng 3 năm 2014
  • Dự án nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc

    Dự án nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc

    Dựa trên những thành công trước đó trong việc ứng dụng tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân tự kỷ và bại não, VRISG sẽ tiếp tục đánh giá hiệu quả của tế bào gốc trong điêu trị nhiều bệnh nan y khác, từ đó giúp cho Vinmec trở thành trung tâm y học tái tạo hang đầu trong khu vực.
  • Dự án nghiên cứu liệu pháp gen

    Dự án nghiên cứu liệu pháp gen

    Phát triển liệu pháp gen và các xét nghiệm chẩn đoán dựa trên phương pháp giải trình tự thế hệ mới (NGS) là con đường nhanh chóng để ứng dụng các phát minh trong nghiên cứu khoa học cơ bản vào lâm sàng. Viện nghiên cứu đang tích cực tìm kiếm đối tác để triển khai các liệu pháp gen trong điều trị các bệnh di truyền như rối loạn đông máu và hội chứng thực bào máu (HLH).
  • Dự án nghiên cứu liệu pháp miễn dịch

    Dự án nghiên cứu liệu pháp miễn dịch

    Liệu pháp miễn dịch đang dần trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh ung thư. Vì vậy, VRISG đang tập trung ứng dụng các công nghệ sản xuất tế bào giết tự nhiên (NK), tế bào tua (DC), tế bào T độc (CTL) và tế bào CAR-T trong điều trị ung thư
  • Ứng dụng liệu pháp tế bào CAR-T điều trị ung thư máu

    Ứng dụng liệu pháp tế bào CAR-T điều trị ung thư máu

    Một phương pháp mới đang được phát triển mạnh mẽ là liệu pháp tế bào CAR-T để điều trị ung thư. Đây là một phương pháp sử dụng tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân, gắn thêm một hoặc nhiều thụ thể nhân tạo lên bề mặt để giúp chúng có thể bám vào và tiêu diệt hiệu quả tế bào ung thư đích.
  • Hội nghị khoa học quốc tế VCGT lần 6 - Chủ đề "Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?"

    Hội nghị khoa học quốc tế VCGT lần 6 - Chủ đề "Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?"

    Sáng ngày 31.10.2023 tại Trung tâm Almaz, Long Biên, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec (VRISG) phối hợp với Hội Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế VCGT lần thứ 6 với chủ đề “Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?”.
  • Hội thảo "Ứng dụng ghép tế bào gốc trong điều trị các bệnh nan y"

    Hội thảo "Ứng dụng ghép tế bào gốc trong điều trị các bệnh nan y"

    Ngày 25/6/2022, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ Gen Vinmec tổ chức hội thảo “Ứng dụng ghép tế bào gốc trong điều trị các bệnh nan y” tại Flamingo Cát Bà Beach Resort Hải Phòng nhằm cập nhật những ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị các bệnh Alzheimer, liệu pháp tế bào CAR-T trong điều trị ung thư, ứng dụng lâm sàng của phương pháp giải trình tự gen whole exome sequence cho bệnh tim mạch và động kinh kháng thuốc ....
  • Sinh hoạt khoa học hàng tháng

    Sinh hoạt khoa học hàng tháng

    Các buổi sinh hoạt Khoa học của Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec được tổ chức định kỳ hàng tháng. Tại buổi họp, các cán bộ nghiên cứu được Viện trưởng yêu cầu trình bày những cập nhật mới nhất về các nghiên cứu tiến bộ của y văn thế giới liên quan đến lĩnh vực Tế bào gốc và Công nghệ Gen, và tóm tắt khả năng có thể nghiên cứu ứng dụng tại Vinmec, đặc biệt các chuyên đề liên quan đến định hướng nghiên cứu của Viện
  • Hội nghị khoa học quốc tế - VCGT 2021. Liệu pháp tế bào và gen: tiên phong mở lối

    Hội nghị khoa học quốc tế - VCGT 2021. Liệu pháp tế bào và gen: tiên phong mở lối

    Hội nghị khoa học quốc tế Liệu pháp Tế bào và Gen lần thứ 4 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 29/10 với chủ đề: "Liệu pháp Tế và và Gen: Tiên phong mở lối"
  • Các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec

    Các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec