Công dụng của cốt khí củ dược liệu

Cốt khí củ là một vị thuốc nam nổi tiếng dùng để điều trị các bệnh xương khớp, tim mạch,... Hãy cùng tìm hiểu xem cốt khí củ dược liệu là gì cũng như những công dụng của cốt khí củ.

1. Cốt khí củ là gì?

Cốt khí củ là loài cây mọc hoang ở các vùng đồi núi rất cao nước ta như ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,... với khoảng độ cao trên 1000m đến 1600m. Trong trường hợp cần trồng thì có thể sử dụng củ hoặc hạt của cốt khí củ, có thể trồng mà không cần chăm sóc quá nhiều.

Cây cốt khí có dạng thân gỗ bán rỗng với các hạch to. Cây tuy nhỏ chỉ giao động cao từ 0,5m đến 1m nhưng lại là cây sống lâu năm. Thân cây trơn không có lông, trên cành và thân cây thường có những đốm đốm màu tím.

Lá cây cốt khí mọc so le với phần cuống ngắn, phiến là rộng và nhọn dần về phía trên. Mặt lá có màu xanh đậm ở mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới. Hoa của cây mọc thành chùm, có nhiều hoa nhỏ màu trắng. Hoa rất nhỏ nên thường bị bỏ qua, nên có khá nhiều người nói cây cốt khí củ không có hoa.

Có thể thu hoạch cốt khí củ quanh năm nhưng đặc biệt chất lượng của vị thuốc cốt khí củ tốt nhất là khi thu hoạch vào mùa thu khoảng tháng 8 - tháng 9. Sau khi đào cẩn thận không làm gãy củ về sẽ rửa sạch cát bụi, cắt thành mẩu ngắn hoặc thái mỏng. Cuối cùng phơi nắng hay sấy khô để bảo quản. Cốt khí củ dược liệu chính là phần thân rễ sau khi đã được sơ chế phơi khô của cây cốt khí củ.

cốt khí củ
Hình ảnh dược liệu cốt khí củ

2. Công dụng của cốt khí củ dược liệu

Theo đông y, cốt khí củ dược liệu có vị ngọt đắng, tính ấm có tác dụng tiêu viêm, trừ phong thấp, sát khuẩn, trị đau nhức gân khớp, phong tê thấp, mỏi lưng, đau bụng dưới,...

Y Học Hiện Đại cũng chứng minh vị thuốc cốt khí củ có thể tác dụng hỗ trợ chữa trị những bệnh như:

cốt khí củ
Trong đông y cốt khí củ có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

3. Những lưu ý khi sử dụng cốt khí củ dược liệu?

Có rất nhiều bài thuốc sử dụng cốt khí củ. Nhưng đây là một loại dược liệu có dược tính khá mạnh, không phù hợp sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai: Cốt khí củ có tác dụng hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai. Sử dụng có thể làm tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.
  • Phụ nữ đang mong muốn mang thai: Mặc dù rất tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, vô kinh, căng tức ngực,... nhưng do dược tính của dược liệu, nếu dùng quá nhiều dễ khiến cơ thể mẫn cảm, khó thụ thai.
  • Không sử dụng đồng thời với thuốc chống đông máu và thuốc co mạch, không dùng cho người bị rong kinh. Bởi cốt khí củ có thể làm chậm quá trình đông máu, tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
  • Những trường hợp nhạy cảm như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, u xơ,... không nên sử dụng cốt khí củ. Bởi có một số trường hợp chứng minh cốt khí củ có thể hoạt động như estrogen.
  • Với người bệnh chuẩn bị phẫu thuật: Nên ngừng sử dụng cốt khí củ trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Bởi cốt khí củ có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.
  • Hạn chế cho trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng loại thuốc này vì cây có thể gây ra những đột biến, biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.
  • Nên uống thuốc cốt khí củ sau bữa ăn khoảng 20 - 30 phút tốt nhất nên uống khi còn nóng.
  • Không dùng thuốc để qua đêm, vì vi sinh vật lên men có thể gây chướng bụng, đau bụng.
  • Trong thời gian dùng cốt khí củ, nên tránh ăn đồ cay, rau muống, đồ tanh, đậu xanh, rượu, bia, các chất kích thích khiến thuốc mất tác dụng hoặc phản tác dụng.
  • Trong trường hợp bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm, dược liệu, chất bảo quản hay thuốc nhuộm nào cũng không nên tự động sử dụng cốt khí củ.
  • Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc đặc trị, cần có sự tham khảo và kê đơn của bác sĩ mới được bổ sung cốt khí củ. Bởi cốt khí củ có thể tương thích nhưng cũng có thể tương khắc với nhiều hợp chất khác nhau trong thuốc.
  • Liều lượng và từng phương pháp sử dụng cốt khí củ dược liệu trong từng trường hợp là khác nhau. Không có một công thức cụ thể nào cả mà bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe người bệnh, mục đích sử dụng, độ tuổi và cả giới tính để kê nên một đơn thuốc thích hợp nhất.

Hiện nay, cốt khí củ dược liệu có thể sử dụng ở dạng tươi, chiết xuất thành bột hoặc thành dạng viên nang. Trước khi sử dụng cốt khí củ khô cần phải ngâm mềm, dược liệu này rất dễ mốc và giảm chất lượng vị thuốc. Chính vì vậy việc thu hoạch, điều chế và bảo quản cần được đảm bảo đúng kỹ thuật nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây cam xũng
    Công dụng của cây cam xũng

    Cây cam xũng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh phù nề, thũng trướng, đau vú, tiêu chảy, ho, viêm họng, hở van tim... Cây thường mọc hoang dại ở vùng rừng núi, hoặc trồng làm cảnh, làm ...

    Đọc thêm
  • cây ban lá dính
    Công dụng cây ban lá dính

    Cây ban lá dính là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đau lưng, phong thấp, nhức xương, tiểu tiện ra máu... Cùng tìm hiểu đặc điểm, công dụng và cách dùng vị thuốc ban lá ...

    Đọc thêm
  • Cây châu thụ
    Cây châu thụ có tác dụng gì?

    Cây châu thụ là dược liệu thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi. Ngoài ra, người ta còn lấy lá để nấu nước ngâm rửa hoặc dùng tinh dầu để xoa ...

    Đọc thêm
  • cây rùm nao
    Cây rùm nao có tác dụng gì?

    Cây rùm nao hay còn được gọi là mọt hoặc cánh kiến là một cây thuốc quý có vị đắng hơi chát, tính mát. Rễ cây rùm nao có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lông và các tuyến trên ...

    Đọc thêm
  • Sedatab
    Công dụng thuốc Sedatab

    Thuốc Sedatab là thuốc có thành phần từ thảo dược, được sử dụng nhằm trị chứng mất ngủ và lo âu, tinh thần bất an. Vậy Sedatab là thuốc gì và công dụng ra sao? Bài viết này sẽ tổng ...

    Đọc thêm