Tác dụng phụ của cây xương khỉ

Cây xương khỉ là một trong các vị thảo dược được biết đến với công dụng rất tốt cho gan, mật, xương khớp cũng như hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Biết cách sử dụng đúng sẽ giúp mang lại hiệu quả tích cực cho tình trạng sức khỏe của cơ thể.

1. Mô tả cây xương khỉ là cây gì?

Theo Y Học Cổ Truyền, cây xương khỉ còn được gọi là cây mảnh cộng, bìm bịp, hay lá cầm, cây mộng cộng hay ưu độn thảo... Theo Y Học Cổ Truyền, nó còn được biết đến với tên khác là “tiểu cốt” có nghĩa là “cây liền xương cốt”. Trong danh pháp khoa học, loại dược liệu này có tên là Clinacanthus Nutans, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

Đặc điểm nhận biết cây xương khỉ

Cây này có đặc điểm:

  • Thường mọc theo bụi nhỏ
  • Chiều cao trung bình đạt từ 1 – 1.5m, có thể cao lên đến 3m
  • Thân cây màu xanh, có cành nhỏ chỉ bằng đầu đũa
  • Lá có cuống ngắn, phiến thuôn dài và mềm mại. Mặt trên lá hơi nhẵn và xanh thẫm màu, trong khi mặt dưới nổi nhiều gân
  • Khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng giống như mùi cơm nếp do đó nó còn được dùng để ngâm gạo làm bánh
  • Hoa xương khỉ có 2 màu chính bao gồm hồng và đỏ. Phía trong của hoa có bao phấn màu vàng xanh và khi hoa già đi thì rũ ngọn xuống đất
  • Quả có dạng hình chùy dài khoảng 1.5 cm nhưng phần cuống ngắn, bên trong chứa 4 hạt.

Phân bố

Loại dược liệu này thường phát triển và sinh trưởng mạnh nhất vào mùa mưa, mọc hoang nhiều ở vùng đồng bằng, nơi ẩm ướt, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, loại cây này mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam.

Trong tự nhiên hiện nay chỉ tìm thấy có duy nhất 1 loại cây xương khỉ, tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn với một cây khác có tên là cây hoàn ngọc.

Cả hai loài đều mọc thành bụi nhỏ, tuy nhiên cây hoàn ngọc có kích thước lá to hơn và bông thường có sắc trắng pha tím.

Bộ phận sử dụng, thu hái và chế biến cây xương khỉ

Tất cả các bộ phận của cây đều có thể bào chế để làm thuốc.

Sau khi thu hái về và rửa sạch dược liệu, có thể dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi hay sấy khô rồi bảo quản. Ngoài ra, lá và ngọn cây có thể dùng để nấu canh và gói bánh.

Thành phần hóa học chứa trong cây xương khỉ

Trong cây dược liệu này có hoạt chất flavanoid rất cao, là chất có tác dụng chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch. Đặc biệt, chất Flavonoid chính là chất chống ung thư mạnh mẽ.

Cây cũng chứa hàm lượng canxi lớn giúp tạo sự vững chắc của hệ xương, ngăn ngừa đau khớp. Ngoài ra, còn chứa các axit amin, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.

tác dụng chữa bệnh của cây xương khỉ
Tác dụng chữa bệnh của cây xương khỉ được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý

Cách trồng cây xương khỉ

Cây xương khỉ rất dễ trồng, dễ sinh tồn và dễ sống. Cách trồng như sau:

  • Chọn loại đất tốt nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và có thể thêm phân bón cùng với mùn dừa khô, ngoài ra cần có xỉ than hòa lẫn các hỗn hợp thật đều lại với nhau
  • Chọn loại cây không chứa mầm bệnh xấu, giống tốt và sau đó cho vào chậu
  • Cuối cùng lấp đất vào đầy trên rể của cây, sau đó bảo quản ở nơi mát mẻ, giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước và bón phân.

3. Công dụng của cây xương khỉ

Theo Y Học Hiện Đại

  • Hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn mới phát triển hay giai đoạn đầu
  • Hỗ trợ cầm máu
  • Giảm vết thương, sẹo và các bệnh về da.

Theo Đông y

  • Cung cấp dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể
  • Chữa trị viêm họng, viêm dạ dày, vàng da, vàng mắt
  • Giảm lượng đường, giảm cholesterol trong máu
  • Điều trị viêm gan, mát gan, lợi mật, lưu thông máu và cải thiện huyết áp
  • Điều trị đau nhức xương khớp, gãy xương, phong tê thấp, còi xương, liền xương do chấn thương
  • Điều trị bệnh ung thư
  • Giảm men gan, phục hồi các chức năng gan

4. Công dụng cây xương khỉ trị bệnh

Bài thuốc khắc phục ung thư

Ung thư giai đoạn đầu:

  • Đem 10 lá xương khỉ loại bánh tẻ ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch
  • Để ráo nước rồi nhai kỹ, ngậm trong miệng và nuốt dần
  • Mỗi ngày nhai 5 lượt lá thuốc, duy trì liên tục và đều đặn trong 3 tháng
  • Nếu không thấy cải thiện hiệu quả thì có thể dùng 6 lần mỗi ngày.

Hỗ trợ giai đoạn sau:

  • Cách 1: Lấy 20g lá xương khỉ, 10g cây xạ đen, bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên. Sau đó rửa sạch các dược liệu, sắc với 1.3 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ 10 phút để lấy nước uống.
  • Cách 2: Ngoài các dược liệu trên, kết hợp thêm với 6 lá trinh nữ hoàng cung. Rửa tất cả dược liệu và sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Cách 3: Lấy 30g cây xương khỉ và xạ đen, 20g hoa đu đủ đực, đem rửa sạch, và sắc với 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn 2/3 thì chắt ra uống dần trong ngày.

Lưu ý: Áp dụng các cách trên cho người bị ung thư ở gan, phổi, đại tràng, vòm họng và xương.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng làm cho người bệnh có cảm giác rất khó chịu và đau rát. Dùng cây xương khỉ giúp điều trị bệnh hiệu quả ngay tại nhà mà không tốn chi phí.

Bệnh đau dạ dày

Ngoài dùng nghệ vàng kết hợp với mật ong, xương khỉ là một trong những bài thuốc hay có thể dùng để chữa đau dạ dày.

Bệnh viêm gan, xơ gan

Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ cũng như uống nhiều bia rượu có nguy cơ dẫn đến viêm gan, xơ gan khiến chức năng gan giảm sút nghiêm trọng. Dùng xương khỉ sắc uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Chuẩn bị 30g cây con khỉ, 20g râu ngô, 15 sâm đại hành, 12g cây quao, 12g lá cây vọng cách, 10g trần bì, sắc với 1,5 lít nước sôi, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút. Sau đó chia làm 3 lần uống trong ngày giúp điều trị bệnh.

tác dụng chữa bệnh của cây xương khỉ
Tác dụng chữa bệnh của cây xương khỉ cần được sử dụng đúng cách

Bệnh lở loét

Với khả năng chống viêm nhiễm và chữa các bệnh lở loét trên cơ thể, giã nát xương khỉ cùng một ít muối rồi đắp vào vết thương sẽ giúp vết thương được hút mủ, giảm đau, giảm sưng tấy và hạn chế vết sẹo lồi.

Bệnh viêm xoang

Một trong những tác dụng lớn nhất của dược liệu này là trị viêm xoang, một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi gây cảm giác khó chịu khi thở, có thể gây đau đầu, chóng mặt và chảy nước mũi không ngừng.

Sử dụng 100g xương khỉ khô. Sau khi rửa sạch, để ráo, đem sắc với 2 lít nước đến khi còn 1/4 lượng nước ban đầu thì dùng nước này uống hết trong ngày. Duy trì đều đặn hàng ngày các triệu chứng sẽ mau chóng thuyên giảm.

Bệnh thận

Đối với triệu chứng như đái buốt, đái nhắt, khó tiểu hoặc đái ra máu, xương khỉ ngay có khả năng trị các vấn đề này rất hiệu quả.

Bệnh đau nhức xương khớp

Khi gặp tình trạng này, chuẩn bị thân và lá xương khỉ 30g, cây dâu tằm 20g, cây trâu cổ 20g, cây gối hạc 20g. Rửa sạch các dược liệu rồi đem nấu với 1,5 lít nước. Sắc còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn để cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, cây xương khỉ còn có công dụng cầm máu ở bệnh nhân bị tiểu tiện ra máu, ho ra máu hoặc xuất huyết dạ dày. Hay còn được dùng hằng ngày như uống trà, làm nước uống hay thực phẩm nấu ăn.

Cách pha trà xương khỉ

Dùng 10g xương khỉ khô cho 150ml nước, sau khi tráng trà bằng nước sôi, tưới qua 1 lượt trà, lắc đều ấm rồi đổ nước này đi. Cho nước sôi vào ấm rồi đợi 5-7 phút cho ngấm trà. Thưởng thức thì trà còn ấm để hương vị ngon hơn.

Cách dùng cây xương khỉ đun nước uống

Chuẩn bị: Lấy khoảng 15 – 30g xương khỉ khô, rửa qua bằng nước, sau đó đun sôi với 600ml nước, sắc còn 200ml và làm thức uống hằng ngày, dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn.

Cách nấu canh cây xương khỉ

Cây xương khỉ tươi còn được sử dụng trong ẩm thực hằng ngày như: luộc, nấu canh, nấu cháo, nhúng lẩu, ép nước uống,... Chỉ cần lấy lá tươi, rửa sạch rồi đem nấu canh thịt bằm, tôm, cua tương tự như các loại rau khác, không những rất ngon mà còn tốt cho sức khỏe.

5. Lưu ý khi dùng dây xương khỉ chữa trị bệnh

Mặc dù cây xương khỉ có nhiều tác dụng điều trị bệnh nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi dùng cần chú ý:

  • Dùng đúng liều lượng được khuyến cáo sử dụng. Đối với dạng khô thì lấy không quá 40g/lần, khi đem pha trà chỉ nên sử dụng 10g khô
  • Mặc dù là dược liệu tự nhiên nhưng không nên dùng cho người bị huyết áp thấp, bị chứng chân tay lạnh hoặc đang có biểu hiện hàn khí xâm nhập. Cần cẩn trọng đối với phụ nữ có thai và cho con bú
  • Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc Tây, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ cây xương khỉ. Thông thường, cần uống cách thời gian dùng tân dược ít nhất 1 tiếng.

Trong thời gian chữa bệnh bằng cây xương khỉ, người bệnh nên kiêng ăn măng. Khi dùng dược liệu này để trị bệnh ung thư thì còn cần tránh kết hợp với một số thực phẩm như thịt đỏ, sữa, tôm và một số chất kích thích, thức uống có cồn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây cam xũng
    Công dụng của cây cam xũng

    Cây cam xũng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh phù nề, thũng trướng, đau vú, tiêu chảy, ho, viêm họng, hở van tim... Cây thường mọc hoang dại ở vùng rừng núi, hoặc trồng làm cảnh, làm ...

    Đọc thêm
  • cây ban lá dính
    Công dụng cây ban lá dính

    Cây ban lá dính là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đau lưng, phong thấp, nhức xương, tiểu tiện ra máu... Cùng tìm hiểu đặc điểm, công dụng và cách dùng vị thuốc ban lá ...

    Đọc thêm
  • Cây châu thụ
    Cây châu thụ có tác dụng gì?

    Cây châu thụ là dược liệu thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi. Ngoài ra, người ta còn lấy lá để nấu nước ngâm rửa hoặc dùng tinh dầu để xoa ...

    Đọc thêm
  • cây rùm nao
    Cây rùm nao có tác dụng gì?

    Cây rùm nao hay còn được gọi là mọt hoặc cánh kiến là một cây thuốc quý có vị đắng hơi chát, tính mát. Rễ cây rùm nao có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lông và các tuyến trên ...

    Đọc thêm
  • Sedatab
    Công dụng thuốc Sedatab

    Thuốc Sedatab là thuốc có thành phần từ thảo dược, được sử dụng nhằm trị chứng mất ngủ và lo âu, tinh thần bất an. Vậy Sedatab là thuốc gì và công dụng ra sao? Bài viết này sẽ tổng ...

    Đọc thêm