Tác dụng của cây vàng đắng

Cây vàng đắng là gì? Công dụng cây vàng đắng để làm gì?... Cùng Vinmec tìm hiểu về loại dược liệu cây vàng đắng ngay sau đây.

1. Cây vàng đắng là gì?

Vàng đắng có tên khoa học là Coscinium fenestratum (Goetgh) Colebr).

Họ: Tiết dê – Menispermaceae;

Tên gọi khác: Vàng đằng, dây đằng giang...

Cây vàng đắng là 1 loại dược liệu thuộc cây leo to, bò trên mặt đất hoặc leo trên những cây thân gỗ to. Cây vàng đắng có phần thân hình trụ, đường kính khoảng 5-10cm. Cây non có màu trắng bạc, già thì xù xì.

Lá cây vàng đắng mọc so le, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng có phần lông to. Lá cây vàng đắng dài từ 15-30cm, rộng khoảng 10-20cm. Hoa cây vàng đắng màu vàng, hơi tím, mọc ở kẽ lá. Rễ cây vàng đắng hình trụ, ngoài vàng vàng, cắt ngang có hình bánh xe, tia tuỷ hình nan hoa. Cây vàng đắng trồng bằng gieo hạt, hoặc từ chồi của gốc còn sót lại sau khi cắt.

Cây vàng đắng là loại dược liệu quý hiếm. Người ta thường dùng thân, rễ để sử dụng làm thuốc.

2. Phân bổ cây vàng đắng

Cây vàng đắng là cây nhiệt đới điển hình, ưa nóng ẩm. Phân bổ cây vàng đắng chủ yếu ở Lào, Campuchia. Ở nước ta, cây vàng đắng mọc ở vùng núi Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Cây vàng đắng là loại dược liệu quý, tuy nhiên do bị khai thác quá mức nên dần khan hiếm. Năm 1996, cây vàng đắng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam nhằm bảo vệ, tránh khai thác bừa bãi.

3. Thành phần của cây vàng đắng

Cây vàng đắng có chứa thành phần hoá học là ankaloid – một dạng dẫn xuất của isoquinoline chủ yếu là Berberin. Tỷ lệ Berberin trong cây vàng đắng từ 1,5- 3%.

Ngoài ra, trong cây vàng đắng còn chứa một số hoạt chất khác gồm:

  • Jatrorrhizin;
  • Columbamin;
  • Palmatin.

Các thành phần hoá học của cây vàng đắng giúp các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng trong bào chế thuốc.

4. Công dụng cây vàng đắng

Cây vàng đắng có tác dụng gì? Theo đó cây vàng đắng có nhiều công dụng trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền.

4.1 Công dụng cây vàng đắng trong y học hiện đại

Trong y học hiện đại, cây vàng đắng có tác dụng gì? Theo đó, y học hiện đại đã chỉ ra một số công dụng của công vàng đắng như:

  • Kháng khuẩn;
  • Diệt Amip;
  • Lợi mật;
  • Ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa;
  • Giảm chất béo triglyceride ở gan;
  • Giảm cholesterol trong máu;
  • ...

Nhìn chung, công dụng cây vàng đắng chủ yếu dùng trong nhiễm khuẩn, các bệnh tim mạch

4.2 Công dụng cây vàng đắng trong y học cổ truyền

Cây vàng đắng trong Đông y có vị đắng, tính lạnh. Công dụng cây vàng đắng trong y học cổ truyền chủ yếu là:

  • Thanh nhiệt;
  • Giải độc;
  • Sát trùng;
  • Tiêu viêm;

Cây vàng đắng được quy vào kinh Phế, Tỳ, Can.

5. Một số bài thuốc từ cây vàng đắng

Công dụng cây vàng đắng khá đa dạng, do đó, chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc như:

  • Chữa viêm dạ dày từ cây vàng đắng bằng việc dùng phần rễ để sắc uống;
  • Chữa đau mắt bằng việc kết hợp vàng đắng, cam thảo, bạch chỉ, phong long, cúc hoa, cúc hoa, mộc thông sắc uống 3-5 ngày;
  • Viêm phế quản, viêm đường tiết niệu dùng cây vàng đắng kết hợp với huyết dụ, mộc thông sắc lấy nước uống hằng ngày đến khi khỏi;
  • Viêm tai có mủ: dùng vàng đắng tán mịn và đường phèn trộn rồi thổi vào tai ngày 2-3 lần;
  • Tiêu chảy, kiết lỵ: Kết hợp bột từ cây vàng đắng,cao cỏ sữa lá lớn viên thành viên hoàn và uống mỗi ngày;
  • Nấm kẽ chân, ngứa, chảy dịch: Dùng cây vàng đắng kết hợp với kha tử giã nhỏ rồi ngâm chân ngày 1-2 lần;
  • Nóng trong người: Dùng cây vàng đắng đun nước tắm ngày 1-2 lần/ ngày.

Những bài thuốc dân gian từ cây vàng đắng này được sử dụng khá lâu đời, cho hiệu quả tốt.

6. Các nghiên cứu về công dụng của chất Berberin trong cây vàng đắng

Công dụng cây vàng đắng ngoài việc trị tiêu chảy, tả, lỵ... thường được biết đến thì theo nhiêu báo cáo, nghiên cứu cũng chỉ ra hoạt chất Berberin có nhiều tác dụng khác như:

6.1 Hỗ trợ trị tiểu đường type 2

Nghiên cứu của Bệnh viện Tân Hoa Trực thuộc Trường Y Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy cho thấy hiệu quả điều trị của Berberin trong tiểu đường type 2 tương đương với Metformine

6.2 Hỗ trợ chữa rối loạn mỡ máu

Nghiên cứu trên 2147 người cho thấy Berberine hoạt chất có trong cây vàng đắng có khả năng làm giảm nồng độ:

  • Cholesterol toàn phần;
  • LDL-C;
  • Triglycerid;

Ngoài ra, nó còn giúp làm tăng mức HDL-C.

6.3 Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Các nghiên cứu đã chỉ ra Berberin – có trong cây vàng đắng giúp:

  • Giảm cạnh tranh của thụ thể α1 của tế bào cơ trơn mạch máu;
  • Ức chế hoạt động của enzyme choline phospholipid;
  • Tăng cường tác dụng của Acetylcholin.

Từ đó, Berberine có công dụng giãn mạch, giảm huyết áp ở những người bị cao huyết áp có hiệu quả.

6.4 Hỗ trợ điều trị ung thư

Nghiên cứu chỉ ra cơ chế hoạt động của Berberin có thể điều chỉnh microRNA – phân tử RNA không mã hoá có công dụng điều tiết biểu hiện gen, tham gia vào quá trình sinh lý, bệnh lý của cơ thể.

Phân tử MicroRNA được xem như chất ức chế/ chất gây ung thư. Thông qua điều chỉnh microRNA, trong tương lai, Berberine hứa hẹn có thể hỗ trợ điều trị ung thư.

6.5 Chiết xuất Berberin từ cây vàng đắng

Trong sản xuất, hoạt chất Berberin được chiết xuất từ thân và rễ của cây vàng đằng bằng dung dịch axit sulfuric loãng. Bên cạnh đó, người ta cũng chiết xuất Berberin từ cây vàng đằng bằng nước nóng dưới áp suất cao nhờ ethanol, carbon dioxyd hoặc dung dịch nước vôi trong.

7. Báo cáo sử dụng trên lâm sàng cây vàng đằng

Tác dụng điều trị của Berberin – hoạt chất có trong cây vàng đắng trên lâm sàng được chứng nhận thông qua việc dập tắt các đợt dịch tiêu chảy, lỵ ở nước ta ở những năm 1972, 1973.

Ngoài ra, trên thế giới, công dụng của hoạt chất berberin có trong cây vàng đắng cũng được công nhận tại 2 đợt dịch ở Calcutta (Ấn Độ) vào năm 1964 và 1965

Về công dụng trị nấm âm đạo, viêm âm đạo do tạp trùng do Trương Thị Vinh (Bệnh viện phụ sản TW) đã chỉ ra hiệu quả khỏi bệnh đạt 26.7% với liều 1 viên/ ngày trong 20 ngày cho 20 người.

8. Lưu ý khi dùng cây vàng đắng

Mặc dù là dược liệu quý, nhưng để an toàn, khi dùng cây vàng đắng bạn cần chú ý:

  • Không dùng cây vàng đắng cho người bị huyết hàn, bệnh do hàn;
  • Không tự ý sử dụng cây vàng đắng để chữa bệnh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc;

Mặc dù cây vàng đắng còn được sử dụng để bào chế thuốc nhỏ mắt trong trị viêm kết mạc. Thế nhưng, bạn không nên tự ý thực hiện vì có thể gây bội nhiễm.

Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã rõ hơn về cây vàng đắng có tác dụng gì, các hoạt chất có trong cây vàng đắng. Tuy nhiên, để sử dụng cây vàng đắng trong điều trị bệnh, bạn cần tham khảo thông tin từ bác sĩ/ dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • safepim 1000
    Công dụng thuốc Safepim

    Thuốc Safepim là kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn cấu trúc da và mô mềm, viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết... ...

    Đọc thêm
  • Opfibrat
    Công dụng thuốc Opfibrat

    Opfibrat thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Opfibrat sẽ giúp người bệnh dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

    Đọc thêm
  • trẻ em bị đau bụng
    Trẻ 7 tuổi bị dây chằng bàng quang điều trị thế nào?

    Bé gái 7 tuổi bị viêm đường tiết niệu, cụ thể là bị dây chằng bàng quang. Gia đình đã chữa trị nhiều tháng nay mà chưa khỏi. Bác sĩ cho em hỏi trẻ 7 tuổi bị dây chằng bàng ...

    Đọc thêm
  • Vitaroxima
    Công dụng thuốc Vitaroxima

    Thuốc Vitaroxima được sản xuất bởi Công ty Vitrofarma S.A Plant 6 và đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Duy Tân. Vitaroxima thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Simvasel
    Công dụng thuốc Simvasel

    Simvasel thuộc nhóm thuốc tim mạch, thường được chỉ định trong điều trị tăng lipid máu, làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh mạch vành hoặc làm chậm tiến triển của bệnh xơ vữa mạch vành, ...

    Đọc thêm