Bài báo khoa học trên các Tạp chí Quốc tế của Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec

Năm 2022

1. Báo cáo kết quả nghiên cứu truyền tế bào gốc đơn nhân tủy xương điều trị xơ gan ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh sau phẫu thuật Kasai

Thanh Liem Nguyen, Hoang Phuong Nguyen, Duy Minh Ngo, Thu Hien Thi Ha, Kieu-Anh Mai , Thu Hang Bui, Phan Van Nguyen, Lan Huong Pham, Duc Minh Hoang, Anh Dao Thi Cao.

Stem Cell Res Ther. 2022 Mar 14;13(1):108. doi: 10.1186/s13287-022-02762-x.

Link bài báo đăng: Autologous bone marrow mononuclear cell infusion for liver cirrhosis after the Kasai operation in children with biliary atresia - PubMed (nih.gov)

Mục đích: Đánh giá tính an toàn và kết quả truyền tế bào đơn nhân tủy xương tự thân (BMMNC) cho bệnh nhân xơ gan do teo đường mật (BA) bẩm sinh sau phẫu thuật Kasai.

Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở đơn nhóm được thực hiện từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019. Mười chín trẻ em bị xơ gan do BA sau phẫu thuật Kasai đã được đưa vào nghiên cứu. Tủy xương được lấy thông qua chọc vào gai chậu trước trên có gây mê toàn thân. Tế bào đơn nhân (MNC) được phân lập bằng phương pháp ly tâm phân lớp theo tỷ trọng sử dụng Ficoll, sau đó được truyền vào động mạch gan.

Lần truyền thứ hai được tiến hành 6 tháng sau đó. Các chỉ số Bilirubin huyết thanh, albumin, alanin aminotransferase, aspartate aminotransferase, gamma-glutamyl transferase, và thời gian prothrombin được đánh giá vào các thời điểm: trước can thiệp, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau khi truyền BMMNC lần đầu tiên. Soi thực quản và sinh thiết gan được thực hiện ở những bệnh nhân nếu cha mẹ đồng ý. Phương pháp phân tích ảnh hưởng hỗn hợp (Mixed-effect analysis) được sử dụng để đánh giá những thay đổi trong điểm số bệnh gan giai đoạn cuối ở trẻ em (PELD).

Kết quả: Số lượng tế bào MNC và CD34 + trung bình trên mỗi kg thể trọng là 50,1 ± 58,5 × 106 /kg và 3,5 ± 2,8 × 106 đối với lần truyền đầu tiên và 57,1 ± 42,0 × 106 / kg và 3,7 ± 2,7 × 106 đối với lần truyền thứ hai. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến liệu pháp tế bào được nghi nhận ở bệnh nhân trong suốt thời gian nghiên cứu. Một bệnh nhân tử vong 5 tháng sau lần truyền đầu tiên tại bệnh viện tỉnh do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, 18 bệnh nhân còn sống đến thời điểm kết thúc nghiên cứu . Chức năng gan được duy trì hoặc cải thiện sau khi truyền tế bào gốc, được đánh giá bằng các xét nghiệm sinh hóa. Mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm rõ rệt, với điểm PELD giảm đáng kể (có ý nghĩa thống kê).

Kết luận: Dùng BMMNC tự thân điều trị xơ gan do BA là an toàn và có thể duy trì hoặc cải thiện chức năng gan.

2. Tối ưu hóa các phương pháp phân lập và nuôi cấy tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ máu cuống rốn người trong điều kiện không có huyết thanh và yếu tố động vật

Liem Thanh Nguyen, Nghia Trung Tran, Uyen Thi Trang Than, Minh Quang Nguyen, Anh Minh Tran, Phuong Thi Xuan Do, Thao Thi Chu Tu Dac Nguyen, Anh Viet Bui, Tien Anh Ngo, Van Thanh Hoang and Nhung Thi My Hoang

Stem Cell Research & Therapy (2022) 13:15 https://doi.org/10.1186/s13287-021-02694-y

Link bài báo đăng: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35012671/

Cơ sở nghiên cứu

Mặc dù máu cuống rốn được xác định là nguồn cung cấp tế bào gốc trung mô (TBGTM) với nhiều ưu điểm khác nhau, nhưng việc phân lập các tế bào này còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc tối ưu hóa các phương pháp phân lập và nuôi cấy TBGTM từ máu cuống rốn (TBGTM MCR) là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đánh giá hiệu quả của việc phân lập và tăng sinh TBGTM trong môi trường không huyết thanh và không chứa các yếu tố động vật, đồng thời nghiên cứu khả năng của huyết thanh và huyết tương tự thân như một chất bổ sung để hỗ trợ tăng sinh tế bào. Bên cạnh đó, chúng tôi đã đo tỷ lệ các tế bào MUSE trong TBGTM MCR. Đây là quần thể tế bào gốc đa năng cảm ứng. Chức năng của TBGTM MCR trong quá trình hình thành mạch trong phòng thí nghiệm và khả năng chống ung thư cũng đã được nghiên cứu.

Phương pháp

Các tế bào đơn nhân được phân lập bằng ly tâm tỷ trọng và được nuôi cấy trong bốn môi trường thương mại, cũng như bốn dung dịch phủ bề mặt. TBGTM MCR được phân tích và đánh giá với thử nghiệm hình thành ống mạch và đồng nuôi cấy với các tế bào SK-MEL trong một hệ thống transwell.

Kết quả

Kết quả cho thấy chỉ có môi trường StemMACS TM MSC Expansion Media là thích hợp để phân lập và nuôi cấy TBGTM MCR. Các tế bào thể hiện tốc độ tăng sinh tế bào cao, khả năng hình thành cụm, biểu hiện dấu hiệu bề mặt TBGTM đặc trưng, tiềm năng biệt hóa ba dòng và nhiễm sắc thể ổn định. Ngoài ra, các điều kiện nuôi cấy sử dụng huyết tương tự thân như một chất phủ bề mặt và chất bổ sung giúp tăng cường sự phát triển của tế bào và khả năng tạo cụm. Quần thể tế bào này chứa các tế bào MUSE với tỷ lệ 0,3%. Hơn nữa, TBGTM MCR có thể kích thích khả năng hình thành ống mạch từ các tế bào nội mô tĩnh mạch dây rốn của người và ức chế hơn 50% sự phát triển của tế bào SK-MEL.

Kết luận

TBGTM MCR có thể được phân lập và đạt được năng suất cao trong điều kiện không có huyết thanh và không có các yếu tố động vật bằng cách sử dụng môi trường StemMACS TM MSC Expansion. Lớp phủ huyết thanh tự thân và bổ sung huyết tương tăng cường tăng sinh tế bào. Các TBGTM MCR này đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành ống mach và có tác động chống ung thư.

Năm 2021

1. Thời gian mắc tiểu đường và tình trạng béo phì ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc trung mô tự thân từ tuỷ xương trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2

Liem Thanh Nguyen, Duc M. Hoang, Kien T. Nguyen, Duc M. Bui, Hieu T. Nguyen, Hong T.A. Le, Van T. Hoang, Hue T. H. Bui, Phuong T.M. Dam, Xuan T.A. Hoang, Anh T.L. Ngo |,Hang M. Le, Nhi Y. Phung, Duc M. Vu, Trung T. Duong, Tu D. Nguyen, Lien T. Ha, Hoa T.P. Bui, Hoa K. Nguyen, Michael Heke, Anh V. Bui

STEM CELLS Transl Med. 2021;1–13, DOI: 10.1002/sctm.20-0506

Tóm tắt

Truyền tế bào gốc trung mô từ tủy xương (BM-MSCs) là liệu pháp điều trị hứa hẹn cho tiểu đường tuýp 2 (T2DM) nhưng kết quả điều trị còn nhiều khác nhau. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra giả thiết là truyền BM-MSC là an toàn và phụ thuộc vào chất lượng của tế bào và đường truyền. Bệnh nhâ T2DM được chọn và phân ngẫu nhiên 1:1 bằng máy tính vào 1 nhóm được truyền tĩnh mạch và 1 nhóm khác được truyền vào động mạch tụy. An toàn được đanh giá ở tấ cả bệnh nhân và hiệu quả được đánh giá dựa vào HbA1C, đườnh máu khi đói và C-peptide trong suốt thời gian theo dõi 12 tháng. Kết quả cho thấy tất cả bệnh nhân chịu đựng tốt truyền BM-MSCs trong suốt 12 tháng. HIệu quả điều trị ngắn hạn được ghi nhân ở các bệnh nhân có thời gian tiểu đường < 10 năm. Và chỉ số khối cơ thể <23 điều này phù hợp với phân tích kiểu hình của BM-MSCs. Thời gian bị tiểu đường làm thay đổi tốc độ tăng sinh tế bào, triệt tiêu quá trình đường phân và hô hấp ti thể của BM-MSCs, đồng thời gây ra sự tích tụ đột biến ADN ty thể. Dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng việc sử dụng tự thân BM-MSCs trong điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 nên được thực hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường típ 2 có tjhwfi gian bị bệnh <10 năm, không bị béo phì. Trước khi khẳng định hơn nữa tác động của tiểu đường týp 2 lên đặc tính sinh học của BM-MSCs nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn tập trung vào các bệnh nhân có lịch sử bệnh khác nhau để tìm hiểu cơ chế mà chúng tôi đã đề cập

2. Liệu ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân có cải thiện được chức năng sinh dục ở những người bị suy giảm chức năng sinh dục?

Liem Nguyen Thanh, Phuong T M Dam, Hoang-Phuong Nguyen, Tan-Sinh Thi Nguyen, Huong Minh To, Hung Ba Nguyen, Ngoc-Anh Luu, Duc M Hoang.

Stem Cell Rev Rep. 2021 Jun 15. Doi: 10.1007/s12015-021-10196-w.

Tóm tắt

Cơ sở: Thiếu hụt chức năng tình dục xảy ra ở một số thời điểm trong cuộc đời và trở thành một vấn đề nan giải ở tuổi trưởng thành trung niên. Y học tái tạo, đặc biệt là cấy ghép tế bào gốc trung mô (MSC), đã phát triển rộng rãi, với các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng nhấn mạnh lợi ích của liệu pháp tế bào gốc trong việc phục hồi tình trạng thiếu hụt tình dục. Nghiên cứu này được thiết kế để phát triển một phương pháp điều trị tế bào gốc mới cho những người bị suy giảm chức năng tình dục.

Phương pháp: Ba mươi mốt bệnh nhân, bao gồm 15 nam và 16 nữ có tiền sử bệnh về giảm hoạt động tình dục, đáp ứng các tiêu chuẩn thu nhận và được đăng ký vào nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I / IIa với thời gian theo dõi 12 tháng. Tế bào gốc/mô đệm có nguồn gốc từ mô mỡ (ADSC) được phân lập và nuôi cấy trong phòng xét nghiệm ISO 14644-1. Mỗi người tham gia nhận được 1 triệu tế bào / kg trọng lượng cơ thể qua đường tĩnh mạch. Độ an toàn được đánh giá bằng cách sự xuất hiện của các tác dụng phụ hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiệu quả được đánh giá ở nam giới bằng cách theo dõi nồng độ testosterone và bảng câu hỏi Chỉ số quốc tế về chức năng cương dương (IIEF) và ở nữ giới bằng cách theo dõi mức độ hormone AMH, estradiol (E2), và mức độ hormone kích thích nang trứng (FSH) và bảng câu hỏi Chỉ số Chức năng Tình dục Nữ (FSFI) lúc ban đầu và 3, 6 và 12 tháng sau ghép.

Kết quả: Không có sự xuất hiện của các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi dùng ADSC trong nghiên cứu của chúng tôi. Sự hài lòng về tình dục sau cấy ghép được quan sát thấy ở tất cả các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu này. Nồng độ testosterone ở nam giới tăng ngay sau khi cấy ghép và được duy trì ở mức cao trong tối đa 6 tháng trước khi giảm trở lại sau 12 tháng theo dõi. Không có thay đổi đáng kể nào về mức AMH, FSH hoặc E2 được ghi nhận ở bệnh nhân nữ.

Kết luận: Truyền ADSC tự thân là một lựa chọn điều trị tiềm năng cho những bệnh nhân bị suy giảm hoạt động tình dục, đặc biệt là những bệnh nhân nam

3. Liệu pháp tế bào gốc trung mô từ dây rốn (khác gen đồng loài) trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ghép cặp pha I/II

Duc M Hoang, Kien T Nguyen, Anh H Nguyen, Bach N Nguyen, Liem Thanh Nguyen

BMJ Open 10.1136/bmjopen-2020-045788

Giới thiệu: Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trên toàn cầu đang gia tăng và trở thành gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. Một số lượng lớn các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng cho thấy tính an toàn của ghép tế bào gốc trung mô trong điều trị tổn thương phổi, bao gồm cả COPD. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng tế bào gốc trung mô từ dây rốn (UC-MSCs) như một can thiệp bổ sung kết hợp với các phương pháp điều trị COPD tiêu chuẩn ở bệnh nhân COPD từ trung bình đến nặng dựa trên Tiêu chuẩn ​​Toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (GOLD) 2019 và hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng pha I/II có nhóm chứng ghép cặp này được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Hà Nội, Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Trong nghiên cứu này, 40 bệnh nhân sẽ được tuyển chọn và ghép cặp theo giới tính, độ tuổi, và phân loại COPD theo thang điểm GOLD 2019, sau đó được chia thành 2 nhóm: một nhóm ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn và một nhóm chứng. Cả hai nhóm sẽ được điều trị bằng thuốc COPD tiêu chuẩn dựa trên hướng dẫn GOLD 2019 và phác đồ của Bộ Y tế Việt Nam. Nhóm UC-MSC sẽ được truyền hai liều sản phẩm UC-MSC rã đông với khoảng thời gian can thiệp là 3 tháng. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá tính an toàn dựa trên tần xuất xuất hiện của các biến cố bất lợi và biến cố bất lợi nghiêm trong xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Hiệu quả của phương pháp sẽ được đánh giá dựa trên sự thay đổi tuyệt đối của số lần nhập viện, phân tích khí máu động mạch, chức năng phổi và tình trạng xơ phổi qua CT scan và X-quang phổi. Đánh giá lâm sàng sẽ được tiến hành ở thời điểm ban đầu và sau can thiệp 3, 6 và 12 tháng.

Đạo đức trong nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng này đã được phê duyệt bởi Hội đồng Đạo đức của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (số: 166/2019 / QĐ-VMEC) và Hội đồng đạo đức Bộ Y tế Việt Nam (số: 2002 / QĐ-BYT). Kết quả sẽ được báo cáo cho các cộng tác viên thử nghiệm, công bố trên các tạp chí học thuật được bình duyệt.

4. Tế bào mô gốc trung mô từ mô mỡ ở người biểu hiện cao HLA-DR và thay đổi các đặc tính trong điều kiện không có yếu tố động vật và không huyết thanh

Phuong T M Dam, Van T Hoang, Hue Thi Hong Bui, Le Minh Hang, Duc M Hoang, Hoang Phuong Nguyen, Ha Thi Lien, Huong Thi Thanh Tran, Xuan-Hung Nguyen, Liem Nguyen Thanh*

Stem Cell Rev Rep 2021. https://doi.org/10.1007/s12015-021-10242-7

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: Chúng tôi đã quan sát thấy sự gia tăng biểu hiện của các dấu ấn sinh học âm tính trong một số mẫu tế bào gốc trung mô từ mô mỡ (TBGMM) khi nuôi cấy trong một loại môi trường không có yếu tố động vật và không huyết thanh. Nó làm dấy lên lo ngại rằng các điều kiện này có thể có những tác động không mong muốn đối với TBGMM ở người. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra giả thuyết này đối với hai môi trường không chứa yếu tố động vật và huyết thanh là môi trường PowerStem MSC1 (PS) và môi trường StemMACS MSC (SM). Đây là hai môi trường hỗ trợ việc nuôi cấy tăng sinh TBGTM ở ngoài cơ thể.

Phương pháp: Chúng tôi đo biểu hiện của các dấu ấn âm tính trong 42 mẫu TBGMM được nuôi cấy trong PS. Tiếp theo, chúng tôi nuôi cấy TBGMM từ bảy người hiến tặng trong PS và SM và kiểm tra khả năng tăng trưởng và hình thành cụm, biểu hiện dấu ấn bề mặt, khả năng biệt hóa, đánh giá chu kỳ tế bào và sự lão hóa, cũng như tính ổn định di truyền của các tế bào này tại hai thời điểm là lần cấy chuyển thứ 3 và 7. Các ứng dụng lâm sàng thường sử dụng TBGMM ở giữa hai lần cấy chuyển này, các tế bào ở lần cấy chuyển thứ 3 là các tế bào “trẻ”, các tế bào ở lần cấy chuyển thử 7 đại diện cho các tế bào “già”.

Kết quả: 15 trong số 42 mẫu ADMSC nuôi cấy trong PS cho thấy tăng biểu hiện của các dấu ấn âm tính, từ 2,73% đến 34,24%, tương quan tỷ lệ thuận với tuổi của người hiến tặng. Sự gia tăng của các dấu ấn âm tính có liên quan đến sự tăng biểu hiện của kháng nguyên bạch cầu người HLA-DR. Đồng thời, các tế bào được nuôi cấy trong PS giảm khả năng tăng trưởng cũng như giảm tỷ lệ tế bào trong các pha S/G2/M và tăng hoạt tính ß-galactosidase ở lần cấy chuyển thứ 7. Điều này cho thấy các tế bào này bị già hoá nhanh hơn so với các tế bào được nuôi trong SM. Mặc dù TBGMM nuôi cấy trong cả hai môi trường đều có khả năng biệt hóa đa dòng, các tế bào được nuôi cấy trong PS đã cho thấy các bất thường về nhiễm sắc thể ở lần cấy chuyển thứ 7 so với kiểu hình nhiễm sắc thể bình thường của các tế bào nuôi cấy trong SM.

Kết luận: Những phát hiện này cho thấy rằng môi trường SM ưu việt hơn PS cho việc nuôi cấy tăng sinh các TBGMM phục vụ trong điều trị. Nghiên cứu cũng gợi ý về sự thay đổi của các tính năng của TBGMM khi nuôi cấy ngoài cơ thể trong một thời gian dài, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Do đó, các kết quả của chúng tôi nhấn mạnh tính cần thiết của việc kiểm tra các khía cạnh này đối với các sản phẩm TBGMM phục vụ lâm sàng.

5. Từ sản xuất đến ứng dụng của tế bào gốc trung mô

Van T. Hoang, Quynh-Mai Trinh, Dam Thi Minh Phuong, Hue Thi Hong Bui, Le Minh Hang, Nguyen Thi Hong Ngan, Nguyen Thi Tuyet Anh, Phung Yen Nhi, Trinh Thi Hong Nhung, Ha Thi Lien, Tu Dac Nguyen, Liem Nguyen Thanh, Duc M. Hoang

Cytotherapy 2020:S1465324920308562. https://doi.org/10.1016/j.jcyt.2020.09.004

Tóm tắt

Các hoạt tính sinh học độc đáo của tế bào gốc trung mô, chẳng hạn như điều hòa miễn dịch, chống viêm, thúc đẩy tái tạo mô và hình thành mạch, cũng như khả năng tăng sinh cao ngoài cơ thể khiến cho chúng trở thành một ứng cử viên sáng giá trong các ứng dụng y học tái tạo. Các sản phẩm tế bào gốc trung mô đã được phê duyệt để điều trị cho trẻ em mắc bệnh vật ghép chống chủ kháng thuốc hoặc cấp tính, bệnh Crohn ở Canada, châu Âu và Nhật. Tế bào gốc trung mô và các sản phẩm chiết xuất từ tế bào gốc cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp làm đẹp, trẻ hóa ở các nước châu Á. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã và đang đánh giá tiềm năng ứng dụng lâm sàng của tế bào gốc trung mô trên nhiều mặt bệnh khác như bệnh tự miễn, viêm xương khớp, các bệnh thần kinh, tim mạch, sử chữa mô và chữa lành vết thương.... Theo số liệu trên trang https://clinicaltrials.gov, tế bào gốc trung mô đang là nguồn tế bào phổ biến thứ hai sau tế bào gốc tạo máu trong các liệu pháp tế bào gốc.

Các thử nghiệm lâm sàng ngày càng mở rộng, đẩy mạnh nhu cầu sản xuất công nghiệp các tế bào này. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn tồn tại hiện nay, do các nghiên cứu trước đây rất khác nhau về cách thức phân lập và nuôi cấy cũng như sự khác biệt về nguồn mô của tế bào gốc trung mô. Do đó, các sản phẩm tế bào được sử dụng trong nhiều thử nghiệm rất khác nhau về đặc tính và tác dụng đối với lâm sàng. Dựa vào nhu cầu thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển một phương pháp phân lập và nuôi cấy tiêu chuẩn hóa sử dụng môi trường không chứa yếu tố động vật và không chứa huyết thanh cho tế bào gốc trung mô từ các nguồn khác nhau.

Phần lớn các nghiên cứu trước đây đều sử dụng đều sử dụng huyết tương có nguồn gốc động vật, chủ yếu là fetal bovine serum (FBS), hoặc chất bổ sung có nguồn gốc từ tiểu cầu của con người để cung cấp các yếu tố tăng trưởng cho tế bào gốc trung mô. Tuy nhiên, việc này bộc lộ những hạn chế cần giải quyết như: biến động về nguyên liệu đầu vào theo lô sản xuất, các thành phần không xác định và các tác dụng phụ tiềm ẩn do nhiễm vi sinh vật và nội độc tố. Do đó việc loại bỏ các yếu tố động vật và huyết thanh trong việc sản xuất tế bào gốc trung mô sẽ giúp tăng tính an toàn và nâng cao chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Một điểm đặc biệt nữa trong nghiên cứu của chúng tôi là chúng tôi đơn giản hóa quy trình để sử dụng cùng một phương pháp sản xuất cho các loại tế bào gốc trung mô khác nhau, tăng tính ổn định của quy trình. Ngoài ra, điều này đặc biệt quan trọng đối cho các nghiên cứu tiếp theo để tạo ra các dòng tế bào gốc trung mô tối ưu cho mỗi mặt bệnh cần điều trị.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi tập đoàn Vingroups và được công bố trên tạp chí Cytotherapy.

6. Phân tích so sánh hoạt tính sinh học cho các tế bào gốc trung mô từ dây rốn “Off-The-Shelf” và các tế bào được nuôi cấy “giải cứu” trong hệ thống nuôi cấy không có yếu tố động vật và không huyết thanh sau khi đông lạnh

Minh Quang Nguyen #, Hue T. H. Bui #, Anh Nguyen Thi Tuyet, Trinh Thi Hong Nhung, Duc M. Hoang, Nguyen Thanh Liem, Van T. Hoang *

Cell Transplant 2021;30:096368972110394. https://doi.org/10.1177/09636897211039441

Tóm tắt

Gần đây, chúng tôi đã báo cáo một quy trình nuôi cấy không chứa yếu tố động vật và huyết thanh được chuẩn hóa để phân lập và nuôi cấy tăng sinh các tế bào gốc trung mô (TBGTM) có nguồn gốc từ dây rốn. So sánh các quần thể từ cùng một lần cấy chuyển, các tế bào được bảo quản lạnh và nuôi cấy “giải cứu” biểu hiện các đặc điểm tương tự như các tế bào mới phân lập. Việc nuôi cấy “giải cứu” cho phép các tế bào được phục hồi hoàn toàn sau khi rã đông. Tuy nhiên, điều này làm tăng chi phí và thời gian chuẩn bị tế bào so với việc sử dụng các tế bào “off-the shelf” như một sản phẩm bán sẵn. Do đó, chúng tôi đặt thực hiện nghiên cứu này để so sánh hoạt tính sinh học của TBGTM từ dây rốn mới rã đông so với các tế bào được nuôi cấy thêm một lần cấy chuyển trong điều kiện không chứa yếu tố động vật và huyết thanh của chúng tôi. TBGTM từ dây rốn cho thấy khả năng tồn tại cao ở cả nhóm mới rã đông và nhóm được nuôi cấy lại. Cả hai quần thể đều thể hiện khả năng tăng sinh như nhau được biểu thị bằng thời gian nhân đôi và khả năng tạo cụm. Cả TBGTM từ dây rốn mới được rã đông và nuôi cấy thêm một lần cấy chuyển đều biểu hiện kiểu miễn dịch đặc trưng và có khả năng biệt hóa thành tế bào xương, tế bào sụn và tế bào mỡ. Mặt khác, các tế bào được nuôi cấy “giải cứu” dường như có khả năng ức chế miễn dịch mạnh hơn các tế bào mới được rã đông. Tóm lại, các sản phẩm tế bào mới được rã đông và nuôi cấy “giải cứu” có cùng hoạt tính sinh học tương đương về tăng trưởng và tăng sinh tế bào, kiểu hình và tiềm năng biệt hóa. Tuy nhiên, các tế bào được nuôi cấy “giải cứu” dường như thể hiện khả năng điều hòa miễn dịch thuận lợi hơn khi so sánh với các tế bào mẹ mới được rã đông của chúng.

Năm 2020:

1. Kết quả ghép tế bào đơn nhân tủy xương phối hợp với can thiệp giáo dục cho rối loạn phổ tự kỷ

Liem Nguyen Thanh, Hoang-Phuong Nguyen, Minh Duy Ngo, Viet Anh Bui, Phuong T. M. Dam, Hoa Thi Phuong Bui, Doan Van Ngo, Kien Trung Tran, Tung Thi Thanh Dang, Binh Duc Duong, Phuong Anh Thi Nguyen, Nicholas Forsyth, Michael Heke .

STEM CELLS Transl Med. 2020;1–13. DOI: 10.1002/sctm.20-0102

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá an toàn và hiệu quả của ghép tế bào đơn nhân tủy xương kết hợp với can thiệp giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

Một thử nghiệm lâm sàng nhãn mở đã được tiến hành từ thág 6/2017 đến tháng 8/2019 tại Bệnh viện quốc tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam. 30 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán và có điểm CARS > 37 điểm đã được chọn. Tủy xương được hút từ gai chậu trước trên dưới gây mê toàn thân. Số lượng tủy xương được hút như sau: 8ml/kg cân nặng cho trẻ <10kg, 10kg (80ml+cân nặng-10)x7ml cho bệnh nhân >10kg.

Tế bào đơn nhân được phân lập theo phương pháp Filcoll và sau đó truyền vào khoang tủy sống. Sau truyền bệnh nhân được can thiệp giáo dục 8 tuần theo chương trình Early Start Denver.

Không có tai biến do truyền tế bào gây ra. Mức độ nặng của tự kỷ giảm có ý nghĩa với điểm CARS trung bình giảm từ 50 xuống còn 46,5. Khả năng thích ứng tăng lên với điểm Vineland trung vị tăng từ 53,5 lên 60,5. Giáo tiếp xã hội, kĩ năng sống hàng ngày cải thiện đáng kể. Ngược lại, các hành vi lặp lại, và tăng động đã giảm xuống rất nhiều.

Truyền tế bào đơn nhân tủy xương tự thân kết hợp với can thiệp giáo dục an toàn cho trẻ tự kỷ.

2. Truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn đồng loài cho loạn sản phế quản phổi: Kết quả bước đầu cho 4 bệnh nhi Việt Nam

Liem Thanh Nguyen, Thai T. H. Trieu, Hue T. H. Bui, Van T. Hoang , Anh T. T. Nguyen , Nhung T. H. Trinh , Kien T. Nguyen1 and Duc M. Hoang.

J Transl Med (2020) 18:398 https://doi.org/10.1186/s12967-020-02568-6

Tóm tắt

Mục đích: Loạn sản phế quản phổi là tình trạng rất nặng ở trẻ sinh non làm tổn thương chức năng phổi và cần hỗ trợ o xy để thở. Mặc dfu những tiến bộ trong chăm sóc chu siinh hưng loạn sản phế quản phnổi vẫn là biến chứng thường gặp ở trẻ sinh cực non. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là nhằm báo cáo tính an toàn của truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn và tiến triển của phổi sau truyền ở 4 bệnh nhân .

Phương pháp: Dây rốn được thu thập từ người cho khỏe mạnh sau đó được sử lí để tách tê bào gốc từ trung tâm công nghệ cao Vinmec. Tế bào gốc được nuôi cấy trong môi trường không có huyết tương động vật. 4 bệnh nhân loạn sản phế quản phổi đã tham gia vào nghiên cứu từ 25/5/2018-31/12/2018.Tất cả 4 bệnh nhân đều được truyền 2 liều tế bào gốc trung mô dây rốn đồng loài với liều lượng 1 triệu tế bào/1kg cân nặng cách nhau 7 ngày.Tính an toàn và tình trạng bệnh nhân đã được ghi nhận ở ngà thứ 7, 1 tháng, 6 và 12 thág sau ra viện.

Kết quả. Không có biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhận ở 4 bệnh nhân trong suôt quá trình nghiên cứu. 4 bệnh nhân đều đã cai được o xy khi kết thúc nghiên cứu. Xq và CT ngực đều thấy xơ phổi giảm xuống.

Kết luận. Truyền tế bào gốc trung mô dây rốn đồng loài ở bệnh nhân sinh non bị loạn sản phế quản phổi an toàn

3. Kết quả của việc ghép tế bào đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương cho bệnh nhân ở trạng thái sống thực vật sau khi gần chết do đuối nước: Báo cáo năm trường hợp

Nguyen Thanh Liem, Vu Duy Chinh, Dam Thi Minh Phuong, Ngo Van Doan, Nicholas R. Forsyth, Michael Heke, Phuong Anh Nguyen Thi and Xuan-Hung Nguyen.

Front Pediatr. 2020 Sep 10;8:564. doi: 10.3389/fped.2020.00564. eCollection 2020.

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổn thương não do thiếu đuối nước có thể gây ra trạng thái thực vật dai dẳng (VS) hiện không thể chữa khỏi. Mục đích của bài báo này là trình bày tính an toàn và tính khả thi của phương pháp cấy ghép tế bào đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương tự thân (BMMNC) cho năm trẻ em đuối nước sống thực vật.

Phương pháp: Chúng tôi đã sử dụng BMMNC trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I cho năm bệnh nhân bị bởi di chứng thần kinh sau khi chết đuối suýt chết. BMMNC tự thân được phân lập mới bằng phương pháp ly tâm gradient Ficoll sau đó truyền vào khoang tủy sống cho 5 bệnh nhân. Số lần cấy ghép thay đổi từ hai đến bốn lần tùy thuộc vào sự cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân. Hiệu quả điều trị lâm sàng được đánh giá bằng cách sử dụng thước đo chức năng vận động thô và thang đánh giá mức độ co cứng cơ, đánh giá nhận thức và MRI não trước và sau khi tiêm tế bào. Kết quả: Sáu tháng sau khi cấy ghép BMMNC, không có biến chứng nghiêm trọng hoặc tác dụng phụ nào được báo cáo. Tất cả năm bệnh nhân đều có cải thiện trên các thông số chính về chức năng vận động thô, nhận thức và tình trạng co cứng cơ. Ba bệnh nhân cho thấy khả năng giao tiếp được cải thiện bao gồm cả việc diễn đạt các từ. Đặc biệt, một bệnh nhân giảm rõ rệt tình trạng teo não, nhu mô não gần như bình thường sau ghép BMMNC. Kết luận: Ghép BMMNC tự thân để điều trị cho trẻ em sống thực vật sau đuối nước là an toàn, khả thi, có khả năng cải thiện chức năng vận động, nhận thức và giảm co cứng cơ. Những kết quả này mở đường cho một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II trong tương lai để đánh giá hiệu quả của liệu pháp.

4. Kết quả của ghép tế bào đơn nhân tủy xương để điều trị di chứng thần kinh do tỷ lệ xuất huyết nội sọ trong giai đoạn sơ sinh: Báo cáo 4 trường hợp

Nguyen Thanh Liem, Truong Linh Huyen, Le Thu Huong, Ngo Van Doan, Bui Viet Anh, Nguyen Thi Phuong Anh, and Dang Thanh Tung.

Front Pediatr. 2020 Jan 24;7:543. doi: 10.3389/fped.2019.00543. eCollection 2019.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là trình bày kết quả ghép tế bào đơn nhân tủy xương tự thân (BMMNC) để cải thiện di chứng thần kinh ở bốn trẻ mắc bệnh xuất huyết nội sọ (ICH) trong thời kỳ sơ sinh.

Phương pháp: GMFM88 và điểm Ashworth sửa đổi được sử dụng để đánh giá chức năng vận động và tình trạng co cứng cơ trước khi cấy ghép BMMNC và sau khi cấy ghép. MRI não được thực hiện để đánh giá hình thái não trước và sau khi ghép BMMNC. Tủy xương được lấy từ vết mào chậu trước và BMMNCs được phân lập bằng cách sử dụng ly tâm gradient Ficoll. Thử nghiệm vi sinh, đếm tế bào và phân tích tế bào gốc tạo máu (tế bào hHSC CD34 +) được thực hiện, sau đó BMMNCs được truyền vào khoang tủy sống.

Kết quả: Cải thiện chức năng vận động được quan sát thấy ở tất cả các bệnh nhân sau khi cấy ghép. Ngoài ra, tình trạng co cứng cơ đã giảm ở cả 4 bệnh nhân.

Kết luận: Ghép BMMNC tự thân có thể cải thiện chức năng vận động và giảm co cứng cơ ở trẻ mắc ICH trong thời kỳ sơ sinh.

5. Nghiên cứu tính di truyền bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam

Kien Trung Tran, Vinh Sy Le, Hoa Thi Phuong Bui, Duong Huy Do, Ha Thi Thanh Ly, Hieu Thi Nguyen, Lan Thi Mai Dao, Thanh Hong Nguyen, Duc Minh Vu, Lien Thi Ha, Huong Thi Thanh Le, Arijit Mukhopadhyay, Liem Thanh Nguyen

Sci Rep. 2020 Mar 19;10(1):5034. doi: 10.1038/s41598-020-61695-8.

Tóm tắt

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phức tạp với nguyên nhân không rõ ràng và ước tính tỷ lệ mắc ASD trên toàn cầu là 1%. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ASD ở Việt Nam còn hạn chế. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi tiến hành giải trình tự toàn bộ vùng gen mã hoá (whole exome sequencing- WES) của 100 trẻ em mắc ASD và cha mẹ không bị ảnh hưởng. Sau khi phân tích chúng tôi phát hiện 18 biến thể đặc trưng (trong đó có 8 biến thể de novo và 10 biến thể liên kết NST X), bao gồm 12 biến thể mới được phát hiện. Điều thú vị là nhiều biến thể liên kết NST X đã được phát hiện (56%) và tất cả chúng đều được tìm thấy ở nam giới bị ảnh hưởng mà không phải ở nữ giới bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã phát hiện 17 gen từ nhóm bệnh nhân ASD, trong đó có CHD8, DYRK1A, GRIN2B, SCN2A, OFD1 và MDB5 đã được xác định là gen nguy cơ của ASD trong các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, chúng tôi đã xác định 6 gen chưa từng được báo cáo trong bất kỳ cơ sở dữ liệu nào về bệnh tự kỷ bao gồm: CHM, ENPP1, IGF1, LAS1L, SYP và TBX22. Các phân tích chuyên sâu hơn cho thấy các biến thể trong gen IGF1, SYP và LAS1L có thể gây ra nguy cơ mắc ASD. Tóm lại, nghiên cứu này bổ sung thêm về tính không đồng nhất di truyền của ASD và là báo cáo đầu tiên làm sáng tỏ tính di truyền của ASD ở trẻ em Việt Nam.

6. Cảm ứng miễn dịch chống khối u của Exosome phân lập từ tế bào tua trưởng thành từ tế bào đơn nhân máu cuống rốn đông lạnh

Uyen Thi Trang Than*, Huyen Thi Le, Diem Huong Hoang, Xuan-Hung Nguyen, Cuong Thi Pham, Khanh Thi Van Bui, Hue Thi Hong Bui, Phong Van Nguyen, Tu Dac Nguyen, Thu Thi Hoai Do, Thi Thao Chu, Anh Viet Bui, Liem Thanh Nguyen, and Nhung Thi My Hoang.

Int. J. Mol. Sci. 2020, 21(5), 1834. doi: 10.3390/ijms21051834.

Tóm tắt

Các nhà khoa học đã nhận thấy được thành công vượt trội của vaccine từ tế bào tua ( Dendritic cell – DC) trong điều trị trị ung thư mặc dù phương pháp này vẫn còn một vài tác dụng phụ. Việc tiêm vaccine sử dụng thể tiết exosome có nguồn gốc từ tế bào tua thay cho việc sử dụng trực tiếp tế bào tua được cho rằng có thể khắc phụ những tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp điều trị này. Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi thiết lập thí nghiệm đánh giá khả năng tế bào tua bảo quản lạnh được tách từ tế máu đơn nhân có nguồn gốc máu cuống rốn và exosome tiết từ tế bào tua trong sự cảm ứng tăng sinh tế bào T đồng loài và tăng cường khả năng gây độc của tế bào máu đơn nhân ngoại vi đồng loài (alloPBMCs) chống lại tế bào ung thư phổi A549. Kết quả nghiên cứu: Tế bào tua mồi bằng dịch ly giải tế bào ung thư phổi và exosome tiết từ chúng có khả năng làm giảm sự tăng sinh của tế bào T đồng loài. Hơn nữa, alloPBMCs kết hợp với tế bào tua đã mồi với dịch ly giải tế bào ung thư và exosome có tính độc cao hơn để chống lại tế bào ung thư phổi A549 so với những tế bào không được mồi hoặc mồi với dịch chiết tế bào không ung thư và exosome của chúng. Kết luận: Tế bào tua mồi với dich ly giải tế bào ugn thư và exosome của chúng có tiềm năng để phát triển thành liệu pháp miễn dịch mới, chẳng hạn ứng dụng trong nghiên cứu bệnh nhân ung thư phổi. Các kết quả của chúng tôi cho thấy rằng, nguồn tế bào máu đơn nhân ngoại vi cuống rốn được bảo quản lạnh có hiệu quả tạo ra tế bào tua đồng loài và tiết exosome có thể sử dụng làm vaccine để chống lại ung thư.

7. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy không có yếu tố nguồn gốc động vật đến sự tăng sinh của tế bào gốc trung mô cho mục đích ứng dụng trong lâm sàng

Hue Thi Hong Bui, Liem Thanh Nguyen, Uyen Thi Trang Than#. Influences of Xeno-Free media on Mesenchymal Stem Cell Expansion for Clinical Application.

Tissue Eng Regen Med., 2020. Doi:10.1007/s13770-020-00306-z.

Tóm tắt

Tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem/stromal cells- MSCs) là những tế bào gốc trưởng thành đa năng có thể phân lập được từ nhiều nguồn mô khác nhau và đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng nghiên cứu khoa học bởi vì tiềm năng của chúng trong điều trị bệnh những bệnh nan y. Các ứng dụng chủ yếu của tế bào gốc trung mô có liên quan đến tái tạo mô thoái hoá và điều trị các bệnh về miễn dịch và viêm. Huyết thanh từ thai bò (fetal bovine serum-FBS) là một loại huyết thanh phổ biến bổ sung vào môi trường nuôi cấy MSCs, tuy nhiên nó cũng là một tác nhân có khả năng phát tán những mầm bệnh có nguồn gốc từ động vật. Vì vậy để tránh nguồn nhiễm xâm nhập từ bên ngoài hoặc những mầm bệnh có nguồn gốc từ động vật trong huyết thanh thai bò, môi trường nuôi cấy không có yếu tố động vật (xeno-free) đã được phát triển và thương mại hoá để phục vụ những yêu cầu trong nuôi cấy tế bào gốc trung mô đáp ứng điều kiện ứng dụng trong lâm sàng. Bài báo tổng quan này tìm hiểu các loại môi trường nuôi cấy không có yếu tố động vật thường được sử dụng trong nuôi cấy MSCs. Hơn nữa, chúng tôi cũng thảo luận về những ảnh hưởng từ sự khác biệt của môi trường nuôi cấy không có yếu tố động vật lên đặc điểm hình thái, biểu hiện của các dấu hiệu bề mặt, sự tăng sinh, khả năng biệt hoá và điều hoà miễn dịch của tế bào gốc trung mô. Môi trường không có yếu tố động vật gồm có môi trường không bổ sung huyết thanh, hoặc môi trường bổ sung chất có nguồn gốc từ người như là huyết thanh từ người, ly giải tiểu cầu người, huyết thanh/huyết tương từ dây rốn người hoặc những thành phần có nguồn gốc từ huyết tương người. Môi trường này có khả năng duy trì hình thái thuôn dài, biểu hiện một số dấu hiệu bề mặt điển hình, tiềm năng biệt hoá, và điều hoà miễn dịch của tế bào gốc trung mô. Môi trường không có yếu tố động vật cho thấy tiềm năng về sự an toàn khi sử dụng trong điều trị lâm sàng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của môi trường không có yếu tố động vật này lên các loại tế bào trung mô là rất khác nhau và bất kì loại môi trường nào cũng nên được kiểm tra với từng loại tế bào trước khi sử dụng.

8. Hiệu quả khác nhau trong quá trình liền thương của Exosomes tiết từ tế bào gốc trung mô phân lập từ dây rốn, mô mỡ và tuỷ xương nuôi trong điều kiện không huyết thanh động vật

Diem Huong Hoang, Tu Dac Nguyen, Hoang - Phuong Nguyen, Xuan - Hung Nguyen, Phuong Thi Xuan Do, Duc Van Dang, Phuong Thi Minh Dam, Hue Thi Hong Bui, Mai Quynh Trinh, Duc Minh Vu, Nhung Thi My Hoang, Liem Thanh Nguyen, Uyen Thi Trang Than.

Front. Mol. Biosci., 24 June 2020. https://doi.org/10.3389/fmolb.2020.00119

Tóm tắt

Exosome là các túi kín nhỏ kích thước nano mét và có triển vọng ứng dụng điều trị bệnh do chúng có mang các phân tử hoạt tính trị liệu như DNA, RNA, protein và lipid. Gần đây, người ta thấy rằng exosome tiết ra từ tế bào gốc trung mô (MSC) có khả năng điều chỉnh nhiều hoạt động sinh học liên quan đến quá trình chữa lành vết thương, ví dụ như là quá trình tăng sinh tế bào, di chuyển tế bào và hình thành mạch máu. Nghiên cứu này của chúng tôi tiến hành khảo sát tiềm năng chữa lành thương ở khía cạnh tăng sinh và di chuyển tế bào da của exosome và các yếu tố tăng trưởng bên trong exosome tiết từ MSC có nguồn gốc từ tủy xương (BM), mô mỡ (AD) và dây rốn (UC) trong điều kiện nuôi cấy không có huyết thanh động vật. Chúng tôi đã tìm thấy các yếu tố tăng trưởng quan trọng liên quan đến điều hoà quá trình liền thương trong exosome tiết từ cả ba nguồn MSC, gồm có yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu A (VEGF-A), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 2 (FGF-2), yếu tố tăng trưởng tế bào gan (HGF) và yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu BB (PDGF- BB). Mức độ biểu hiện của các yếu tố tăng trưởng này trong exosome có liên quan đến nguồn gốc mô của MSC, đặc biệt là yếu tố tăng trưởng biến đổi beta (TGF-β) chỉ phát hiện được trong exosome tiết từ UCMSC. Tất cả các exosomes từ ba nguồn MSCs đều cảm ứng tăng sinh và di chuyển của tế bào sừng và nguyên bào sợi da. Sự cảm ứng của sự di chuyển tế bào phụ thuộc với nồng độ exosome, chẳng hạn với liều cao (20 μg) thì đạt tốc độ di chuyển nhanh hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của exosome lên sự tăng sinh và di chuyển của tế bào có liên quan đến nguồn gốc mô của tế bào tiết và cũng liên quan đến các tế bào đích bị tác động bởi exosome, trong đó exosome có nguồn gốc BMMSC có hiệu quả kích thích lớn nhất đến nguyên bào sợi da và exosome có nguồn gốc UCMSC có hiệu quả kích thích lớn nhất đến tế bào sừng. Các kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng BMMSC và UCMSC nuôi trong điều kiện không huyết thanh động vật tiết ra exosome có tiềm năng để phát triển thành các sản phẩm cho điều trị vết thương.

Năm 2019:

1. Tiến bộ về chức năng vận động và trương lực cơ ở bệnh nhi bị bại não liên quan đến vàng da nhân não thời kì sơ sinh sau ghép tế bào đơn nhân tủy xương: Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở không có nhóm chứng.

Liem Nguyen Thanh , Kien Nguyen Trung , Chinh Vu Duy , Doan Ngo Van , Phuong Nguyen Hoang , Anh Nguyen Thi Phuong , Minh Duy Ngo , Thinh Nguyen Thi and Anh Bui Viet.

BMC Pediatrics (2019) 19:290 https://doi.org/10.1186/s12887-019-1669-2

Tóm tắt

Mục đích: Mặc dù ghép tế bào gốc đa được áp dụng thành công cho bại não do thiếu oxy não nhưng chưa có báo cáo nào sử dụng tế bào gốc cho bại não liên quan đến vàng da nhân não ở giai đoạn sơ sinh. Mục đích của báo cáo này là nhằm đánh giá hiệu quả của truyền tế bào đơn nhân tủy xương tự thân để cải thiện chức năng vận động và trương lực cơ ở bệnh nhân bại não liên quan đến vàng da nhân não ở giai đoạn sơ sinh.

Phương pháp: đây là thử nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng với 25 bệnh nhân có chức năng vận động từ mức II-V theo hệ thống phân loại chức năng vận đông GMFCS đã được tiến hành từ tháng 7/2014 – 7/2017 tại bệnh viện quốc tế Vinmec, Việt Nam. Tế bào đơn nhân được lấy từ tủy xương chậu. Tế bào đơn nhân được truyền vào khoang tủy sống 2 lần cách nhau 6 tháng. Chức năng vận động và trương lực cơ được đánh giá vào 3 thời điểm: trươnc truyền, 6 tháng và 12 thág.

Kết quả: Chức năng vân động thô tăng lên và trương lực cơ giảm xuống rõ rệt được quan sát thấy trong nghiên cứu này.Tổng điểm GMFM 88 và điểm cho từng tiêu chí vận động đẵtng lên có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 6 thág và 12 tháng sau ghép lần lần 1 so với trước ghép. Thêm vào đó co cứng cơ cũng giảm có ý nghĩa so với trước ghép.

Kết luận. Ghép tế bào đơn nhân tủy xương tự thân có thể cải thiện chức năng vận động thô và co cứng cơ ở trẻ bại não bị vàng da nhân não ở giai đoạn sơ sinh.

2. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I sử dụng tế bào nk và tế bào Lympho T gây độc tự thân nuôi cấy tăng sinh ngoài cơ thể để điều trị ung thư tại Việt Nam

Liem NT, Van Phong N, Kien NT, Anh BV, Huyen TL, Thao CT, Tu ND, Hiep DT, Hoai Thu DT, Nhung HTM.

Int J Mol Sci. 2019 Jun 28;20(13):3166. doi: 10.3390/ijms20133166.

Tóm tắt

Cơ sở: Liệu pháp tế bào miễn dịch gần đây đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học như một phương pháp điều trị ung thư, nhưng cho đến nay, nó vẫn còn ít được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mức độ an toàn của liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân trong điều trị ung thư phổi, gan và đại tràng - ba loại ung thư phổ biến ở Việt Nam.

Phương pháp: Đây là một thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, một nhóm bao gồm 10 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư đại tràng, gan hoặc phổi, được tiến hành từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017.

Kết quả: Sau 20-21 số ngày nuôi cấy, số lượng tế bào lympho T gây độc tế bào (CTL) trung bình tăng gấp 488,5 lần và khả năng sống của tế bào trung bình là 96,3%. Số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) trung bình tăng 542,5 lần, với khả năng sống sót trung bình là 95%. Hầu hết bệnh nhân cho thấy chất lượng cuộc sống được cải thiện, với phần lớn bệnh nhân có số điểm từ 1 đến 2 trong thang đo tình trạng hoạt động (ECOG) (ECOG / PS), giảm các triệu chứng trên thang đo mệt mỏi và tăng thời gian sống sót trung bình đến 18,7 tháng khi kết thúc nghiên cứu.

Kết luận: Phương pháp mở rộng tế bào miễn dịch này đáp ứng được các yêu cầu ứng dụng lâm sàng trong điều trị ung thư và chứng minh được tính an toàn của liệu pháp này đối với bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu biến thể di truyền người Việt Nam

Vinh S Le, Kien T Tran, Hoa T P Bui, Huong T T Le, Canh D Nguyen, Duong H Do, Ha T T Ly, Linh T D Pham, Lan T M Dao, Liem T Nguyen

Hum Mutat. 2019 Oct;40(10):1664-1675. doi: 10.1002/humu.23835. Epub 2019 Jul 3

Tóm tắt

Các dự án giải mã bộ gen người quy mô lớn đã tạo ra cơ sở dữ liệu khổng lồ ở một số quần thể. Việt Nam có khoảng 95 triệu dân (quốc gia đứng thứ 14 về dân số trên thế giới) trong đó hơn 86% là người dân tộc Kinh. Cho đến nay, các nghiên cứu di truyền cho người Việt Nam chủ yếu dựa vào thông tin di truyền từ các quần thể khác. Do vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu về các biến dị di truyền của người Việt Nam là điều cần thiết để giải thích đúng các biến thể di truyền của người Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành giải mã toàn bộ hệ gen (whole genome sequencing) cho 105 mẫu và giải mã toàn bộ vùng mã hoá của gen (whole exome sequencing) cho 200 mẫu của 305 người Kinh Việt Nam (KHV) không có quan hệ họ hàng. Chúng tôi cũng bao gồm 101 bộ gen KHV khác đã được công bố trước đây để xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị gen người Việt Nam gồm 406 người KHV. Cơ sở dữ liệu KHV chứa 24,81 triệu biến thể (trong đó có 22,47 triệu đa hình nucleotide đơn (SNP) và 2,34 triệu indels) trong đó 0,71 triệu biến thể là mới. Nó bao gồm hơn 99,3% các biến thể với tần suất> 1% trong quần thể KHV. Đáng chú ý, cơ sở dữ liệu KHV cho thấy 107 biến thể được báo cáo trong cơ sở dữ liệu đột biến gen người là đột biến bệnh lý với tần suất trên 1% trong quần thể KHV. Cơ sở dữ liệu KHV (có tại https://genomes.vn) sẽ có lợi cho các nghiên cứu di truyền và ứng dụng y tế không chỉ cho dân số Việt Nam mà còn cho các nhóm dân cư có quan hệ họ hàng gần khác.

4. Chỉnh sửa gen MECP2 chính xác và hiệu quả bằng công cụ CRISPR/CAS9 trên tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng

Thi Thanh Huong Le, Ngoc Tung Tran, Thi Mai Lan Dao , Dinh Dung Nguyen , Huy Duong Do , Thi Lien Ha, Ralf Kühn, Thanh Liem Nguyen, Klaus Rajewsky, Van Trung Chu

Front Genet. 2019 Jul 2;10:625. doi: 10.3389/fgene.2019.00625. eCollection 2019.

Tóm tắt

Bệnh nhân mắc hội chứng Rett (RTT) bị khuyết tật nghiêm trọng về tinh thần và thể chất. Phần lớn bệnh nhân RTT mang đột biến dị hợp tử gen MECP2, là gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X mã hóa một yếu tố di truyền ngoại sinh rất quan trọng đối với chức năng tế bào thần kinh bình thường. Hiện nay không có liệu pháp điều trị hiệu quả nào cho hội chứng RTT và hiểu biết về các cơ chế tế bào chưa được đầy đủ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển một hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 nhắm mục tiêu và sửa chữa các vùng liên quan đến bệnh của trình tự mã hóa gen MECP2 tại exon 4. Kết quả chúng tôi đạt được hiệu suất tái tổ hợp tương đồng (HR) từ 20% đến 30% trong thử nghiệm trên các dòng tế bào người và dòng tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng (iPSC). Ngoài ra, chúng tôi đã đưa thành công đột biến MECP2 R270X vào gen MECP2 trong tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs). Do đó, bằng cách sử dụng công cụ CRISPR/Cas9, chúng tôi có thể sửa chữa các đột biến gen MECP2 với hiệu quả cao trong dòng iPSC. Tóm lại, chúng tôi cung cấp một chiến lược mới để nhắm mục tiêu sửa chữa gen MECP2 có khả năng áp dụng thành liệu pháp gen hoặc cho mô hình bệnh dựa trên iPSCs của hội chứng RTT.

Năm 2018:

1. Cải thiện chức năng đại tiện ở bệnh nhân thoát vị màng não tủy sau ghép tế bào đơn nhân tủy xương tự thân: Báo cáo 2 trường hợp

Nguyen Thanh Liem, Vu Duy Chinh, Nguyen Thi Thinh , Ngo Duy Minh, Hoang Minh Duc

Am J Case Rep, 2018; 19: 1010-1018 DOI: 10.12659/AJCR.909801

Tóm tắt

Mục đích: Rối loạn chức năng đại tràng chiếm từ 42,2-71.2% ở các bệnh nhân bị khe hở cột sống. Các phương pháp điều trị truyền thống có kết quả hạn chế. Mục đích của báo cáo này là nhằm trình bày sự cải thiện chức năng đại tiện ở 2 bệnh nhân rối loạn chức năng đại trnagf sau khi truyền tế bào đơn nhân tủy xương tự thân

Báo cáo 2 trường hợp . Hai bệnh nhân 14 tuổi và 11 tuổi bị mất chức năng đại tiện sau phẫu thuật thoát vị màng não tủy đã được ghép tế bào đơn nhân tủy xương tự thân 2 lần. Hai bệnh nhân này đã có chức năng đại tràng bình thương

Kết luận. Ghép tế bào đơn nhân tủy xương có thể cải thiện chức năng đại tiện như đã thấy ở 2 bệnh nhân bị dị tật khe hở đốt sống.

2. Hiệu quả của ghép tế bào đơn nhân tủy xương đối với chất lượng sống của trẻ bại não

Nguyen Thanh Liem , Nguyen Hoang Phuong and Nguyen Trung Kien

Health and Quality of Life Outcomes (2018) 16:164 https://doi.org/10.1186/s12955-018-0992-

Tóm tắt

Mục đích: Chất lượng sống là một yếu tố quan trọn để đánh giá hiệu quả điều trị bại não.Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiệu quả của truyền tế bào đơn nhân tủy xương tự thân (BMMNCs) đối với chất lượng sống của trẻ bại não.

Phương pháp: Từ tháng 12/2015-12/2017, 30 bệnh nhi từ 2-15 tuổi đã được truyền tế bào đơn nhân tủy xương 2 lần, cách nhau 3 tháng tại bệnh viện quốc tế Vinmec. Chức năng vận động và trương lực cơ được đánh giá bằng sử dụng thang đo GMFM-88 và điểm Ashworth cải tiến. Chất lượng sống được đánh giá ở thời điểm trước can thiệp và sau 6 tháng sử dụng bảng câu hỏi về chất lượng sống của trẻ bại não (CP QOL-Child) gồm 7 lĩnh vực.

19 bà mẹ và 11 ông bố ( tuổi trung bình là 36.1±6.8 tháng đã được mời để điền bộ câu hỏi ở thời điểm trước và sau can thiệp. Paired t-tests và phân tích hồi quy đa biến đã được sử dụng để đánh giá sự thay đổi chất lượng sống mối liên quan với GMFM.

Kết quả: Những thay đổi có ý nghĩa đã được nhận thấy trong chức năng vận động thô và co cứng cơ thể hiện bởi tổng điểm GMFM-88 , điểm của từng lĩnh vực, GMFM-66 và trương lực cơ (P < 0.001). Sáu tháng sau truyền điểm chất lượng sống đã tăng lên đáng kể (P < 0.001) ở tất cả lĩnh vực trừ khả năng tiếp cận dịch vụ. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy có sự kết hợp có ý nghĩa giữa tuổi và chất lượng sống, tuổi càng lớn, chất lượng sống càng cao trừ cảm giác về chức năng, đau và các lĩnh vực tàn tật. Độ chức năng vận động (GMFCS) có liên quan ngược với điểm đau và ảnh hưởng của các lĩnh vực tàn tật trong khi GMFM-88 liên quan thuận với chất lượng sống (P < 0.05).

Kết luận: Chất lượng sống của trẻ bại não tăng lên rõ rệt sau truyền tế bào đơn nhân tủy xương 6 tháng cùng với với sự cải thiện về chức năng vận động thô và trương lực cơ.

Năm 2017:

1. Kết quả truyền tế bào đơn nhân tủy xương tự thân cho trẻ bại não: Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, không có nhóm chứng

Liem Thanh Nguyen, Anh Tuan Nguyen, Chinh Duy Vu, Doan V. Ngo and Anh V. Bui

BMC Pediatrics (2017) 17:104 DOI 10.1186/s12887-017-0859-z

Tóm tắt

Mục đích: Liệu pháp tế bào đang nổi lên như là một phương pháp điều trị có thể cải thiện chức năng vận động ở trẻ bại não. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của ghép tế bào đơn nhân tủy xưogn tự thân ở các bệnh nhân bị bại não có liên quan đến thiếu o xy.

Phương pháp. Một nghiên cứu lâm sàng không nhóm chứng, nhãn mở đã được thực hiện tịa bệnh viện quốc tế Vinmec. Can thiệp bao gồm 2 lần truyền tế bào cách nhau 3 tháng. Đanh giá chức năng vận động được thực hiện sau truyền tế bào 3 tháng và 6 tháng sử dụng thang đo GMFM, co cứng cơ đuwocj đanh giá bằng điểm Ashworth cảo tiến.

Kết quả. Không có biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhân trong suốt quá trình nghiên cứu. 12 bệnh nhân có sốt nhưng không phải do nhiễm trùng, 9 bệnh nhân bị nôn nhưng đều hết vưới điều trị thông thường. Chức năng vận động thô cải thiện có ý nghĩa sau 3 thág và 6 tháng. Tổng điểm GMFM 88, điểm cho từngh tiêu chí, và GMFM 66 đều tăng có ý gnhiax so với trước điều trị. Co cứng cơ đã giảm có ý nghĩa. Hiệu quả điều trị tưogn đương theo tjuooir, giưới và mưucs độ GMFM.

Kết luận. Ghép tế bào đơn nhân tủy xương tự thân an toàn và iệu quả cho trẻ bị bại não.

2. Ghép tế bào đơn nhân tủy xương điều trị loạn sản phế quản phổi: Báo cáo một trường hợp

Nguyen Thanh Liem, Tran Lien Anh, Trieu T. Hong Thai, Bui Viet Anh.

Am J Case Rep, 2017; 18: 1090-1094 DOI: 10.12659/AJCR.905244

Tóm tắt

Loạn sản phế quản phổi là bệnh không thể chữa khỏi. Nghiên cứu này báo cáo điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh 30 tuần bị loạn sản phế quản phổi bằng ghép tế bào gốc đơn nhân tủy xương.

Mục đích: Loạn sản phế quản phổi là bệnh nan y. Nghiên cứu này nhằm báo cáo điều trị thành công loạn sản phế quản phổi cho trẻ sơ sinh 30 tuần bằng ghép tế bào đơn nhân từ tủy xương

Báo cáo ca bệnh. Trẻ đẻ non bị loạn sản phế quản phổi phải thở oxy suốt 4 tháng sau sinh đã được ghép tế bào gốc tủy xương. Tế bào đơn nhân được phân lập bằng phương pháp li tâm sau đó được truyền qua ống nội khí quản kết hợp với tĩnh mạch. Sau truyền, bệnh nhân đã có cải thiện quan trọng về độ bão hòa o xy và CT phổi. Và dần dần cai được oxy.

Kết luận: Ghép tế bào gốc đơn nhân từ tủy xương là một phương pháp điều trị hứa hẹn cho loạn sản phế quản phổi.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec