Cây mắc kẹn có công dụng gì?

Cây mắc kẹn có màu trắng, mọc thành chùm và thường được tìm thấy ở các tinh miền Bắc Việt Nam. Trong y học, chúng thường được sử dụng điều chế thuốc và các sản phẩm khác.

1. Cây mắc kẹn là gì?

Cây mắc kẹn (Aesculus Sinensis Bunge) là một loại thảo dược. Cây mắc kẹn cũng chứa một chất làm loãng máu. Nó làm cho chất lỏng khó rò rỉ ra khỏi tĩnh mạch và mao mạch, điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước (phù nề). Quả cây mắc kẹn có chứa hạt trông giống như hạt dẻ nhưng nó có vị đắng.

Mọi người thường dùng chiết xuất cây mắc kẹn bằng đường uống để điều trị tuần hoàn kém gây sưng chân (suy tĩnh mạch mãn tính). Loại thảo dược này cũng được sử dụng cho nhiều tình trạng khác, nhưng không có bằng chứng khoa học tốt để hỗ trợ những công dụng khác này.

Hãy cẩn thận để không nhầm lẫn cây mắc kẹn với cây mắc kẹn California hoặc Ohio. Một số người gọi bất kỳ loại này là cây mắc kẹn, nhưng chúng là những loại cây khác với tác dụng khác nhau.

2. Cây mắc kẹn có tác dụng gì?

Trong Y Học Cổ Truyền, việc lưu thông máu kém có thể khiến chân phù nề, uống 300mg chiết xuất cây mắc kẹn tiêu chuẩn hóa bằng đường uống có thể làm giảm một số triệu chứng, chẳng hạn như giãn tĩnh mạch, đau, mệt mỏi, phù chân, ngứa và giữ nước. Nhưng nó có thể kém hiệu quả hơn vỏ cây thông biển trong việc giảm sưng phù chân và chuột rút.

Người ta quan tâm đến việc sử dụng cây mắc kẹn cho một số mục đích khác, nhưng không có đủ thông tin đáng tin cậy để nói liệu nó có thể hữu ích hay không.

Cây mắc kẹn
Cây mắc kẹn chứa một chất làm loãng máu

3. Phản ứng phụ của cây mắc kẹn

Khi dùng bằng đường uống, các sản phẩm chiết xuất từ ​​cây mắc kẹn được tiêu chuẩn hóa có thể an toàn cho hầu hết mọi người nếu sử dụng ngắn hạn. Chỉ sử dụng các sản phẩm đã được loại bỏ esculin (là chất độc hại). Các sản phẩm từ cây mắc kẹn đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, đau dạ dày và ngứa.

Hạt, vỏ, hoa và lá cây mắc kẹn thô có chứa esculin nên không an toàn khi sử dụng. Các dấu hiệu ngộ độc esculin bao gồm đau bụng, co giật cơ, suy nhược, nôn mửa, tiêu chảy, trầm cảm và tê liệt. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn vô tình ăn cây mắc kẹn sống.

Khi thoa lên da, không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu cây mắc kẹn có an toàn hay không. Một số người bị dị ứng với cây mắc kẹn.

4. Các cẩn trọng cần phải chú ý khi sử dụng cây mắc kẹn

Những đối tượng sau đây cần phải cẩn trọng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi có ý định sử dụng cây mắc kẹn:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hạt, vỏ, hoa, lá còn sống không an toàn và có thể dẫn đến tử vong. Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu các sản phẩm chiết xuất từ ​​cây mắc kẹn có an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú hay không, ngay cả khi chúng đã được loại bỏ hóa chất độc hại esculin;
  • Trẻ em: Trẻ em đã bị ngộ độc do uống một loại trà làm từ lá và cành cây, hoặc do ăn hạt cây mắc kẹn;
  • Rối loạn chảy máu: Cây mắc kẹn có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng cây mắc kẹn có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu;
  • Các vấn đề về tiêu hóa: Hạt và vỏ cây mắc kẹn có thể gây kích ứng dạ dày. Không sử dụng nó nếu bạn bị rối loạn ruột hoặc dạ dày;
  • Bệnh gan: Có một báo cáo về tổn thương gan liên quan đến việc sử dụng cây mắc kẹn. Nếu bạn có một tình trạng gan, tốt nhất là nên tránh sử dụng cây mắc kẹn;
  • Dị ứng với latex: Những người bị dị ứng với latex cũng có thể bị dị ứng với cây mắc kẹn;
  • Bệnh thận: Có một lo ngại rằng cây mắc kẹn có thể làm cho bệnh thận nặng hơn. Không sử dụng nó nếu bạn có vấn đề về thận;
  • Phẫu thuật: Cây mắc kẹn có thể làm chậm quá trình đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu nếu được sử dụng trước khi phẫu thuật. Người sử dụng cây mắc kẹn nên dừng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
cây mắc kẹn
Hạt, vỏ, hoa và lá cây mắc kẹn thô có chứa esculin nên không an toàn khi sử dụng

5. Liều lượng thuốc chứa cây mắc kẹn

Người lớn sử dụng chiết xuất cây mắc kẹn với liều 300-600 mg đường uống hàng ngày trong 8-12 tuần. Hầu hết các sản phẩm chiết xuất từ ​​cây mắc kẹn chứa 16% đến 20% triterpene glycoside (saponin), được gọi là "aescin" trên nhãn sản phẩm. Chỉ sử dụng các sản phẩm làm từ cây mắc kẹn đã được loại bỏ esculin, một hóa chất độc hại. Đặc biệt, luôn nói chuyện với thầy thuốc chăm sóc sức khỏe để tìm ra liều lượng có thể tốt nhất cho một tình trạng cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

625 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan