Có nên bấm huyệt chữa tim mạch?

Xoa bóp bấm huyệt giúp cho khí huyết lưu thông, hỗ trợ và tham gia điều trị một số bệnh lý nội khoa, trong đó có một số tình trạng bệnh lý tim mạch. Hãy cùng tìm hiểu cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch trong bài viết sau.

1. Bấm huyệt chữa bệnh tim nhịp chậm

Một số trường hợp mắc bệnh tim nhịp chậm nguy hiểm, nguyên nhân là do chứng nghẽn tim hoặc do cơ tim bị thương tổn (nhồi máu cơ tim). Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi và trẻ em mắc một số bệnh lý tim bẩm sinh.

Hiện nay, để điều trị nhịp tim chậm theo Y Học Hiện Đại có hai phương pháp chính là dùng thuốc và cấy máy tạo nhịp tim. Các biện pháp làm chậm quá trình xơ vữa động mạch như kiểm soát huyết áp, phòng ngừa thừa cân béo phì, giảm mỡ máu, tập thể dục đều đặn,... được cho là có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa nhịp tim chậm.

Bên cạnh đó, bạn có thể tự xoa bóp, bấm huyệt để hỗ trợ điều trị tim nhịp chậm. Bạn hãy ngồi thả lỏng người, lấy ngón cái tay này đặt vào huyệt nội quan tay kia, bốn ngón tay còn lại đỡ phần phía dưới cổ tay. Sau đó, hãy từ từ, nhẹ nhàng day và bấm huyệt này.

Vị trí huyệt nội quan nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (khi bạn gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong sẽ thấy rõ khe giữa hai gân cơ này), huyệt nằm ở trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn.

Bạn dùng ngón tay cái day bấm lần lượt từng bên, tác động mỗi bên trong 2 - 3 phút với một lực tương đối mạnh sao cho đạt tới cảm giác tức nặng lan xuống bàn tay là được.

Huyệt nội quan là huyệt tổng trong điều trị bệnh vùng ngực, huyệt có tác dụng định tâm, an thần, lý khí, thanh tâm, trấn thống, kích thích và điều chỉnh sự co bóp, tống đẩy máu và oxy đi nuôi tế bào.

Tiếp theo, bạn lấy hai ngón tay cái đồng thời day huyệt hạ quan hai bên. Khi bạn ngậm miệng lại, huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má. Huyệt có vai trò thúc đẩy tăng cường oxy cho tim.

Day bấm huyệt Nhân trung: Huyệt có vai trò kích thích hệ thần kinh thực vật và trung khu hô hấp, có tác dụng khai khiếu, tỉnh thần, cung cấp oxy cho tế bào não.

Day bấm huyệt Đản trung, rồi đến huyệt Khí hải, Quan nguyên và Túc tam lý. Đây là bộ huyệt có vai trò nâng cao và điều hòa chính khí của cơ thể, thúc đẩy dưỡng khí đi nuôi tim và não.

Huyệt Đản trung nằm ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (nam giới) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (phụ nữ).

Huyệt Khí hải nằm ở dưới rốn 1,5 thốn, trên đường giữa bụng. Huyệt Quan nguyên nằm dưới rốn 3 thốn, cũng trên đường giữa bụng

Huyệt Túc tam lý được xác định bằng cách duỗi thẳng chân tìm điểm hõm phía ngoài đầu gối rồi đo xuống dưới theo xương mào chày 3 thốn, đo ra ngoài 1 khoát.

Để đạt được hiệu quả cao, bạn cần kiên trì thực hiện phương pháp này hằng ngày. Mỗi huyệt cần day bấm từ 2 - 3 phút, động tác nhẹ nhàng, chậm rãi thấm sâu.

bấm huyệt đản trung
Bấm huyệt có thể hỗ trợ điều trị bệnh tim.

2. Bấm huyệt chữa tim mạch - cơn đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực xuất hiện là do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim. Đây là một bệnh lý thường gặp ở người lớn bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường,... Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và ở mọi nơi, mọi chỗ. Khi bạn không có một viên thuốc cấp cứu trong người, để có thể xử lý tại chỗ thì bạn có thể dùng một trong những phương pháp phòng và chữa cơn đau thắt ngực bằng cách xoa bóp bấm huyệt sau:

  • Bấm huyệt Thiếu xung: Đây là huyệt có tác dụng chữa co thắt động mạch vành. Huyệt nằm ở đầu ngón tay út, cách gốc móng ngón tay về phía trong khoảng 2mm.

Bạn có thể tự dùng bàn tay phải để xoa bấm đầu ngón tay út bên trái và ngược lại, chú ý xoa day vùng huyệt. Hoặc bạn cũng có thể dùng đầu bút bi ấn nhẹ vào huyệt này.

Nếu có kim châm sạch, bạn có thể chích nặn chút máu đen ở huyệt thiếu xung sẽ có tác dụng cắt ngay cơn đau tim.

  • Xoa bấm lòng bàn tay: Trên lòng bàn tay chúng ta có các vùng kích thích phản xạ tim mạch có tác dụng cắt cơn đau tim. Vùng phản xạ tim mạch nằm ở dưới ngón tay đeo nhẫn và ngón tay út. Bạn có thể dùng ngón cái của bàn tay phải ấn nhẹ lên vùng phản xạ trên tay trái. Nếu ấn thấy có điểm đau ở trên vùng phản xạ thì bạn hãy xoa day nhẹ để cắt cơn đau. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngón tay véo nhẹ ở vùng da trước tim.

Hằng ngày, bạn nên xoa, bấm vùng phản xạ tim mạch hoặc phối hợp với các biện pháp ấn ép ngón tay, bấm huyệt thiếu xung để có tác dụng giãn mạch vành nuôi dưỡng cơ tim.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phương pháp bấm huyệt chữa tim mạch này là những phương pháp kết hợp với điều trị bằng thuốc. Việc sử dụng các thuốc điều trị tim mạch theo chỉ định của bác sĩ vẫn là điều cần thiết.

Bài viết tham khảo: suckhoedoisong.vn, soytehoabinh.gov.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tìm hiểu tổng quan về huyệt Cách Du

    Huyệt Cách Du giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của con người, có tác dụng điều trị nhiều vấn đề sức khỏe toàn thân như cao huyết áp, thiếu máu, thường xuyên đổ mồ hôi,...

    Đọc thêm
  • huyệt dương bạch
    Tác dụng khi day huyệt dương bạch

    Huyệt dương bạch là huyệt nằm trong hệ thống đường kinh Đởm ở vị trí số 14, hội với kinh Dương Minh và Dương Duy Mạch. Theo Trung Y Cương Mục, Dương có nghĩa là phía trên, phía trước, bên ...

    Đọc thêm
  • huyệt dương cốc
    Vị trí và tác dụng huyệt dương cốc

    Trong số các huyệt vị trên cơ thể, huyệt dương cốc là huyệt đạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể châm cứu, bấm huyệt dương cốc hoặc phối hợp với các huyệt khác để điều trị nhiều ...

    Đọc thêm
  • Ngứa hai cẳng chân
    Vị trí và tác dụng của huyệt dương giao

    Trong số các huyệt đạo ở chân, huyệt dương giao đóng vai trò rất quan trọng. Các bác sĩ Y Học Cổ Truyền có thể bấm huyệt, châm cứu tại huyệt dương giao hoặc phối hợp với các huyệt khác ...

    Đọc thêm
  • huyệt phủ xá
    Vị trí và tác dụng của huyệt phủ xá

    Huyệt phủ xá là huyệt thứ 13 nằm trong nhóm Kinh mạch Tỳ, liên quan đến các vấn đề ruột dư viêm, đau do thoát vị... Vậy vị trí huyệt phủ xá nằm ở đâu và tác dụng huyệt phủ ...

    Đọc thêm