Công dụng của cây rau tần

Cây rau tần (cây húng chanh) là một trong những vị thuốc dân gian được sử dụng phổ biến để điều trị các chứng bệnh như ho, cảm cúm, sốt... Cây thuốc này được đánh giá an toàn, lành tính nên được áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. Có nhiều hãng dược đã chiết xuất tinh dầu cây rau tần trị ho rất hiệu quả.

1. Lá rau tần có tác dụng gì?

Cây rau tần thuộc họ hoa môi, có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus, thuộc cây thân thảo, cùng họ với kinh giới bạc hà...

Cây rau tần là một loại cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, rau tần được là một thực phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Rau tần có thể đem nấu cháo hay xào với thịt bò, nấu canh chua, làm rau sống... Mặc dù được dùng nhiều nhưng không phải ai cũng biết cây rau tần có tác dụng gì?

Theo Y học hiện đại, cây rau tần có chứa phenolic, salicylat, carvacrol và eugenil, colein. Rau tần có tác dụng tương tự như kháng sinh, có tính kháng khuẩn tốt. Nhờ các hoạt chất này, rau tần có tác dụng rất tốt trên những vi khuẩn xâm nhập ở họng, miệng, đường ruột.

Theo đông y, cây rau tần có vị the đắng, tính bình, ôn, mùi thơm. Cây rau tần có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Ở Philippines, lá húng chanh tươi được dùng để đắp ngoài vết bỏng, đắp trán trị nhức đầu. Người Trung Quốc lại dùng nước ép lá rau tần trị ho ở trẻ em, chữa động kinh và co giật. Hay tại Ấn Độ, lá cây rau tần lại dùng để điều trị bệnh về đường tiết niệu...

Một số tác dụng phổ biến của cây rau tần:

  • Cây rau tần trị ho, có tác dụng rất tốt trên cả những bệnh nhân bị ho lâu ngày. Điều đáng lưu ý là cây rau tần là một thành phần được sử dụng rất nhiều trong các loại siro ho của trẻ nhỏ.
  • Rau tần chữa viêm họng, viêm phế quản.
  • Làm thuyên giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị cảm cúm, sốt do yếu tố thời tiết khí hậu.
  • Cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Trị đau nhức do bị côn trùng cắn.
  • Giảm các triệu chứng dị ứng ngoài da, nổi mày đay hay một số bệnh lý về da khác.

2. Cách sử dụng rau tần đúng cách

Cây rau tần cũng được xem như một vị thuốc nên khi sử dụng cũng cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Có nhiều cách sử dụng khác nhau để dùng cây rau tần chữa bệnh nhưng phổ biến nhất là dùng tươi trực tiếp. Lấy cây rau tần đem rửa sạch rồi giã nát lấy nước uống trực tiếp, bã dùng để đắp lên vùng cần điều trị. Hoặc có thể đem sắc lên như trà để uống.

Nước ép cây rau tần có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn nhưng liều lượng khác nhau. Ở trẻ em, khuyến cáo nên dùng mỗi lần 1 muỗng cà phê nước ép rau tần, các lần cách nhau 2 giờ và không dùng quá 4 lần trong một ngày. Còn đối với người lớn, liều sử dụng cũng là 1 muỗng cà phê cho 1 lần uống nhưng mỗi lần cách nhau 1 giờ đồng hồ.

Một số bài thuốc tham khảo ứng dụng từ cây rau tần để trị bệnh:

2.1. Trị ho

Đây là tác dụng phổ biến nhất của cây rau tần. Cây rau tần tốt cho cả những bệnh nhân ho thông thường hoặc ho lâu ngày không khỏi. Cách dùng:

  • Lấy lá rau tần tươi rửa sạch, cắt nhỏ rồi chưng cách thủy với đường phèn.
  • Sau chưng vắt lấy nước uống, bã ăn trực tiếp hoặc ngậm nuốt cùng nước đều được.
  • Dùng như vậy mỗi ngày 1 lần trong 3 đến 5 ngày, triệu chứng ho cải thiện rất tốt.

2.2. Cây rau tần trị cảm cúm do thời tiết, chữa sốt

  • Giã nát lá rau tần tươi cùng với nước sôi để nguội và chút muối
  • Lọc lấy nước uống trực tiếp, còn bã đem trộn với rượu rồi đắp vào trán sẽ làm hạ thân nhiệt nhanh hơn.

2.3. Cây rau tần chữa viêm họng viêm phế quản

  • Nhai trực tiếp lá cây rau tần, nuốt dần dần.
  • Mỗi ngày làm một lần liên tục như vậy cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

2.4. Cây rau tần chữa dị ứng, nổi mày đay

  • Dùng lá tần khô sắc với nước đến khi cạn còn 1 bát thì chia làm 3 lần, uống trong ngày.
  • Đồng thời, sử dụng lá rau tần tươi giã nát rồi đắp lên các nốt mày đay hay những chỗ bị dị ứng.
  • Hiệu quả cải thiện triệu chứng rất tốt.

2.5. Dùng cây rau tần để điều trị các vết thương do côn trùng gây nên

Ngay sau khi bị cắn, lấy ngay 20g lá rau tần tươi giã nát đắp vào chỗ bị đau, vết cắn sẽ hết đau nhanh, giảm sưng trong thời gian ngắn.

2.6. Cây rau tần chữa hôi miệng

Cây rau tần có thể chữa được hôi miệng bằng cách đun lá rau tần khô với nước dùng để súc miệng hoặc ngậm mỗi ngày. Khác với các bài trị bệnh khác, để chữa hôi miệng, sau khi súc miệng nên nhổ đi, không nên nuốt.

3. Một số lưu ý khi sử dụng cây rau tần

Chống chỉ định dùng cây rau tần để chữa bệnh trên những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của cây rau tần. Cây rau tần có rất nhiều lông tơ nên dễ gây kích ứng khi sử dụng. Cần lưu ý ở những phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Có rất nhiều người thắc mắc về tác hại của rau tần. Trên thực tế, không chỉ riêng cây rau tần mà tất cả các loại cây hay vị thuốc khác, nếu sử dụng không đúng đều sẽ gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, không tự ý sử dụng cây rau tần để trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để hiểu hơn về cách sử dụng cây rau tần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

113.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Quất hồng bì ngâm mật ong
    Cách ngâm quất hồng mật ong đánh bay cơn ho

    Nếu bạn đang thắc mắc “quất hồng bì ngâm mật ong có tác dụng gì?” hay “tác dụng của quất hồng bì ngâm mật ong ra sao?” thì video này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.

    Đọc thêm
  • Trangusa AAA
    Công dụng thuốc Trangusa AAA

    Thuốc Trangusa AAA được bào chế dưới dạng kem bôi da, có thành phần chính là Dexamethason acetat và Cloramphenicol. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da.

    Đọc thêm
  • Tanacitoux
    Công dụng thuốc Tanacitoux

    Thuốc Tanacitoux thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được dùng để làm loãng đường, long đờm, chữa ho, điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm mũi họng kèm theo triệu chứng nhiều đờm. Thuốc ...

    Đọc thêm
  • manpos
    Công dụng thuốc Manpos

    Thuốc Manpos được sử dụng chống ký sinh trùng, nhiễm khuẩn và kháng khuẩn. Trước khi sử dụng thuốc Manpos, bạn nên hỏi thêm ý kiến hướng dẫn từ bác sĩ. Sau đây là một chia sẻ giúp bạn đọc ...

    Đọc thêm
  • Axtoxem
    Công dụng thuốc Axtoxem

    Axtoxem thuộc nhóm thuốc kháng sinh, chứa thành phần Cefpodoxime proxetil và tá dược vừa đủ. Thuốc có dạng bào chế viên nén, tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Axtoxem sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều ...

    Đọc thêm