Vị trí và tác dụng huyệt ngư tế

Huyệt ngư tế hay có tên gọi khác là huyệt tế ngư, có xuất xứ từ thiên bản du. Tác dụng của huyệt ngư tế đó là có thể điều trị tích cực hòa vị, lợi họng, giảm sốt,... Việc vận dụng huyệt đạo này vào điều trị một số bệnh là phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân biết đến và sử dụng. Để có thể hiểu rõ hơn về vị trí huyệt ngư tế cũng như hình ảnh huyệt ngư tế trên cơ thể, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Huyệt ngư tế là gì?

Huyệt ngư tế hay gọi là tế ngư là huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh. Giải thích tên gọi đơn giản được hiểu như sau: Ngư ( có nghĩa là cá); Tế ( có nghĩa là lề, bờ).

Huyệt này nằm ở vị trí giáp danh nhau của vùng da trắng và vùng da đỏ, Huyệt nằm ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây tương tự với chỗ tiếp giáp cả da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá. Do đó mà có tên là Ngư tế, đó chính là hình ảnh huyệt ngư tế.

2. Vị trí của huyệt ngư tế

Ở mặt trong của lòng bàn tay, lấy trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp giáp phần da đổi màu. Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt, cần sờ kỹ để xác định sao cho chính xác.

Xác định bằng giải phẫu: Bờ ngoài cơ dạng ngắn ở ngón tay cái, xương bàn tay một. Dây thần kinh để vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa. Da vùng huyệt chi phối bằng tiết đoạn thần kinh C6.

vị trí huyệt ngư tế
Hình ảnh thể hiện vị trí huyệt ngư tế

3. Tác dụng của huyệt ngư tế

Về mặt tác dụng, huyệt tế ngư được áp dụng nhiều trong y học do khả năng cải thiện tình trạng của người bệnh nhanh chóng. Trong đó, những công dụng chính của huyệt đạo tế ngư này bao gồm:

  • Tác dụng tại chỗ: làm đau lòng bàn tay, làm nóng bàn tay.
  • Giúp chữa trị: ho, ho ra máu, lao phổi, sốt, đau đầu, đau sưng họng.

4. Cách châm cứu huyệt ngư tế

Huyệt tế ngư được châm cứu bằng cách: Hướng mũi kim về lòng bàn tay, châm sâu, thẳng 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-15 phút.

5. Các huyệt đạo có thể phối hợp với huyệt ngư tế điều trị một số chứng bệnh khác

  • Phối Thái Uyên trị viêm phế.
  • Phối Thái Khê trị rối loạn khí ở Phế
  • Phối Thái Bạch trị loạn khí
  • Phối Xích Trạch trị nôn máu (Giáp Ất Kinh).
  • Phối Chi Chính , Côn Lôn , Hợp Cốc , Thiếu Hải , Uyển Cốt trị cường (Giáp Ất Kinh).
  • Phối Dịch Môn trị họng đau (Bách Chứng Phú).
  • Phối Kinh Cừ với thông Lý trị tắc tuyến mồ hôi (Loại Kinh Đồ Dực).
  • Phối Hợp Cốc với phong phủ trị nói không thấy tiếng.
  • Phối Cự Cốt , Xích Trạch trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Khúc Tuyền , Thần Môn trị phổi bị xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Phế Du trị trẻ nhỏ bị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Côn Lôn , Thừa Sơn trị chuột rút (vọp bẻ) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Huyệt ngư tế có rất nhiều tác dụng giúp điều trị nhiều chứng bệnh hiệu quả, cải thiện sức khỏe. Việc phối cùng các huyệt đạo khác trên cơ thể giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Hiện nay đã có rất nhiều phòng khám Đông y chất lượng tốt, vì vậy người bệnh có thể tìm đến đây để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan