Cơn đau thắt ngực: dấu hiệu hẹp động mạch vành ở nam và nữ

Tình trạng hẹp động mạch vành và cơn đau thắt ngực có sự khác biệt ở nam và nữ, giữa hai giới sẽ trải qua các triệu chứng bệnh tim mạch khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận biết được triệu chứng và thay đổi các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ để bảo vệ tốt tim mạch của mình.

1. Thực trạng hẹp động mạch vành và các cơn đau thắt ngực ở nam và nữ

Một nghiên cứu gần đây đã đặt ra câu hỏi về những triệu chứng điển hình ở bệnh tim mạch đối với cả nam và nữ. Nghiên cứu này làm rõ rằng: phụ nữ thường sẽ trải qua cơn đau thắt ngực nhiều hơn so với nam giới nhưng mức độ hẹp động mạch vành của họ lại ít hơn.

1.1 Kết quả của cuộc nghiên cứu

Theo kết quả được trình bày tại Hội nghị của Hội Tim Mạch Học Hoa Kỳ (American College of Cardiology - ACC), khả năng mắc bệnh hẹp động mạch vành hoặc hẹp ở mức độ nhẹ của phụ nữ thấp hơn nam giới gấp 3 lần (phụ nữ có tỉ lệ là 11% trong khi nam giới tỉ lệ hẹp động mạch vành chiếm khoảng 34%). Chính vì thế, trong số tổng người tham gia nghiên cứu, phụ nữ chỉ khoảng 23% (khoảng 1.100 phụ nữ), trong khi nam khoảng 4.000 người.

Phụ nữ xuất hiện nhiều cơn đau thắt ngực nhưng lại ít bị hẹp động mạch vành hơn so với nam
Phụ nữ xuất hiện nhiều cơn đau thắt ngực nhưng lại ít bị hẹp động mạch vành hơn so với nam

Khi xem xét kết quả dựa vào yếu tố giới tính, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh hẹp động mạch vành thấp hơn, hoặc hẹp ở mức độ ít nghiêm trọng hơn nhiều so với nam giới, nhưng tỷ lệ phụ nữ trải qua cơn đau thắt ngực lại cao hơn 38%. Kết quả này không thay đổi sau khi được kết hợp thêm các yếu tố về tuổi tác, chủng tộc, việc sử dụng thuốc, hút thuốc, tiểu đường, huyết áp cao, chức năng của thận và tim.

1.2 Nhận xét từ các chuyên gia

Theo bác sĩ Harmony Reynolds, Giám đốc Trung tâm Bệnh tim mạch phụ nữ Sarah Ross Soter tại Bệnh viện NYU Langone Health và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Ngay cả khi phụ nữ có mức độ xơ vữa động mạch vành ít hơn, họ vẫn trải qua nhiều triệu chứng hơn so với nam giới."

Bác sĩ Reynolds cho rằng: có thể khả năng cảm nhận khi nào cơ tim không nhận đủ lưu lượng máu cần thiết của phụ nữ tốt hơn hơn nam giới. Sự khác biệt về tình trạng đau thắt ngực giữa phụ nữ và nam giới có thể liên quan đến hệ thần kinh. Nữ giới sẽ nhận thấy được tình trạng thiếu máu cơ tim của mình sớm hơn, ngay khi tình trạng xơ vữa động mạch vẫn còn ở mức độ nhẹ.

2. Lưu ý trong việc điều trị bệnh tim cho phụ nữ

Cơn đau thắt ngực có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày của một người.

Đau thắt ngực có sự khác biệt giữa nam và nữ. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ bị đau ngực dữ dội hơn mặc dù tình trạng bệnh có thể ít nghiêm trọng hơn nam giới. Bên cạnh các cơn đau thắt ngực, phụ nữ cũng có thể cảm thấy bị khó thở, buồn nôn, nôn và đau bụng.

Ở phụ nữ, các cơn đau thắt ngực xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn so với nam giới
Ở phụ nữ, các cơn đau thắt ngực xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn so với nam giới

Bác sĩ Martha Gulati, Giám đốc Khoa Tim mạch của Trường Đại học Y Arizona tại Phoenix, nhấn mạnh rằng nếu một phụ nữ đến bệnh viện với triệu chứng đau ngực nhưng không có dấu hiệu tắc nghẽn động mạch vành, cần tiếp tục thực hiện các xét nghiệm bổ sung hoặc tư vấn với các bác sĩ chuyên về bệnh tim mạch phụ nữ. Điều này là quan trọng để có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.

Đau thắt ngực xảy ra khi một hoặc nhiều động mạch không cung cấp đủ máu để nuôi cơ tim. Mặc dù không có dấu hiệu hẹp động mạch vành nhưng các cơn đau thắt ngực thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ ở Hoa Kỳ.

3. Triệu chứng đau thắt ngực và những nguy cơ có thể xảy ra

Thiếu máu cơ tim được xem là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu, là vấn đề được nhiều y bác sĩ trên toàn thế giới quan tâm.

Trong số các nguy cơ, nguy hiểm nhất chính là nhồi máu cơ tim cấp, xảy ra khi tắt nghẽn một (hoặc nhiều) nhánh của mạch máu một cách đột ngột. Điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim hay nặng hơn, là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, người mắc hội chứng mạch vành mạn thường có dấu hiệu đau thắt ngực, luôn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Mức độ và nguy cơ này tùy thuộc vào mức độ và số lượng động mạch bị tắc nghẽn.

4. Cải thiện tình trạng đau thắt ngực

Kiểm soát tốt các nguy cơ hình thành và tiến triển bệnh động mạch vành sẽ góp phần cải thiện được tình trạng xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Lời khuyên dành mọi người đang có vấn đề về tim mạch, hoặc đơn giản hơn muốn nâng cao sức khoẻ của bản thân:

● Ngồi một chỗ ít lại, hoạt động thể chất nhiều hơn. Yoga, bơi lội, đạp xe đều là những dạng bài luyện tập tốt cho tim mạch. Nếu không có quá nhiều thời gian và sức khoẻ, bạn cũng có thể lựa chọn đi bộ chậm mỗi ngày.

● Thực hiện các chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân.

● Ngủ đủ giấc

● Giữ cho trạng thái tinh thần luôn được thoải mái

● Hạn chế với các chất kích thích hoặc gây nghiện như cồn, caffeine, nicotine

Cải thiện cuộc sống nhằm ngăn chặn các cơn đau thắt ngực nguy hiểm
Cải thiện cuộc sống nhằm ngăn chặn các cơn đau thắt ngực nguy hiểm

Đau thắt ngực là một triệu chứng quan trọng và không nên bị xem thường. Nếu bạn hoặc người thân của bạn trải qua các cơn đau thắt ngực hoặc bất kỳ triệu chứng tim mạch nào khác, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Điều này có thể giúp ngăn chặn kịp thời các vấn đề tim mạch nguy hiểm, trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Biến chứng tim mạch
    Biến chứng tim mạch trong các bệnh nhiễm trùng

    Trong các bệnh cảnh nhiễm trùng, biến chứng tim mạch là một rối loạn nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Một số rối loạn tim mạch thường gặp trong các bệnh lý ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Eftifarene 20 mg
    Công dụng thuốc Eftifarene 20 mg

    Thuốc Eftifarene 20mg có thành phần chính là Trimetazidin và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng cho người lớn trong liệu pháp bổ sung và trị liệu cho những người bệnh đau thắt ngực ổn định ...

    Đọc thêm
  • Madodipin
    Công dụng thuốc Madodipin

    Madodipin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Canxi, có thành phần chính là Amlodipin. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh về tim mạch. Thông tin chi tiết về thuốc Madodipin được trình bày chi tiết trong bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Lipitra
    Công dụng thuốc Lipitra

    Thuốc Lipitra chứa thành phần chính là Atorvastatin. Hiện nay, trên thị trường biệt dược Lipitra có 3 hàm lượng chính là 10mg, 20mg và 40mg. Đây là thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị tăng lipid máu. ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Dalopin
    Công dụng thuốc Dalopin

    Thuốc Dalopin được chỉ định sử dụng điều trị hiệu quả cho các trường hợp có cơn đau thắt ngực ổn định, nhồi máu cơ tim hoặc tăng huyết áp. Dalopin sẽ phát huy công dụng điều trị tối ưu ...

    Đọc thêm