Tiểu không tự chủ - mất kiểm soát bàng quang là tình trạng phổ biến thường gặp ở những người lớn tuổi, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiểu không tự chủ từ nhẹ chẳng hạn như đi tiểu khi bạn ho hoặc hắt hơi đến mức độ nặng như đi tiểu quá đột ngột, khiến bạn không kịp đi vệ sinh.
1. Dấu hiệu của tình trạng tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước xảy ra một cách bị động. Lượng nước tiểu bị rò rỉ có thể tăng từ từ.
Tiểu không tự chủ có thể chia thành 4 loại như sau:
- Tiểu không tự chủ do căng thẳng: xảy ra khi bàng quang bị áp lực do hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng những vật nặng
- Tiểu không tự chủ do sự tác động: do sự thôi thúc đột ngột khiến bạn không kịp đi tiểu. Bạn có thể phải đi tiểu suốt đêm và thường xuyên. Tiểu không tự chủ có thể được gây ra bởi một vấn đề nhỏ như nhiễm trùng hoặc do tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn thần kinh, tiểu đường
- Tiểu không tự chủ do ứ đọng: nước tiểu ứ đọng tạo lực lên bàng quang gây nên sự rò rỉ.
- Tiểu không tự chủ hỗn hợp: xảy ra khi các loại tiểu tự chủ kết hợp với nhau
Nếu tiểu không tự chủ xảy ra thường xuyên hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
2. Nguyên nhân gây nên tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ không phải là bệnh, đó là một triệu chứng. Nó có thể được gây ra bởi thói quen hàng ngày, điều kiện y tế tiềm ẩn hoặc các vấn đề liên quan đến thể chất.
Một số đồ uống, thực phẩm và thuốc như thuốc lợi tiểu có thể kích thích bàng quang của bạn và tăng lượng nước tiểu, bao gồm:
- Rượu
- Caffeine
- Đồ uống có ga và nước lấp lánh
- Chất ngọt nhân tạo
- Sô cô la
- Ớt
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị, đường hoặc axit, đặc biệt là trái cây họ cam quýt
- Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, thuốc an thần và thuốc giãn cơ
- Vitamin C lượng lớn
Tiểu không tự chủ cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề về sức khỏe dễ điều trị, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể gây kích thích bàng quang của bạn, khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn, và đôi khi không thể tự chủ.
- Táo bón: Trực tràng nằm gần bàng quang và liên kết nhiều dây thần kinh với nhau. Chất thải nén trong trực tràng tác động khiến các dây thần kinh này hoạt động quá mức và tăng tần số tiết niệu.
Tiểu không tự chủ cũng có thể là tình trạng kéo dài dai dẳng được gây ra bởi một số yếu tố như:
- Mang thai: thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến căng thẳng khiến bạn tiểu không tự chủ
- Sinh con: phụ nữ sinh con có nguy cơ bị sa tử cung, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống và có thể tác động tới âm đạo, khiến các cơ kiểm soát bàng quang bị suy yếu, gây nên tình trạng tiểu không tự chủ
- Tuổi: khi lớn tuổi, các cơ bàng quang trở nên yếu hơn, làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ
- Mãn kinh: thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh khiến bạn tăng nguy cơ tiểu không tự chủ
- Tiền liệt tuyến: đặc biệt ở những người đàn ông lớn tuổi, tình trạng tiểu không tự chủ thường xảy ra do sự mở rộng của tuyến tiền liệt
- Ung thư tuyến tiền liệt: ở nam giới, tình trạng căng thẳng không tự chủ có thể liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt không được điều trị. Tiểu không tự chủ thường là tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
- Rối loạn thần kinh: Bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
3. Yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ bao gồm:
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị căng thẳng không thể kiểm soát. Mang thai, sinh nở, mãn kinh đều là yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt có nguy cơ rò rỉ nước tiểu.
- Tuổi tác: Khi bạn già đi, các cơ trong bàng quang và niệu đạo của bạn trở nên yếu hơn, làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ
- Thừa cân: thừa cân làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, làm suy yếu bàng quang và khiến nước tiểu chảy ra khi bạn ho hoặc hắt hơi.
- Hút thuốc: Sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ.
- Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn mắc chứng tiểu không tự chủ, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc chứng tiểu không tự chủ
- Những căn bệnh khác: Bệnh rối loạn thần kinh hoặc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
4. Điều trị chứng tiểu không tự chủ
Điều trị tiểu không tự chủ phụ thuộc vào loại tiểu không tự chủ, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây nên chứng tiểu không tự chủ. Bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị để kiểm soát chứng tiểu không tự chủ. Nếu một tình trạng tiềm ẩn gây ra các triệu chứng của bạn, trước tiên bác sĩ sẽ điều trị tình trạng đó.
Bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị ít xâm lấn nhất trước.
4.1. Các bài tập huấn luyện bàng quang
- Tập luyện bàng quang: để tránh tình trạng tiểu không tự chủ, bạn có thể bắt đầu bằng cách cố gắng nhịn trong 10 phút mỗi khi bạn cảm thấy muốn đi tiểu. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa những lần đi tiểu và dần dần bạn sẽ đi tiểu mỗi 2,5 đến 3,5 giờ.
- Double voiding: đây là kỹ thuật đi tiểu hai lần trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi bạn đi tiểu xong, bạn có thể đi tiểu thêm lần nữa ngay sau đó.
- Đi tiểu theo lịch trình: đi tiểu theo lịch trình ngay cả khi bạn không cần đi tiểu
- Kiểm soát chế độ ăn uống của bạn: uống quá nhiều nước khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn. Để kiểm soát bàng quang hiệu quả, bạn có thể cần phải cắt giảm hoặc tránh các loại thực phẩm có cồn, caffeine hoặc axit.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện các bài tập này thường xuyên để tăng cường cơ bắp giúp kiểm soát việc đi tiểu. Còn được gọi là các bài tập Kegel, những bài tập này đặc biệt hiệu quả đối với những người mắc phải tình trạng căng thẳng không tự chủ.
Để thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng ngăn chặn dòng nước tiểu của mình. Sau đó:
- Thắt chặt (co thắt) các cơ của bạn để ngừng đi tiểu và giữ trong năm giây, sau đó thư giãn trong năm giây. (Nếu điều này quá khó, hãy bắt đầu bằng cách giữ trong hai giây và thư giãn trong ba giây.)
- Thả lỏng và thắt chặt các cơn co thắt trong 10 giây một lần.
- Lặp lại 10 lần mỗi bên
4.2. Kích thích điện
Các điện cực được đưa tạm thời vào trực tràng hoặc âm đạo của bạn để kích thích và tăng cường cơ sàn chậu. Kích thích điện nhẹ nhàng có thể có hiệu quả đối với căng thẳng không tự chủ và thôi thúc không kiểm soát, nhưng bạn có thể cần nhiều phương pháp điều trị kết hợp nếu tình trạng tiểu không tự chủ kéo dài.
4.3. Thuốc
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng tiểu không tự chủ bao gồm:
- Thuốc chống cholinergic. Những loại thuốc này có thể kiểm soát hoạt động của bàng quang và có thể hữu ích cho việc thôi thúc không kiểm soát. Chẳng hạn như oxybutynin (Ditropan XL), tolterodine (Detrol), darifenacin (Enablex), fesoterodine (Toviaz), solifenacin (Vesicare) và trospium (Sanctura).
- Mirabegron (Myrbetriq). Được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ, thuốc này làm tgiãn cơ bàng quang và có thể làm tăng lượng nước tiểu mà bàng quang của bạn có thể giữ. Nó cũng có thể làm lượng nước tiểu mà bạn có thể đi tiểu cùng một lúc, giúp làm trống bàng quang tốt hơn.
- Thuốc chẹn alpha: Đối với nam giới bị tiểu không tự chủ, những thuốc này làm thư giãn cơ cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt khiến cho bàng quang dễ dàng hoạt động hơn, chẳng hạn như tamsasmin (Flomax), alfuzosin (Uroxatral), silodosin (Rapaflo), doxazosin (Cardura) và terazosin.
- Estrogen: Đối với phụ nữ, áp dụng estrogen liều thấp dưới dạng kem âm đạo, vòng hoặc miếng dán có thể giúp làm săn chắc và trẻ hóa các mô ở niệu đạo và vùng âm đạo. Estrogen toàn thân - dùng hormone làm thuốc viên - không được khuyến cáo cho chứng tiểu không tự chủ và thậm chí có thể làm cho bệnh nặng hơn.
4.4. Các liệu pháp can thiệp
Các liệu pháp can thiệp có thể giúp điều trị không tự chủ bao gồm:
- Tiêm Bulking: Một vật liệu tổng hợp được tiêm vào mô xung quanh niệu đạo nhằm giúp giữ niệu đạo đóng và giảm rò rỉ nước tiểu. Liệu pháp này thường ít hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp điều trị xâm lấn khác như phẫu thuật điều trị căng thẳng không kiểm soát và thường cần phải được lặp lại thường xuyên.
- Botulinum độc tố loại A (Botox): Tiêm Botox vào cơ bàng quang có thể đem lại lợi ích cho những người có bàng quang hoạt động quá mức. Botox thường được kê đơn cho mọi người sau khi sử dụng các loại thuốc khác không thành công.
- Thuốc kích thích thần kinh: Một thiết bị giống như máy tạo nhịp tim được cấy dưới da của bạn để cung cấp các xung điện đến các dây thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang. Kích thích các dây thần kinh có thể kiểm soát sự thôi thúc không kiểm soát nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Thiết bị có thể được cấy dưới da bạn và kết nối với dây ở lưng dưới, phía trên vùng xương mu hoặc sử dụng một thiết bị đặc biệt, đưa vào âm đạo.
4.5. Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, một số quy trình phẫu thuật có thể điều trị các vấn đề gây ra tiểu không tự chủ:
- Thủ tục Sling: sử dụng các dải mô của cơ thể, vật liệu tổng hợp hoặc lưới để tạo ra một xương chậu quanh niệu đạo và cổ bàng quang. Các sling giúp giữ cho niệu đạo đóng, đặc biệt là khi bạn ho hoặc hắt hơi.
- Treo cổ bàng quang: kỹ thuật này được sử dụng để cung cấp hỗ trợ cho niệu đạo và cổ bàng quang của bạn - một khu vực của cơ bàng quang dày lên, nơi bàng quang kết nối với niệu đạo. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết mổ ở bụng, vì vậy kỹ thuật này được thực hiện trong quá trình gây mê toàn thân hoặc cột sống.
- Phẫu thuật sa trực tràng: Ở những phụ nữ bị hỗn hợp tiểu không tự chủ và sa cơ quan vùng chậu, phẫu thuật có thể bao gồm sự kết hợp thủ tục sling và phẫu thuật sa trực tràng.
- Cơ thắt nhân tạo: Ở nam giới, một vòng nhỏ chứa đầy nước được cấy quanh cổ bàng quang để giữ cơ vòng đóng chặt cho đến khi bạn sẵn sàng đi tiểu. Để đi tiểu, bạn nhấn một van được cấy dưới da khiến vòng mở ra và cho phép nước tiểu từ bàng quang chảy ra.
4.6. Miếng thấm và ống thông
Nếu phương pháp điều trị y tế không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng tiểu không tự chủ của bạn, bạn có thể thử các sản phẩm giúp giảm bớt sự khó chịu và bất tiện khi rò rỉ nước tiểu:
- Miếng thấm bảo vệ: Hầu hết các sản phẩm không cồng kềnh hơn đồ lót thông thường và có thể dễ dàng mặc theo quần áo hàng ngày. Những người đàn ông có vấn đề với việc đi tiểu có thể sử dụng một túi nhỏ đệm hấp thụ mặc ở dương vật và giữ bằng đồ lót.
- Ống thông: Nếu bạn thể ngăn chặn được tình trạng tiểu không tự chủ bác sĩ có thể khuyên bạn nên học cách đặt một ống mềm (ống thông) vào niệu đạo nhiều lần trong ngày để dẫn lưu bàng quang. Bạn sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh những ống thông này để tái sử dụng an toàn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org
XEM THÊM: