Những điều cần biết với bệnh nhân táo bón, trĩ

Các câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ, táo bón được giải đáp bởi 2 chuyên gia đến từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, hãy cùng tìm hiểu để có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe.

Thu Oanh - Nữ 45 tuổi
Sau khi tôi cắt trĩ nội được 1 tháng thì tôi đi đại tiện bị hiện tượng trĩ ngoại . Đến nay trĩ nọoại ko thể co vào được mặc dù đã uống thuốc nhuận tràng và có chế độ ăn không táo bón, phân mềm nhưng vẫn còn trĩ ngoại, tôi tham khảo bác sĩ nói khi khỏi viêm đau trĩ nội thì tự động trĩ ngoại sẽ co lên, nhưng có bác sĩ khác nói đợi khỏi đau trĩ nội thì cắt trĩ ngoại. Thực tế tuần nay trĩ ngoại của tôi chưa thấy co vào được, nhưng phần búi thịt của trĩ ngoại cũng bớt đau hơn, phần trĩ nội cũng bớt đau, như vậy tôi phải làm sao để trĩ ngoại co lên được. Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
GS Mario Pescatori - Chuyên gia về phẫu thuật hậu môn, trực tràng:
Nếu như búi trĩ ngoại gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như đau đớn hoặc có cảm giác khó chịu thì bạn vẫn cần thực hiện phẫu thuật để cắt búi trĩ ngoại. Nếu không có ảnh hưởng gì thì không cần thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật này rất đơn giản, gây mê tại chỗ và không cần nhập viện.

BS Nguyễn Ngọc Khánh - Khoa Tiêu hóa, BV ĐK QT Vinmec


Do Van Thang - Nam 55 tuổi
Tôi bị trĩ, mỗi lần đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Tôi muốn mổ thì mổ ở đâu và hết khoảng bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn.
BS Nguyễn Ngọc Khánh - Khoa Tiêu hóa, BV ĐK QT Vinmec:
Như bác mô tả, trĩ của bác có thể ở độ 2, nếu sau đại tiện, trĩ tự co lên, hoặc là độ 3 nếu sau đại tiện phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào.
Trong trường hợp độ 2, bác có thể điều trị bằng phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su . Đây là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, an toàn, có thể về nhà trong ngày.
Trong trường hợp trĩ độ 3, các bác sĩ có thể lựa chọn giữa phương pháp thắt trĩ hoặc phẫu thuật, tuỳ đánh giá tình trạng khi thăm khám thực tế.
---
Maica - Nữ 28 tuổi
Chứng táo bón bị rò hậu môn gây khó khăn cho tôi trong sinh hoạt thường ngày. Bà bầu ăn nhiều rau, hoa quả nhưng vẫn không giảm vậy khi sinh có ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn bác sĩ.
BS Nguyễn Ngọc Khánh - Khoa Tiêu hóa, BV ĐK QT Vinmec:
Thông thường chứng táo bón , trĩ sẽ nặng lên khi có bầu và những triệu chứng này sẽ được cải thiện sau khi sinh. Để cải thiện tình trạng này, bạn không những cần ăn nhiều rau, hoa quả mà còn phải uống nhiều nước, vận động thường xuyên, khi nằm nghỉ nên chọn tư thế nằm nghiêng về một bên...
---
Nguyễn Thị Vân - Nữ 42 tuổi
Cách đây hơn 10 năm khi tôi có thai cháu thứ 2 thì hay bị táo bón, sau đó mỗi khi đi ngoài lại bị nứt kẽ hậu môm gây chảy máu. Thời gian sau thì bị rách hậu môn mỗi khi đi ngoài và đau buốt. Tôi uống thuốc nhuận tràng thường xuyên. Tôi nghĩ như mỗi lần đi ngoài phân khó ra hay nó bị xoay ngang nên vô cùng vất vả. Tôi hỏi Bác sĩ xem đó có phải là trĩ không? Cách chữa bệnh này như thế nào ? Xin trân trọng cảm ơn Bác sĩ!
BS Nguyễn Ngọc Khánh - Khoa Tiêu hóa, BV ĐK QT Vinmec:
Bạn không nói rõ bạn có bị táo bón hay không nhưng nứt kẽ hậu môn và táo bón là 2 bệnh gần như luôn luôn kèm với nhau.
Để giải quyết tình trạng này, việc trước tiên là phải tránh được táo bón vì nứt kẽ hậu môn sẽ rất đau đớn khi đi ngoài. Điều này làm cho người bệnh có xu hướng kìm hãm việc đi ngoài lại và chính điều này lại gây nên táo bón và khi táo bón thì tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ nặng lên. Việc đó hình thành một vòng luẩn quẩn khiến cho bệnh không khỏi và nặng dần lên.
Việc bạn hỏi có bị trĩ hay không thì cần phải khám trực tiếp vì trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc những bệnh hậu môn trực tràng khác nữa đều có thể gây tình trạng chảy máu.
---
Trịnh Thị Như Quỳnh - Nữ 27 tuổi
Tôi thường xuyên bị táo bón, ngồi rất lâu mà không đi vệ sinh được. Tôi hay dùng cà phê và chè. Xin hỏi bác sỹ có cách điều trị và phòng bệnh này thế nào? Nếu bị trĩ mà mới chỉ nhẹ thì điều trị ra sao? Cảm ơn bác sỹ.
BS Nguyễn Ngọc Khánh - Khoa Tiêu hóa, BV ĐK QT Vinmec:
Trước hết, để tránh táo bón, bạn không nên dùng cà phê, ca cao, socola... những loại đồ uống có thể gây táo bón. Nên ăn thức ăn có nhiều chất xơ, uống nhiều nước, vận động thể lực...
Nếu chỉ bị trĩ nhẹ, vấn đề điều trị là chế độ ăn và chế độ sinh hoạt. Chế độ ăn uống với mục đích không bị táo bón. Chế độ sinh hoạt nên xây dựng thói quen tích cực như không nên rặn nhiều khi đại tiện, không ngồi lâu.
Có một câu nói vui, nếu như bạn không đại tiện trong thư viện thì đừng đọc sách trong nhà vệ sinh là vì vậy.

BS Ngọc Khánh và GS Mario Pescatori vừa thực hiện ca phẫu thuật sa niêm mạc trực tràng kèm theo trĩ trên bệnh nhân đẻ thường 3 lần và có đứt bó cơ thắt ngoài hậu môn vào trưa ngày 16/12.


Bùi Thị Ngân - Nữ 35 tuổi
Em hay bị táo bón, vừa đi nội soi đại tràng bác sỹ kết luận bị polip hậu môn và trĩ độ 1. Bác sỹ nói không cắt được polip hậu môn vì trĩ còn nhỏ, nhưng 6 tháng thì phải đi khám lại vì sợ polip hậu môn có nguy cơ chuyển thành ung thư. Em muốn hỏi có thể cắt polip hậu môn mà không cắt trĩ được không, để trĩ to cắt sau có được không? Em cảm ơn bác sỹ ạ.
GS Mario Pescatori - Chuyên gia về phẫu thuật hậu môn, trực tràng:
Nếu như polip được chẩn đoán ở trong ống hậu môn và không có dấu hiệu nguy hiểm (như: chảy máu, đau đớn) thì không cần thực hiện phẫu thuật nhưng cần theo dõi mỗi năm 1 lần.
Điều quan trọng nhất là phải xác định đúng vị trí của polip là ở ống hậu môn. Nếu như polip ở trong trực tràng thì có nguy cơ trở thành ung thư.
---
Trần Thị Kim Ánh - Nữ 29 tuổi
Dạ em xin chào bác và chào chương trình. Em bị trĩ độ 4 vì trước đây em bị táo bón do thói quen sinh hoạt. Nhưng hiện tại không hề có triệu chứng đau, rát hay khó chịu gì cả vì em ý thức được phòng bệnh táo bón. Không biết để lâu không điều trị có bị gì không hả bác. Em xin cám ơn.
BS Nguyễn Ngọc Khánh - Khoa Tiêu hóa, BV ĐK QT Vinmec:
Miêu tả của bạn có vẻ không logic lắm vì nếu bị trĩ độ 4 thì sẽ rất khó chịu. Trĩ độ 4 nghĩa là đã chỉ ra đây là trĩ nội và độ 4 thì các bũi trĩ nội sa ra ngoài thường xuyên, không thể đẩy vào được, sẽ gây ra tình trạng như tắc mạch, vỡ búi trĩ và chảy máu. Có thể triệu chứng của bạn chỉ là các nếp da thừa. Bạn nên đi khám lại tại cơ sở có uy tín để xác định rõ tình trạng thực tế.
Táo bón để lâu sẽ gây ra bệnh trĩ, tổn thương thần kinh tại vùng hậu môn, càng làm cho tình trạng táo bón nặng hơn. Đặc biệt ở nữ, táo bón mà rặn nhiều sẽ có thể dẫn tới sa trực tràng, sa sinh dục, sa bàng quang.
---
Le danh Lam - Nam 20 tuổi
Tôi có bà nội năm nay đã 83 tuổi, bà tôi có tiền sử cao huyết áp, 150/95 và bị táo bón. Bs khám nói bà tôi bị trĩ độ 2, vậy ở tuổi đó, bà tôi nên điều trị bằng phương pháp nào là tốt , nếu mổ trĩ có được không. Xin bs cho lời khuyên cách điều trị.
GS Mario Pescatori - Chuyên gia về phẫu thuật hậu môn, trực tràng:
Đầu tiên, bà của bạn nên điều trị táo bón với chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều nước và sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên có thành phần psyllium. Khi đi đại tiện, bà không nên cố gắng để rặn.
Bà có thể sử dụng phương pháp thắt vòng cao su để chữa trĩ nhưng chỉ trong trường hợp búi trĩ chảy máu và gây ra biến chứng thiếu máu và búi trĩ sa xuống.
Vì bà của bạn ở tuối cao, huyết áp cao nên các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật ít xâm lẫn nhất để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan