Vì sao kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do vi khuẩn, do nhiễm virus, do nhiễm ký sinh trùng...Và một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không ngờ nhất đó là do dùng thuốc kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện.

1. Tại sao kháng sinh lại gây loạn khuẩn đường ruột?

Kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột
sử dụng thuốc kháng sinh quá liều cao và kéo dài, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn lành tính có sẵn trong đường ruột

Thông thường, trong đường ruột con người luôn tồn tại sẵn nhóm những lợi khuẩn khác nhau. Các loại vi khuẩn có ích này luôn duy trì được thế cân bằng giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như thải trừ chất độc hại. Đồng thời làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

Thuốc kháng sinh là một chất mà ngay cả khi ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Khi sử dụng thuốc kháng sinh liều cao và kéo dài, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn lành tính có sẵn trong đường ruột, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên gây ra tình trạng loạn khuẩn. Loạn khuẩn sẽ thúc đẩy vi khuẩn có hại có sẵn trong đường ruột phát triển mạnh hơn hoặc những vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài gây ra triệu chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Kháng sinh có rất nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm đều có những loại biệt dược có khả năng gây mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, đặc biệt là khi muốn sử dụng kết hợp các loại kháng sinh.

Một số loại kháng sinh dễ gây loạn khuẩn đường ruột nhất đó là ampicillin, các cephelosporin, erythromycin và clindamycin.

2. Triệu chứng tiêu biểu khi bị loạn khuẩn do kháng sinh

Các triệu chứng loạn khuẩn ruột thường khá nhẹ và sẽ tự biến mất khi ngừng sử dụng thuốc kháng sinh. Đôi khi gây ra tình trạng tiêu chảy nặng gọi là viêm ruột màng giả.

Các biểu hiện chính khi người bệnh bị loạn khuẩn đường ruột đó là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày và không sốt. Nếu người bệnh bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác (nhiễm khuẩn) thì bị sốt, mức độ tiêu chảy cũng nặng hơn, kèm theo đó là các triệu chứng nôn ói, đau bụng.

Một số trường hợp người bệnh bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo khi dùng kháng sinh liều cao và kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn như đã nói ở trên đó là viêm đại tràng màng giả.

Khi bị viêm ruột màng giả sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, phân nhiều nước, có thể có máu, buồn nôn, nôn, đau bụng và có sốt. Với những trường hợp này cần đưa người bệnh đến bác sĩ để được xét nghiệm, chẩn đoán chính xác điều trị kịp thời.

3. Điều trị như thế nào khi bị loạn khuẩn ruột?

Việc sử dụng kháng sinh tràn lan là lãng phí, gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh
Loạn khuẩn do kháng sinh dễ gặp ở trẻ nhỏ

Để hạn chế tình trạng loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các trường hợp bị nhẹ nên ngừng sử dụng kháng sinh, các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất. Khi bị loạn khuẩn nhẹ hoặc nặng mà vẫn buộc phải dùng thuốc kháng sinh thì phải hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh khác có chứa probiotic và prebiotic. Hai chất này sẽ giúp cân bằng lại các chủng vi khuẩn trong đường ruột.

Trong trường hợp sử dụng thêm các chế phẩm vi sinh mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì cần đến gặp bác sĩ để có phương án kịp thời và chuẩn xác nhất.

4. Cần làm gì khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột?

Các bậc cha mẹ cần bù nước là việc quan trọng nhất khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột. Bởi với trẻ nhỏ, thể trọng cơ thể nhỏ, tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng làm giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. Cần cho bé uống đủ nước ngay khi trẻ bị tiêu chảy để bù lại lượng nước đã mất.

Ngay tại nhà, cha mẹ có thể bù nước cho con bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Khi pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng và không được chia nhỏ gói oresol hoặc viên hydrit để pha thành nhiều lần nhỏ. Dung dịch nước đã pha chế ra quá 12 tiếng không được uống tiếp. Việc bù nước cho trẻ cần được thực hiện cho đến khi bé đi ngoài phân đã sệt hơn và đi ngoài dưới 3 lần 1 ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị loạn khuẩn đường ruột cũng rất quan trọng. Chế độ ăn uống cho trẻ cần hợp lý, thức ăn mềm, lỏng hơn bình thường, cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ và đặc biệt là phải đảm bảo cả 4 nhóm thực phẩm. Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan