Các chấn thương thường gặp trong thể thao và cách phòng tránh

1. Các chấn thương thường gặp

1.1. Đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước( ACL) kết nối xương cẳng chân với khớp gối. Các hành động dừng lại, thay đổi hướng chuyển động một cách đột ngột hoặc có sự va chạm mạnh và mặt bên của đầu gối có thể làm giãn hoặc rách dây chằng chéo trước của khớp gối. Đây là một trong những chấn thương thể thao nghiêm trọng nhất, nhưng không phải là phổ biến nhất.
Dây chằng chéo trước bị đứt rách hoàn toàn đòi hỏi phải điều trị phẫu thuật và vận động viên có thể phải từ bỏ sự nghiệp thể thao. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã bị chấn thương dây chằng chéo trước thì phải đến khám bác sĩ ngay lập tức.


Các cơ gấp hông là một nhóm trong các cơ hỗ trợ động tác cử động đá ra trước của cẳng chân hay đầu gối. Chấn thương xảy ra khi cơ bắp bị rách hoặc bị kéo căng quá mức. Điều này có thể xảy ra do cơ bị yếu, quên khởi động, cơ bị cứng, hoặc do bị ngã. Các VĐV có vấn đề về cơ gấp hông thường là những VĐV chơi các môn thể thao có các động tác đá ra trước hoặc thay đổi hướng chuyển động một cách đột ngột, như Võ thuật, Bóng đá, Bóng bầu dục, và Khúc côn cầu.
Dấu hiệu của chấn thương là đau, co thắt, sưng và bầm tím ở vị trí tiếp giáp giữa hông và đùi. Chấn thương cơ gấp hông nhẹ có thể được chữa lành ở nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm lạnh băng ép và dùng thuốc giảm đau bao gồm cả thuốc chống viêm.

1.3. Gãy xương


Về định nghĩa, gãy xương là sự phá huỷ cấu trúc giải phẫu bình thường làm mất tính liên tục của xương dưới tác động của cơ học trực tiếp hay gián tiếp gây nên. Khi bị gãy xương bao giờ cũng gây tổn thương gân cơ, dây chằng, thần kinh và mạch máu bao quanh. Gãy xương là một tổn thương nặng trong chấn thương thể thao. Thường gặp là gãy xương kín( không gây tổn thương ở bề mặt da), gãy xương không hoàn toàn( rạn, nứt xương) và gãy xương hoàn toàn( gãy 2 hay nhiều đoạn), ít gặp gãy xương hở( Cơ bị tổn thương, da rách và đầu xương gãy lộ ra ngoài). Khi bị gãy xương, VĐV cần phải nghỉ tập luyện trong một thời gian dài.
Khi bị gãy xương kèm theo mất nhiều máu, đau và có thể bị sốc. Da xanh nhợt, chân tay lạnh, đổ mồ hôi. Mạch nhanh và nhỏ, huyết áp hạ thấp.
Biến dạng chi do xương thay đổi hướng trục và chi ngắn đi. Chi bị gãy bất động, không cử động được. Nắn chỗ bị thương, nạn nhân rất đau và có tiếng lạo xạo gãy xương do các mảnh xương vỡ.

Gãy xương
Gãy xương

1.4 Chuột rút:

Chuột rút là một loại bệnh thường gặp tập luyện và thi đấu thể thao. Do cơ co lại quá độ, không duỗi ra được gây nên, thường gặp nhất là cơ sau cẳng chân, cơ co duỗi bàn chân, cơ bụng.

Nguyên nhân:

  • Do khí hậu quá lạnh: Tập luyện và thi đấu trong mùa rét cùng với sự khởi động không kỹ, có bị kích thích dẫn đến chuột rút.
  • Do khí hậu oi bức, nóng nực, tập luyện với lượng vận động lớn, thời gian dài, cường độ cao. Sản lượng nước và muối khoáng trong cơ thể mất nhiều dẫn đến chuột rút.
  • Trong tình trạng cơ thể quá mệt mỏi, khi hoạt động cơ co duỗi quá nhanh, cơ không thay nhau co duỗi được cũng gây nên chuột rút.

2. Phòng tránh các chấn thương thường gặp trong thể thao

Phòng tránh chấn thương có thể xem như một quan điểm mới của y học thể thao, trước đây người ta chỉ coi trọng vấn đề chẩn đoán, điều trị chấn thương chứ không chú trọng đến việc phòng tránh chấn thương. Ngày nay huấn luyện viên và bác sĩ thể thao đều đặt vấn đề phòng tránh chấn thương lên hàng đầu. Vậy, phòng tránh chấn thương được hiểu gồm tất cả các biện pháp xác định các yếu tố nguy cơ gây chấn thương và cách giảm tối thiểu chúng.

Các biện pháp chủ yếu phòng tránh chấn thương gồm:

+ Chế độ kiểm tra theo dõi sức khoẻ: Mỗi người tập luyện và VĐV không quá sức mình. Sức khoẻ cũng luôn thay đổi, vậy phải chọn cách tập và khối lượng vận động phù hợp. Cho nên chế độ kiểm tra theo dõi sức khỏe là cần thiết, gồm có:

  • Kiểm tra sức khoẻ lần đầu tiên.
  • Theo dõi sức khoẻ từng thời kỳ và từng buổi tập.
  • Kiểm tra sức khoẻ trước thi đấu.
  • Kiểm tra sức khoẻ khi mới khỏi ốm, bỏ tập một thời gian dài tập

luyện. để ấn định chế độ tập luyện tiếp tục.

+ Quan sát và hướng dẫn về y học trong quá trình huấn luyện thể dục. Cần sử dụng mọi phương pháp kiểm tra sức khỏe (lâm sàng và cận lâm sàng), cần đi sâu vào thực tế tập luyện để kiểm tra quan sát ngay trên sân bãi thì thầy thuốc mới nhận định và góp ý kiến được chính xác về các mặt sau đây:

  • Phương pháp huấn luyện: tuần tự, hệ thống.
  • Tình hình vệ sinh: tập luyện, thi đấu.
  • Phản ứng của cơ thể có phù hợp với đặc điểm từng người hay không.
  • Khối lượng vận động có vừa, thấp hay cao.
  • Phát hiện kịp thời mệt mỏi quá độ.
  • Công tác bảo hiểm.

Hằng ngày, VĐV phải biết tự kiểm tra sức khỏe theo đúng yêu cầu bác sĩ và có phản ánh thường xuyên.

+ Quan sát và tổ chức đầy đủ công tác y học phục vụ thi đấu.

  • Đôn đốc, hướng dẫn bảo vệ sức khỏe VĐV trước, trong và sau khi thi đấu.
  • Tổ chức y tế cấp cứu.
  • Đôn đốc và kiểm tra vệ sinh sân bãi, thiết bị, dụng cụ.

+ Đội ngũ cán bộ y tế chuyên trách trong tập luyện và thi đấu: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất trong công tác theo dõi chăm sóc vận động viên.

Mục đích, nhiệm vụ của cán bộ y tế:

+ Kiểm tra sức khỏe thường xuyên vận động viên.

+ Đảm bảo về trang phục và giày tập luyện.

+ Đảm bảo môi trường tập luyện

+ Phương pháp huấn luyện đúng.

+ Không tập luyện với lượng vận động quá lớn và kéo dài.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

47 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan