Bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiền - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Viêm khớp cùng chậu xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, nhưng số lượng nghiêng về phía nam giới nhiều hơn. Do triệu chứng không điển hình nên bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác của vùng cột sống thắt lưng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây dính khớp, teo cơ mông và đùi... thậm chí là gây tàn phế. Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm tiến triển một hoặc cả hai khớp xương cùng (phần cuối hình tam giác của cột sống), đoạn kết nối xương sống và xương chậu ở gần hông. Bệnh là nguyên nhân chính gây nên viêm cột sống dính khớp.

Các nguyên nhân thường gặp: sau chấn thương, viêm khớp, mang thai, nhiễm trùng.....

Tương tự như các bệnh lý cơ xương khớp khác, việc điều trị viêm khớp cùng chậu cũng được thực hiện tùy theo tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ ưu tiên dùng các phương pháp dùng thuốc giảm đau, chườm nóng, chườm lạnh, nghỉ ngơi.... Nếu các triệu chứng không được cải thiện, phương pháp can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định. Cụ thể, để điều trị bệnh, bác sĩ thường có các biện pháp sau đây:

  • Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp cùng chậu nên có thể hữu ích cho những người bị viêm xương cùng. Người bệnh nên tập các bài vận động song song với tăng cường sức mạnh để thư giãn và giúp khớp linh hoạt hơn. Các bài tập có thể được thực hiện tại nhà hoặc ở phòng tập với các kỹ thuật viên. Tuy nhiên, trước khi tập bất kỳ bài tập nào, bạn cũng nên trao đổi với các chuyên gia cơ xương khớp để không làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc gây thêm chấn thương.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen; thuốc giãn cơ... là biện pháp điều trị nội khoa thường được chỉ định cho bệnh nhân bị. Các bác sĩ cũng có thể phối hợp với các bài tập vật lý trị liệu hay liệu pháp nẹp khớp để mang đến kết quả tốt hơn. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng được kê toa thuốc ức chế TNF alpha như Adalimumab, Certolizumab, infliximab... để kiểm soát tình trạng viêm khớp, đề phòng nguy cơ viêm cột sống dính khớp.
  • Các phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu được thực hiện trong khoảng vài tuần đến vài tháng để kiểm tra khả năng đáp ứng của người bệnh. Trong trường hợp các triệu chứng viêm khớp cùng chậu không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh được chỉ định phẫu thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.
  • Trong đó, hợp nhất khớp được khuyến cáo khi đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa từ 8-12 tuần nhưng không hiệu quả.

Trường hợp của bạn cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và chẩn đoán, điều trị cho bạn.

Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm khớp cùng chậu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

134 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Stadloric 100
    Công dụng thuốc Stadloric 100

    Thuốc Stadloric 100 chứa hoạt chất chính là Celecoxib, một thuốc chống viêm không steroid có các tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những ...

    Đọc thêm
  • Bambizol-60
    Công dụng thuốc Bambizol-60

    Thuốc Bambizol-60 được chỉ định điều trị bệnh viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp thống phong cấp tính, giảm đau cấp tính và mãn tính, đau bụng kinh nguyên phát,...Vậy cách sử dụng thuốc Bambizol-60 như ...

    Đọc thêm
  • zeloxicam
    Công dụng thuốc Zeloxicam 7.5

    Meloxicam là một chất kháng viêm không steroid được sử dụng rất rộng rãi. Meloxicam có trong nhiều sản phẩm, trong đó bao gồm Zeloxicam. Vậy Zeloxicam là thuốc gì và dùng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Bitanamic
    Công dụng thuốc Bitanamic

    Thuốc Bitanamic có chứa thành phần chính là Piroxicam với hàm lượng 10mg và các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng. Thuốc có công dụng trong điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp và ...

    Đọc thêm
  • Abendo
    Công dụng thuốc Abendo

    Thuốc Abendo là thuốc kháng viêm không steroid được chỉ định trong điều trị viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, đau mãn tính, đau bụng kinh nguyên phát,... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần ...

    Đọc thêm