Bị sỏi mật có nên uống thuốc ngừa thai?

Sỏi mật có thể xuất hiện ở đường dẫn mật trong gan, nơi giao giữa ống dẫn mật và túi mật; hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật. Khi đi thăm khám và chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên có nhiều chị em thắc mắc “Bị sỏi mật có nên uống thuốc ngừa thai?”

1. Các loại thuốc thường dùng khi điều trị sỏi mật

Để điều trị sỏi đường mật, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc làm tan sỏi, điều trị biến chứng.

  • Thuốc giảm đau: Bệnh nhân sỏi mật dễ bị đau do sỏi gây ra co thắt ở đường dẫn mật, túi mật như: thuốc giảm đau có tác dụng hướng cơ như Alverin, Atropin, Visceralgin (Tiemonium);
  • Thuốc làm tan sỏi: ví dụ như thuốc Acid Ursodeoxycholic (Ursodiol) hoặc Acid chenodesoxychlolic;
  • Thuốc chữa biến chứng: bệnh sỏi đường mật thường gây ra một số biến chứng như: rò đường mật, ứ nước túi mật, nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật cấp, thấm mật vào phủ tạng, hoại tử túi mật... tất cả đều rất nguy hiểm, dễ để lại hậu quả nặng nề. Thuốc điều trị biến chứng thường là thuốc kháng khuẩn (như AminoglycosidQuinolon); thuốc lợi mật là hóa dược hay các loại thảo dược (atiso).

Sỏi đường mật thường gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân nên thăm khám để xác định có bị sỏi mật hay không, mức độ sau đó bác sĩ mới chỉ định cho dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Tránh chủ quan chậm trễ hoặc dùng thuốc tùy tiện.

2. Bị sỏi mật có nên uống thuốc ngừa thai?

Ngày nay việc sử dụng thuốc ngừa thai được xem là phương pháp đơn giản và tối ưu nhất đối với những phụ nữ đang có ý định tránh thai. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác, thuốc tránh thai cũng có một số chống chỉ định mà người dùng không để ý. Do vậy trước khi dùng thuốc bạn nên thăm khám bác sĩ để loại trừ các nguy cơ bệnh tật, nhằm tránh các tác dụng phụ do dùng nhầm thuốc.

Đối với những phụ nữ mắc viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính, tuyệt đối không sử dụng thuốc ngừa thai bởi khi vào cơ thể, thuốc sẽ bị phân hóa ở gan và bài tiết qua thận; làm tăng “gánh nặng” cho cả gan và thận, từ đó gây tổn thương nặng nề đến quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Lâu dần, bệnh viêm gan, viêm thận sẽ ngày càng nghiêm trọng khó mà chữa trị.

Thuốc tránh thai không nên dùng không đúng chỉ định
Thuốc tránh thai không nên dùng không đúng chỉ định

So với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc sỏi đường mật cao hơn nhiều lần. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật hình thành ra sỏi. Ngoài ra một số loại dược phẩm, trong đó có thuốc ngừa thai, thuốc giảm lipid (như Clofibrat, Fenofibrate)... nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bệnh sỏi mật. Những phụ nữ có tiền sử bị ứ đọng đường mật khi đang sử dụng thuốc tránh thai cũng không nên tái sử dụng loại thuốc này.

Vì vậy khi đã bị sỏi đường mật thì phụ nữ không nên sử dụng thuốc tránh thai. Để kế hoạch hóa an toàn và hiệu quả chị em nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình. Đồng thời bạn cũng cần theo dõi và điều trị triệt để bệnh sỏi đường mật, tránh để kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

919 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan