Công dụng của thuốc Esapbe

Thuốc Esapbe có thành phần là Esomeprazole, thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Tác dụng của thuốc Esapbe là điều trị nhiều loại bệnh lý liên quan đến sản xuất axit của dạ dày, yếu tố quan trọng thúc đẩy bệnh lý viêm loét dạ dày.

1. Thuốc Esapbe là gì?

Thuốc Esapbe chứa thành phần chủ yếu là Esomeprazole, thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Tác dụng thuốc Esapbe là được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản (chẳng hạn như trào ngược axit, loét niêm mạc).

Cơ chế hoạt động của thuốc Esapbe cũng giống như các thuốc ức chế bơm proton khác là bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày. Qua đó, thuốc làm giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng.

Ngoài ra, thuốc Esapbe còn giúp chữa lành tổn thương do axit trong dạ dày - thực quản, giúp ngăn ngừa loét và phòng ngừa ung thư thực quản về lâu dài.

2. Chỉ định sử dụng thuốc Esapbe

Tác dụng thuốc Esapbe 40mg thể hiện mạnh mẽ nhất khi dùng với mục đích hồi phục trong các rối loạn liên quan đến sản xuất và bài tiết axit. Thuốc thường là chỉ định đầu tiên cho những bệnh lý sau đây:

Ngoài ra, các tác dụng thuốc Esapbe cũng tham gia trong việc điều trị các bệnh tiêu hoá ở nhi khoa. Hiện tại, những loại thuốc này đã được FDA chấp thuận để điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có triệu chứng trong thời gian ngắn và viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em.

Bên cạnh đó, ngoài các mục đích sử dụng nêu trên, thuốc Esapbe đã được sử dụng như một liệu pháp bổ sung cho bệnh nhân đang điều trị chống kết tập tiểu cầu kép hay có nguy cơ cao bị chảy máu, khó tiêu chức năng và viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan.

esapbe 40mg
Thuốc Esapbe được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản

3. Cách sử dụng thuốc Esapbe

Các công thức của thuốc Esapbe thường được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự kích hoạt sớm bởi axit dịch vị như viên bao tan trong ruột, viên nang gelatin, hạt trắng dưới dạng hỗn dịch hay kết hợp với bicarbonate để tạm thời trung hòa axit dịch vị. Đồng thời, để đạt hiệu quả ức chế axit ngay lập tức, thuốc Esapbe còn được trình bày dưới dạng công thức tiêm tĩnh mạch.

Khi các bơm proton tái chế định kỳ trong dạ dày, có thể mất vài ngày để thuốc đạt được hiệu quả đầy đủ và lưu ý, thời gian tác dụng của chúng chậm hơn so với một số loại thuốc khác ảnh hưởng đến sản xuất axit, chẳng hạn như thuốc chẹn thụ thể histamine. Vì vậy, cách sử dụng thuốc Esapbe là uống trước khi ăn.

Hầu hết các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc Esapbe vào buổi sáng. Nếu sử dụng liều 2 lần mỗi ngày, liều thứ 2 thường được thêm vào khoảng 30 phút trước bữa ăn tối. Dù vậy, vì có một số bệnh nhân có các triệu chứng tăng tiết axit trên đường tiêu hóa chiếm ưu thế vào ban đêm, thời gian dùng thuốc mỗi ngày có thể thay đổi thành trước bữa ăn tối 30 phút.

4. Liều dùng thuốc Esapbe

4.1. Liều dùng thuốc Esapbe cho trẻ em

Trong điều trị GERD:

  • 1–11 tuổi: 10 mg x 1 lần / ngày trong tối đa 8 tuần;
  • ≥12–17 tuổi: 20 mg x 1 lần / ngày trong 4 tuần;

Viêm thực quản ăn mòn trong GERD:

  • Trẻ sơ sinh (1 tháng đến <1 tuổi; sử dụng cho tối đa 6 tuần): 3–5 kg: 2,5 mg x 1 lần / ngày; > 5 đến 7,5 kg: 5 mg x 1 lần / ngày; > 7,5 đến 12 kg: 10 mg x 1 lần / ngày.
  • 1–11 tuổi (sử dụng cho 8 tuần): <20 kg: 10 mg x 1 lần / ngày; ≥20 kg: 10 hoặc 20 mg x 1 lần / ngày; 12–17 tuổi: 20 hoặc 40 mg x 1 lần / ngày trong 4–8 tuần.

4.2. Liều dùng thuốc Esapbe cho người lớn

  • GERD: 20 mg x 1 lần/ ngày;
  • GERD với viêm thực quản ăn mòn: 20 hoặc 40 mg x 1 lần / ngày × 4–8 tuần;
  • Phòng ngừa loét dạ dày do NSAID: 20 hoặc 40 mg x 1 lần / ngày, cho đến 6 tháng;
  • Tình trạng tăng tiết axit bệnh lý (ví dụ, hội chứng Zollinger-Ellison): 40 mg x 2 lần; liều lên đến 240 mg / 24;
  • Suy gan: Bệnh nhân bị suy chức năng gan nặng (Child-Pugh loại C) không được dùng quá 20 mg / 24 giờ.

Nếu quên uống 1 liều thuốc Esapbe, có thể dùng thuốc khi nhớ ra (trừ khi gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, trong trường hợp đó, hãy bỏ qua liều đã quên). Không dùng 2 liều cùng nhau để bù cho 1 liều đã quên.

esapbe 40mg
Esapbe 40mg cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ

5. Các tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng thuốc Esapbe

Khi việc sử dụng thuốc Esapbe trở nên phổ biến, điều quan trọng là phải hiểu mức độ ảnh hưởng bất lợi của thuốc. Các tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng thuốc Esapbe đã được ghi nhận:

  • Rối loạn điện giải: Mặc dù là một tác dụng phụ hiếm gặp, thuốc có thể làm giảm magie xuống mức không dễ dàng bổ sung từ bên ngoài. Hạ kali máu là một biến chứng nghiêm trọng khiến bệnh nhân dễ bị uốn ván, co giật, yếu cơ, mê sảng và rối loạn nhịp tim.
  • Sự nhiễm trùng: Sử dụng thuốc lâu dài có mối tương quan với sự gia tăng số lượng nhiễm trùng do Clostridium difficile, các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác và có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
  • Phản xạ tiết axit hồi phục: Thuốc có thể làm tăng mức gastrin, do đó dẫn đến tăng sinh các tế bào sản xuất histamine, dẫn đến kích thích tế bào thành kích hoạt H + / K + ATPase và sản xuất axit vào dạ dày.
  • Thiếu vitamin: Vitamin B12 đi vào dạ dày phải được liên kết với một phân tử protein. Để vitamin B12 giải phóng từ protein, các protease cần được kích hoạt bởi môi trường axit. Sự phá vỡ môi trường axit của dạ dày có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B12, mặc dù điều này có vẻ hiếm gặp trên lâm sàng.

Ngoài ra, tình trạng thiếu sắt cũng đã được báo cáo khi sử dụng thuốc Esapbe kéo dài, mặc dù cơ chế chính xác vẫn còn khó nắm bắt.

Tóm lại, thuốc Esapbe được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên, dùng thuốc Esapbe có thể gây ra rối loạn hấp thu các chất đòi hỏi cần có môi trường axit. Vì vậy, biết rõ tác dụng thuốc Esapbe cũng như chỉ định dùng sẽ giúp việc sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan