Công dụng thuốc Barzfin

Barzfin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp viêm loét ở đại tràng, trực tràng. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Barzfin có tác dụng gì?

1. Barzfin là thuốc gì?

Thuốc Barzfin chứa thành phần Mesalazine hàm lượng 1g và các tá dược khác vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên đạn đặt trực tràng, quy cách đóng gói dạng hộp 2 vỉ, mỗi vỉ có 5 viên.

Thuốc Barzfin có chứa thành phần hoạt chất Mesalazine, là chất được sử dụng từ lâu trong điều trị viêm loét đại tràngbệnh Crohn. Ở bệnh nhân viêm ruột có các biểu hiện như tăng sự di cư của bạch cầu, sản xuất Cytokine bất thường, tăng sản xuất chất chuyển hóa acid Arachidonic và tăng hình thành gốc tự do ở mô ruột bị viêm. Mesalazine có tác dụng ức chế hóa ứng động bạch cầu, giảm sản xuất cytokine và Leukotriene và loại bỏ gốc tự do.

2. Thuốc Barzfin có tác dụng gì?

Thuốc Barzfin được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:

  • Viêm loét trực tràng, bệnh Crohn.

Ngoài ra, thuốc Barzfin chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh dị ứng với hoạt chất Mesalazine và các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Barzfin

3.1. Cách dùng

Thuốc Barzfin bào chế ở dạng viên đạn nên bệnh nhân sử dụng bằng cách đặt vào trực tràng. Thuốc được đóng gói bằng một túi nhôm, người bệnh nên tháo bỏ ngay trước khi sử dụng.

Cách đặt viên thuốc đạn vào trực tràng như sau:

Bước 1: Người bệnh nên đi đại tiện trước khi đặt thuốc này vào đại tràng

Bước 2: Tháo bỏ túi nhôm

Bước 3: Lắc kỹ lọ nhựa trước khi dùng

Bước 4: Vặn nắp lọ một vòng

Bước 5: Đặt một bàn tay của bạn vào trong bao nhựa đi kèm và nắm giữ lọ thuốc.

Bước 6: Chuẩn bị tư thế để đặt thuốc, chẳng hạn nằm nghiêng bên trái.

Bước 7: Cẩn thận đưa đầu lọ vào trong trực tràng và bóp thuốc ra từ từ. Có thể dùng cách bóp nhiều lần.

Bước 8: Kéo đầu lọ ra trong khi vẫn còn bóp thuốc

Bước 9: Giữ nguyên tư thế trên từ 5 đến 10 phút hay cho đến khi sự kích thích.

Bước 10: Cuốn bao lên lọ thuốc trước khi vứt bỏ.

3.2. Liều dùng

Viêm loét đại tràng đang hoạt động:

  • Người lớn: Dùng với liều 1g (1 viên), dùng từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
  • Người cao tuổi: Không cần thiết phải giảm liều, nhưng phải kiểm tra chức năng thận trước khi dùng thuốc.

Viêm loét đại tràng điều trị duy trì:

  • Người lớn: Mỗi bệnh nhân có liều dùng khác nhau, nhưng liều khuyến cáo tối đa là 2g/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Liều dùng cho từng bệnh nhi, liều thông thường là 20 – 30mg/kg thể trọng, chia làm nhiều lần trong ngày.

Bệnh Crohn đang hoạt động và điều trị duy trì:

  • Liều dùng cho từng bệnh nhân, nhưng liều khuyến cáo tối đa là 4,5g/ngày, chia làm nhiều lần.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Liều dùng cho từng bệnh nhi, liều thông thường là 20 – 30mg/kg thể trọng, chia làm nhiều lần trong ngày.
  • Người cao tuổi: Không cần thiết phải giảm liều, nhưng phải kiểm tra chức năng thận trước khi dùng thuốc.

Chú ý: Liều dùng trên chỉ là liều dùng khuyến cáo sử dụng. Bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng của mỗi người bệnh để chỉ định liều dùng thích hợp.

4. Tác dụng phụ của thuốc Barzfin

Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Barzfin đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp.

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc Barzfin bao gồm:

  • Phản ứng tại chỗ như ngứa, khó chịu và muốn đi đại tiện sau khi đặt thuốc.
  • Nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, nổi ban.
  • Phản ứng dị ứng và sốt nhẹ do thuốc.

Trường hợp người bệnh có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ ngờ về các tác dụng phụ của thuốc Barzfin.

5. Tương tác thuốc Barzfin

Một số tương tác có thể xảy ra giữa các thuốc khi dùng phối hợp với thuốc Barzfin:

  • Dùng đồng thời thuốc Barzfin với thuốc Azathioprine hoặc 6 – Mecaptopurin có thể làm tăng nguy cơ suy tủy xương (như giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu cầu hoặc giảm toàn thể huyết cầu).
  • Dùng đồng thời với các thuốc khác đã biết gây độc hại cho thận, như các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc Azathioprine, có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho thận.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Barzfin người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Barzfin phù hợp.

6. Các lưu ý khi dùng thuốc Barzfin

Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Barzfin như sau:

  • Người bệnh nên dùng thuốc đúng đường dùng và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người suy gan và suy thận. Người bệnh nên được kiểm tra, đánh giá chức năng gan, thận trước khi bắt đầu dùng thuốc.
  • Phụ nữ có thai: Khi sử dụng thuốc Barzfin có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như sẩy thai, dị tật,... Do đó, không nên sử dụng thuốc này, trừ khi thực sự cần thiết cho lợi ích điều trị của người mẹ.
  • Phụ nữ cho con bú: Mặc dù chưa có báo cáo đầy đủ về những nguy cơ có thể xảy ra. Tuy vậy, để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ bú mẹ, không nên dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh phải dùng thuốc cho quá trình điều trị, có thể ngưng cho con bú.

7. Làm gì khi quên liều, quá liều thuốc Barzfin?

  • Khi quên 1 liều thuốc, người bệnh nên dùng ngay khi nhớ ra, thuốc cũng có thể sử dụng cách 1 - 2 giờ so với giờ dùng thuốc thông thường. Trong trường hợp đã đến gần thời điểm dùng thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Không dùng thuốc với lượng gấp đôi để bù lại liều đã quên.
  • Khi quá liều thuốc Barzfin, người bệnh nên ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất khi tình trạng ngày càng nặng hơn. Người bệnh cần mang theo toa thuốc hoặc vỏ hộp thuốc để bác sĩ nắm thông tin, xử trí nhanh chóng và kịp thời.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Barzfin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Barzfin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Barzfin là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Almasane
    Công dụng thuốc Almasane

    Thuốc Almasane là thuốc đường tiêu hóa được bào chế dạng hỗn dịch uống giúp cân bằng của thuốc kháng axit và thuốc chống đầy hơi. Hai chất kháng axit có trong Almasane là magnesi hydroxyd có tác động nhanh ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Padolac tab

    Thuốc Padolac tab là thuốc đường tiêu hóa có thành phần Mosaprid Citrat (dưới dạng Mosaprid citrat dihydrat 5,29mg) 5mg được bào chế ở dạng viên nén.

    Đọc thêm
  • Esalep
    Công dụng thuốc Esalep

    Esalep là thuốc gì? Được biết, Esalep là thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, loét đường tiêu hóa... Việc dùng thuốc Esalep trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kialverin
    Công dụng thuốc Kialverin

    Kialverin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, dùng trong điều trị các chứng đau do co thắt cơ trơn ở dạ dày, đau tiết niệu. Thuốc Kialverin có thành phần chính là Lysozyme Chloride, được bào chế theo dạng viên ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Pevitax
    Công dụng thuốc Pevitax

    Thuốc Pevitax thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị hỗ trợ cho các bệnh lý gan mật. Thuốc Pevitax được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Cùng tìm hiểu thuốc Pevitax công dụng ...

    Đọc thêm