Công dụng thuốc Padolac tab

Thuốc Padolac tab là thuốc đường tiêu hóa có thành phần Mosaprid Citrat (dưới dạng Mosaprid citrat dihydrat 5,29mg) 5mg được bào chế ở dạng viên nén.

1. Chỉ định thuốc Padolac

Thuốc Padolac được dùng cho bác sĩ chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các triệu chứng đường tiêu hóa do viêm dạ dày mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày, thực quản mạn tính như ợ nóng, buồn nôn, nôn, nóng ruột,...
  • Thuốc chỉ định hỗ trợ thụt tháo sạch đường tiêu hóa hoàn toàn trước khi thực hiện chụp X-quang, padolac phối hợp với Mosaprid citrat cùng thuốc gây thụt tháo đường ruột NIFLEC

Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc chống chỉ định thuốc Padolac.

2. Liều dùng, cách dùng thuốc Padolac tab

Đối với người lớn được chỉ định thuốc Padolac với liều như sau: 5mg/ lần, 3 lần/ngày, uống trước hoặc sau bữa ăn. Người bệnh chú ý cần sử dụng đúng liều lượng bác sĩ chỉ định hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, thay đổi liều thuốc Padolac.

Bệnh nhân dùng quá liều sẽ có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp này cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được rửa dạ dày bằng than hoạt tính, theo dõi các dấu hiệu lâm sàng để định hướng xử trí tiếp theo tùy vào tình trạng của người bệnh.

Nếu bệnh nhân quên uống thuốc Padolac không nên quá lo lắng sẽ giảm tác dụng vì thông thường thuốc có thể uống trong khoảng 1-2h so với thời gian bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên nếu quên thời gian quá xa so với thời điểm uống thì người bệnh cũng không nên uống bù tránh gây các tác dụng phụ không đáng có. Tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ đúng thời gian uống thuốc và liều dùng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

3. Tác dụng phụ của Padolac

Các tác dụng phụ có thể thường gặp khi sử dụng thuốc Padolac là tiêu chảy, phân lỏng, khô miệng, khó chịu... Tuy nhiên các tác dụng phụ này sẽ biến mất khi ngưng dùng thuốc. Người bệnh cần chú ý nếu xuất hiện biểu hiện lạ hiếm gặp hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

Khi hỗ trợ thụt tháo, người sử dụng thuốc Padolac tab có biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, máu lẫn trong nước tiểu, đau bụng, đau đầu, protein niệu,...

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra như viêm gan tối cấp, suy gan nặng, vàng da,... người bệnh không nên chủ quan khi sử dụng thuốc Padolac tab.

4. Đối tượng, trường hợp thận trọng khi dùng thuốc Padolac

Bác sĩ chỉ định thuốc Padolac để điều trị các triệu chứng của bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày mạn tính, cần phải đánh giá cải thiện triệu chứng tiêu hóa của người bệnh trong một thời gian thường là 2 tuần để xem xét có cần điều trị tiếp tục hay không.

Các tình trạng viêm gan tối cấp, suy gan nặng, vàng da có thể xảy ra ở người bệnh khi sử dụng thuốc Padolac. Bởi vậy người bệnh không nên được chỉ định dùng thuốc trong thời gian dài. Thời gian sử dụng thuốc Padolac phải đúng chỉ định, theo dõi chặt chẽ. Khi có bất thường cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp kịp thời ngay. Điển hình là nếu người bệnh có triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đậm, phát ban, vàng mắt... sau khi uống thuốc Padolac, người bệnh phải dừng uống thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ điều trị.

Khi được chỉ định Padolac hỗ trợ trong thụt tháo đường tiêu hóa, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn, cảnh báo, thận trọng, chống chỉ định, cách dùng, tác dụng không mong muốn.

Người cao tuổi: Có chức năng gan thận yếu, thường bị suy giảm, vì vậy cần thận trọng theo dõi khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp người già sử dụng Padolac có các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng nên có biện pháp xử trí thích hợp bằng cách giảm liều.

Thuốc có chứa Lactose nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc khi có các rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, tình trạng thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose

Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc cần sự tập trung cao, bởi thuốc có tác dụng phụ chóng mặt và đau đầu ngây nguy hiểm.

Với phụ nữ có thai, có khả năng mang thai, chỉ sử dụng thuốc Padolac khi đánh giá được lợi ích vượt trội cho người bệnh so với nguy cơ, bở tính an toàn của thuốc trong thai kỳ chưa được thiết lập.

Với phụ nữ đang cho con bú sẽ không sử dụng thuốc Padolac, cần ngưng cho con bú trước khi có chỉ định dùng thuốc.

Với thông tin về thuốc Padolac tab nói trên, người bệnh sẽ có hiểu biết và sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Espasevit
    Công dụng thuốc Espasevit

    Espasevit thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sản xuất bởi Công ty Instituto Biologico Contemporaneo S.A.. Việc sử dụng thuốc Espasevit theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe và phát ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • razolmed
    Công dụng thuốc Razolmed

    Razolmed chứa hoạt chất Rabeprazole được sử dụng trong điều trị làm lành các sang thương loét dạ dày - tá tràng và ức chế khả năng tiết acid của dạ dày. Dưới đây là thông tin chi tiết về ...

    Đọc thêm
  • lapryl
    Công dụng thuốc Lapryl

    Thuốc Lapryl thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nang cứng. Thuốc Lapryl có thành phần chủ yếu là Lansoprazol và chỉ định trong điều trị viêm thực quản, dạ dày tá tràng cấp... ...

    Đọc thêm
  • Parezoic
    Công dụng thuốc Parezoic

    Parezoic là một loại thuốc thuộc nhóm đường tiêu hóa, thường được chỉ định điều trị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, hội chứng lỵ... Để dùng thuốc Parezoic an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham khảo ...

    Đọc thêm
  • barzfin
    Công dụng thuốc Barzfin

    Barzfin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp viêm loét ở đại tràng, trực tràng. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Barzfin có tác dụng gì?

    Đọc thêm