Công dụng thuốc Ceftriamid

Ceftriamid là loại thuốc được sử dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng thuốc Ceftriamid và những lưu ý quan trọng khi sử dụng?

1. Thuốc Ceftriamid là thuốc gì?

Thuốc Ceftriamid là thuốc gì? Thuốc Ceftriamid có chứa hoạt chất chính là Ceftriaxon, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân - Việt Nam.

  • Tên dược phẩm: Thuốc Ceftriamid.
  • Thành phần: Chứa hoạt chất Ceftriaxon (dưới dạng Ceftriaxon natri) 0,5g.
  • Nhóm thuốc: Thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, thuốc trị ký sinh trùng.
  • Bào chế: Thuốc bột pha tiêm.
  • Đóng gói: Đóng gói theo hộp gồm 10 lọ (dung tích 15ml).
  • Doanh nghiệp sản xuất: Sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân - Việt Nam.
  • Nhà đăng ký: Đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân - Việt Nam.
  • Số đăng ký: VD-25208-16.

2. Ceftriamid công dụng như thế nào?

Thuốc Ceftriamid được chỉ định sử dụng để điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra, cụ thể như:

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Ceftriamid

3.1. Cách dùng

Thuốc được dùng theo đường tiêm bắp sâu hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch chậm.

3.2. Liều dùng

Đối với người lớn:

  • Liều dùng thông thường là từ 1 - 2g mỗi ngày, tiêm một lần hoặc chia đều thành 2 lần, trong trường hợp nặng có thể tăng liều lên mức tối đa là 4g.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Sử dụng tiêm tĩnh mạch với một liều duy nhất 1g từ 0,5 - 2 giờ trước khi thực hiện phẫu thuật.

Đối với trẻ em: Liều dùng thông thường là 50 - 75ml/kg, tiêm 1 lần hoặc chia đều thành 2 lần tiêm, tổng liều tối đa không được vượt quá 3g mỗi ngày.

Điều trị viêm màng não: Sử dụng với liều ban đầu là 100mg/kg, không dùng quá 4g. Sau đó tổng liều mỗi ngày sử dụng là 100mg/kg/ngày, mỗi ngày tiêm 1 lần, thời gian điều trị thường kéo dài từ 7 - 14 ngày.

Trường hợp nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes gây ra, cần điều trị trong ít nhất là 10 ngày.

Đối với bệnh nhân bị suy gan và suy thận đồng thời: Cần điều chỉnh liều lượng dựa vào kết quả kiểm tra các thông số trong máu. Nếu như hệ số thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, sử dụng Ceftriaxone với liều không vượt quá 2g/24 giờ.

Đối với người bệnh thẩm phân máu: Sử dụng liều 2g tiêm vào cuối đợt thẩm phân đủ để duy trì nồng độ thuốc đạt hiệu lực cho tới kỳ thẩm phân tiếp theo, thông thường là trong 72 giờ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Ceftriamid

4.1. Chống chỉ định

Không sử dụng Ceftriamid cho những đối tượng sau đây:

  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với cephalosporin, người có tiền sử phản ứng với penicilin.
  • Đối với dạng thuốc tiêm bắp không dùng cho người mẫn cảm với lidocain.
  • Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.

4.2. Tác dụng phụ

Thuốc Ceftriamid có khả năng dung nạp tốt, theo báo cáo có khoảng 8% số người bệnh điều trị bằng thuốc xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn, tần suất gặp phải phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và thời gian sử dụng. Trong đó:

Tác dụng phụ thường gặp: Phát ban, mẩn ngứa, ngứa ngáy, phản ứng da, tiêu chảy.

ITác dụng phụ ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, viêm tĩnh mạch, phù, sốt, nổi mề đay.

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: Đau đầu, phản vệ, chóng mặt, choáng váng.
  • Máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu, rối loạn đông máu.
  • Tiêu hóa: Tình trạng viêm đại tràng có giả mạc.
  • Da: Ban đỏ đa dạng.
  • Tiết niệu: Tăng creatinin huyết thanh, tiểu tiện kèm máu.
  • Tình trạng tăng nhất thời các enzyme gan trong khi điều trị với ceftriaxone. Sau khi người bệnh điều trị với các loại thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường hợp. Trường hợp gặp phải tình trạng viêm đại tràng có liên quan tới kháng sinh thường bởi C.difficle, ngoài ra cũng cần được xem xét trong trường hợp tiêu chảy.
  • Siêu âm túi mật ở bệnh nhân đang điều trị ceftriaxone có thể cho ra hình ảnh mờ bởi quá trình tạo kết tủa của muối ceftriaxone calci. Tuy nhiên nếu ngừng điều trị bằng thuốc này thì tình trạng kết tủa sẽ chấm dứt.
  • Ceftriaxone có khả năng tách bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, từ đó làm tăng nồng độ bilirubin tự do, gây nguy cơ nhiễm độc thần kinh trung ương. Chính vì vậy, mà cần hạn chế tối đa việc sử dụng ceftriaxone cho trẻ sơ sinh bị vàng da hoặc những trẻ sơ sinh thiếu tháng.
  • Có thể gây ra phản ứng Coombs dương tính không có tan máu, thử nghiệm glucose niệu và galactose-huyết có thể cho kết quả dương tính giả do ceftriaxone.

4.3. Thận trọng khi dùng

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Ceftriamid mà chúng ta cần nắm rõ đó là:

  • Thuốc có khả năng gây ra nguy cơ dị ứng chéo ở những bệnh nhân bị dị ứng với penicilin, suy thận.
  • Với những bệnh nhân bị suy giảm cả chức năng của thận và gan đáng kể, thì không nên sử dụng thuốc với liều lượng vượt quá 2g/ngày.
  • Cần kiểm soát chặt chẽ thời gian prothrombin máu ở người bệnh suy giảm tổng hợp vitamin K hoặc có dự trữ vitamin K thấp.
  • Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ hoặc kiểm chứng chính xác về việc sử dụng ceftriaxone đối với phụ nữ đang mang thai, chính vì vậy chỉ nên dùng thuốc trong thai kỳ khi thật sự cần thiết.
  • Vì ceftriaxone có thể tiết ra theo đường sữa mẹ, vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, nên cân nhắc về rủi ro cho trẻ nhỏ cũng như lợi ích của thuốc.
  • Thuốc có thể thay thế cho bilirubin từ albumin huyết thanh, chính vì thế không nên sử dụng ceftriaxone cho trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin huyết, đặc biệt là ở những trẻ sinh non.

4.4. Tương tác thuốc

  • Khả năng gây độc tố đối với thận của các cephalosporin có thể gia tăng bởi colistin, furosemid hoặc gentamicin.
  • Probenecid có thể làm tăng nồng độ của ceftriaxone trong huyết tương do tác dụng làm giảm độ thanh thải của thận.

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Ceftriamid cũng như những lưu ý đặc biệt quan trọng khi sử dụng. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi nhận được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa, nhân viên y tế.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

36 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan