Công dụng thuốc Celontin

Thuốc Celontin được bào chế dưới dạng viên con nhộng với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Methsuximide 300mg. Vậy thuốc Celontin là thuốc gì, công dụng của thuốc và cách sử dụng thuốc như thế nào?

1. Thuốc Celontin là thuốc gì?

Thuốc Celontin là một loại thuốc chống động kinh, còn được gọi là thuốc chống co giật.

Thuốc Celontin được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc khác để điều trị động kinh vắng ý thức (còn gọi là động kinh "petit mal") ở người lớn và trẻ em.

Bạn không nên sử dụng thuốc Celontin nếu bạn bị dị ứng với Celontin hoặc với các loại thuốc động kinh khác.

Để đảm bảo thuốc Celontin an toàn cho bạn, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có:

Một số người có suy nghĩ về việc tự tử khi dùng thuốc chống co giật như Celontin. Bác sĩ sẽ cần kiểm tra sự tiến bộ của bạn thông qua việc thăm khám thường xuyên. Gia đình hoặc những người trực tiếp chăm sóc bạn cũng nên cảnh giác với những thay đổi trong tâm trạng hoặc các triệu chứng của bạn.

Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc Celontin nếu bạn đang mang thai. Không bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc Celontin mà không có lời khuyên của bác sĩ và cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu bạn có thai. Celontin có thể gây hại cho thai nhi, nhưng tình trạng co giật khi mang thai có thể gây hại cho cả mẹ và con. Lợi ích của việc ngăn ngừa co giật có thể lớn hơn bất kỳ rủi ro nào đối với thai nhi.

Bác sĩ không biết liệu methsuximide trong thuốc Celontin có đi vào sữa mẹ hoặc nếu nó có thể gây hại cho em bé bú mẹ hay không.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Celontin

Thuốc Celontin được sử dụng bằng đường uống. Không ngừng sử dụng thuốc Celontin một cách đột ngột, ngay cả khi bạn cảm thấy ổn. Dừng thuốc Celontin đột ngột có thể làm tăng cơn co giật. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc giảm liều thuốc Celontin. Gọi cho bác sĩ nếu cơn co giật của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc các cơn co giật xuất hiện thường xuyên hơn trong khi dùng Celontin.

Sử dụng thuốc Celontin thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất. Đi khám lại và lấy thêm thuốc trước khi bạn hết thuốc hoàn toàn.

Liều lượng thuốc Celontin cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều lượng tối ưu của thuốc Celontin cần phải được xác định bằng thử nghiệm. Liều lượng đề xuất là 300mg mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Nếu cần, có thể tăng liều thuốc Celontin sau đó cách nhau hàng tuần 300mg mỗi ngày trong ba tuần sau đó với liều hàng ngày là 1,2g.

Vì hiệu quả điều trị và sự dung nạp thuốc khác nhau giữa các bệnh nhân, liệu pháp điều trị với thuốc Celontin phải được cá nhân hóa tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.

Nếu bạn quên một liều thuốc Celontin, hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều thuốc đã quên nếu gần đến thời gian dự kiến sử dụng liều thuốc ​​tiếp theo.

Các triệu chứng quá liều thuốc Celontin có thể bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ và thở yếu hoặc nông. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay khi bạn phát hiện mình sử dụng quá liều thuốc Celontin.

Một số lưu ý khi sử dụng Celontin:

  • Uống rượu với thuốc Celontin có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc có thể làm giảm suy nghĩ hoặc phản ứng của bạn. Hãy cẩn thận nếu bạn lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi bạn cần phải tỉnh táo.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng.
  • Cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu bạn phát triển các dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Celontin

Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với thuốc, các triệu chứng bao gồm: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi hoặc cổ họng.

Báo cáo bất kỳ triệu chứng mới xuất hiện hoặc triệu chứng cũ trở lên tồi tệ hơn cho bác sĩ của bạn, như là:

  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi.
  • Lo lắng
  • Cơn hoảng loạn
  • Khó ngủ
  • Cảm thấy bốc đồng
  • Cáu kỉnh
  • Kích động
  • Thù địch
  • Hung hăng
  • Bồn chồn
  • Hiếu động
  • Trầm cảm
  • Có ý nghĩ tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.

Nhiễm trùng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng thuốc Celontin. Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng như là:

  • Sốt
  • Sưng hạch
  • Đau họng
  • Dễ bị bầm tím
  • Chảy máu bất thường (mũi, miệng).
  • Cảm thấy rất yếu hoặc mệt mỏi.

Bạn cũng cần gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Nhầm lẫn
  • Ảo giác
  • Suy nghĩ hoặc hành vi bất thường
  • Sợ hãi tột độ
  • Cơn động kinh tồi tệ hơn
  • Hội chứng giống lupus như là đau hoặc sưng khớp kèm theo sốt, sưng hạch, nôn mửa, đau cơ, đau ngực, suy nghĩ hoặc hành vi bất thường và màu da loang lổ.
  • Phản ứng da nghiêm trọng với các triệu chứng như là sốt, đau họng, sưng tấy ở mặt hoặc lưỡi, nóng rát ở mắt, đau da sau đó phát ban, da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở vùng mặt hoặc phần trên cơ thể), gây phồng rộp và bong tróc.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Celontin có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau dạ dày
  • Chán ăn;
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Giảm cân
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Mờ mắt
  • Mất thăng bằng hoặc phối hợp.

Trong quá trình sử dụng Celontin, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Celontin với các loại thuốc khác

Dùng Celontin với các loại thuốc có tác dụng phụ gây chóng mặt hoặc buồn ngủ có thể làm trầm trọng thêm tác dụng này. Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc Celontin cùng với thuốc ngủ, các loại thuốc giảm đau có chất gây mê, thuốc giãn cơ hoặc thuốc điều trị lo âu, trầm cảm hoặc co giật.

Thuốc Celontin có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Accutane (isotretinoin)
  • Acetaminophen
  • Adderall XR (amphetamine/dextroamphetamine)
  • Albutein (albumin người)
  • Alphanate
  • Zolpidem
  • Amiodarone
  • Amlodipine
  • Amoxicillin
  • Anagrelide
  • Anastrozole
  • Aspirin
  • Ativan (lorazepam)
  • Cannabidiol
  • Hydroxyzine
  • Lamictal (lamotrigine)
  • Metoprolol
  • Prednisone
  • Rexulti (brexpiprazole)
  • Valium (diazepam)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

58 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan