Công dụng thuốc Ciramin

Thuốc Ciramin có thành phần hoạt chất chính là Crystallized Glucosamine sulfate với hàm lượng 625mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid và điều trị các bệnh lý về xương khớp.

1. Thuốc Ciramin là thuốc gì?

Thuốc Ciramin là thuốc gì? Thuốc Ciramin có thành phần hoạt chất chính là Crystallized Glucosamine sulfate với hàm lượng 625mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid và điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Thuốc Ciramin được bào chế dưới dạng viên nang cứng, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 10 vỉ và mỗi vỉ thuốc có chứa 10 viên thuốc.

Hoạt chất chính là Crystallized Glucosamine sulfate là muối của Glucosamine amino-saccharide, có mặt như chất sinh lý bình thường trong cơ thể người và được sử dụng kết hợp với những gốc sulfate trong quá trình sinh tổng hợp acid hyaluronic của chất hoạt dịch và glycosaminoglycan của chất nền sụn khớp.

Glucosamine là chất chủ yếu để tạo nên sụn khớp, có đặc tính kích thích tạo sụn khớp, ức chế những enzym phá hủy sụn khớp và làm tăng sản xuất chất nhầy bôi trơn khớp để cử động được dễ dàng. Hoạt chất Glucosamine được dung nạp rất tốt và các nghiên cứu cho thấy lợi ích của sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp giảm được mức sử dụng liều thuốc chống viêm phi steroid và thuốc có tác dụng kéo dài sau vài tháng.

2. Thuốc Ciramin công dụng điều trị bệnh gì?

Thuốc Ciramin công dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp như điều trị giảm đau, chống viêm, tái tạo sụn khớp trong viêm khớp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp hay mãn tính.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Ciramin

3.1. Cách sử dụng của thuốc Ciramin

  • Thuốc Ciramin được bào chế dưới dạng viên nang cứng, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.
  • Uống với nước nuốt nguyên cả viên thuốc.

3.2. Liều dùng của thuốc Ciramin

  • Uống từ 1250 mg đến 1500 mg glucosamine/ngày (các dạng muối của glucosamine được quy đổi tương ứng với glucosamine), chia làm 3 lần trong ngày. Người sử dụng có thể dùng đơn độc glucosamine sulfate hoặc phối hợp với thuốc khác như chondroitin 1200 mg/ngày. Thời gian dùng thuốc tùy theo người cụ thể, ít nhất liên tục trong 2 đến 3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị.

3.3. Trường hợp quá liều và độc tính

  • Hiện nay chưa ghi nhận trường hợp quá liều do cố ý hoặc vô tình. Dựa trên những nghiên cứu về độc tính cấp và mạn đối với động vật, các triệu chứng nhiễm độc không chắc xảy ra khi dùng mức liều lớn gấp 200 lần liều điều trị.
  • Các triệu chứng của quá liều thuốc có chứa thành phần Glucosamine có thể bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng hay tiêu chảy. Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đe dọa tính mạng với Glucosamine có thể xảy ra đối với những người bị dị ứng động vật có vỏ hoặc hen suyễn.

3.4. Cách xử lý khi quên/ quá liều thuốc

  • Trong trường hợp xảy ra quá liều thì nên điều trị triệu chứng và nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu chuẩn nếu cần thiết, chẳng hạn như khôi phục cân bằng điện giải; hoặc liên hệ khẩn cấp với nhân viên y tế để được cung cấp hướng dẫn xử trí thích hợp.
  • Trong trường hợp quên 1 liều thuốc thì bạn cần chú ý uống ngay khi nhớ ra nhưng hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không được sử dụng 2 liều thuốc cùng một lúc. Các liều thuốc còn lại nên dùng vào đúng giờ quy định.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ciramin

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Ciramin cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, cụ thể như sau:

Tác dụng không mong muốn thường gặp:

  • Tăng cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy hoặc khó chịu đường tiêu hóa, đau đầu, ngủ gà.

Tác dụng không mong muốn ít gặp:

  • Phản ứng da, ban đỏ, mẩn ngứa, xuất hiện phát ban trên da.

Tác dụng không mong muốn hiếm gặp

  • Vàng da: Không xác định tần suất
  • Phù mạch, hen suyễn, tăng đường huyết, chóng mặt, tăng chỉ số cholesterol trong máu, phù nề.
  • Viêm thận kẽ cấp tính, tăng áp lực nội nhãn, xuất hiện ban xuất huyết giảm tiểu cầu (tổn thương xuất huyết trên da), bất thường trong chỉ số INR.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng không mong muốn và những tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc Ciramin. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Ciramin.

5. Tương tác của thuốc Ciramin

Tương tác của thuốc Ciramin có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Warfarin- loại thuốc được sử dụng để làm chậm đông máu sử dụng cùng với thuốc Ciramin làm tăng tác dụng của Warfarin và làm chậm quá trình đông máu. Điều này có thể gây ra tình trạng bầm tím và chảy máu nghiêm trọng.
  • Các loại thuốc điều trị các bệnh ung thư: Các thuốc loại này hoạt động bằng cách giảm tốc độ sao chép của tế bào ung thư. Dùng thuốc Ciramin kèm với một số loại thuốc trị ung thư có thể làm giảm hiệu quả của những thuốc này.
  • Paracetamol: có một số lo ngại rằng dùng chung thuốc Ciramin và Acetaminophen có thể ảnh hưởng đến tác động của mỗi loại thuốc. Tuy nhiên, theo hầu hết các chuyên gia cho rằng có thể sử dụng đồng thời hai loại thuốc với nhau.
  • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: bạn cần theo dõi chặt chẽ mức đường huyết nếu sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Glucosamin đối với những người đang bị bệnh tiểu đường.
  • Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc Ciramin. Tương tác của thuốc Ciramin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng biết về những loại sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe, các loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng.
  • Tương tác của thuốc Ciramin với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống có chứa những loại hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây ra hiện tượng đối kháng hay tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Ciramin hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Ciramin cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Ciramin

6.1. Chống chỉ định của thuốc Ciramin

  • Những người nhạy cảm hay quá mẫn cảm với thành phần Glucosamine hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Những người có tiền sử dị ứng với đồ biển.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, trẻ em nguyên nhân là do chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.

Chống chỉ định của thuốc Ciramin chính là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc sử dụng thuốc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, tốt nhất người sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng, cách dùng.

6.2. Lưu ý chung khi sử dụng thuốc Ciramin

  • Đối với người cao tuổi, khi sử dụng thuốc Ciramin lâu dài cần kiểm tra chức năng gan, thận và công thức máu định kỳ.
  • Sử dụng thận trọng khi điều trị thuốc Ciramin với những người bị bệnh hen suyễn, rối loạn dung nạp glucose, người bị tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Theo dõi cholesterol đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Ciramin đối với người dị ứng với động vật có vỏ.
  • Thuốc có chứa thành phần Glucosamine nên được sử dụng thận trọng đối với những người bị suy thận hoặc sử dụng thuốc gây độc thận.
  • Glucosamine không gây tác dụng bất lợi đến đường huyết đối với những người không mắc đái tháo đường. Tuy nhiên dữ liệu liên quan đến tác dụng của thuốc trên các những người đang bị bệnh tiểu đường còn chưa đầy đủ. Vậy nên, những người bị bệnh tiểu đường cần theo dõi đường huyết chặt chẽ hơn khi bắt đầu dùng glucosamine, tăng liều hoặc thay đổi loại chế phẩm sử dụng.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai: Nhà sản xuất khuyến cáo không nên dùng thuốc Ciramin trong thời kỳ mang thai, không có sẵn dữ liệu nghiên cứu.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Hoạt chất Glucosamine có thể đi vào sữa mẹ và có thể gây hại cho em bé bú. Không khuyến cáo sử dụng thuốc Ciramin đối với những người phụ nữ đang cho con bú.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Chưa thấy thuốc Ciramin có ảnh hưởng nào đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên cũng không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc Ciramin đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Khuyến cáo dùng thuốc cẩn trọng nếu người sử dụng bị đau đầu, ngủ gà, mệt mỏi, chóng mặt hoặc rối loạn tầm nhìn.
  • Cách bảo quản thuốc Ciramin ở những nơi khô ráo, bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Ciramin tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Ciramin khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đổi chất. Tham khảo ý kiến từ các công ty bảo vệ môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt hay xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đường ống dẫn nước.

Thuốc Ciramin có thành phần hoạt chất chính là Crystallized Glucosamine sulfate. Đây là loại thuốc điều trị bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp hay mãn tính. Khi được bác sĩ chỉ định sử dụng, người bệnh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị/ dược sĩ lâm sàng trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Ciramin để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

88 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bài tập khắc phục chứng viêm đau khớp xương
    Viêm xương khớp nên uống thuốc gì để giảm đau?

    Chào bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi viêm xương khớp nên uống thuốc gì để giảm đau? Em bị đau ở cuối cột xương sống, đứng lên ngồi xuống cũng đau. Em cảm ơn bác sĩ.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Zixocam
    Công dụng thuốc Zixocam

    Thuốc Zixocam thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Zixocam được chỉ định trong điều trị các bệnh về viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, ...

    Đọc thêm
  • orfenac
    Công dụng thuốc Orfenac

    Orfenac thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid có thành phần chính Etodolac. Thuốc thường được dùng để điều trị viêm xương khớp, cơn gout cấp, đau sau nhổ răng, thống kinh, đau cơ xương cấp ...

    Đọc thêm
  • Kacipro
    Công dụng thuốc Kacipro

    Thuốc Kacipro có thành phần chính là Ciprofloxacin 500mg, được sử dụng điều trị cho người bệnh bị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai, nhiễm trùng máu, mắt,.... Dưới đây là một số thông tin hữu ích về ...

    Đọc thêm
  • Dolpaine
    Công dụng thuốc Dolpaine

    Thuốc Dolpaine được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Etodolac 200mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Dolpaine sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và ...

    Đọc thêm