Paracetamol là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ, Tiến sĩ Phan Quỳnh Lan - Giám đốc khối Dược Hệ thống Y tế Vinmec - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Mặc dù Paracetamol là thuốc không cần kê đơn, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi dùng để thuốc phát huy được công dụng và tránh những hệ lụy xấu có thể xảy ra khi dùng thuốc không đúng cách.

1. Paracetamol là gì?

Paracetamol (acetaminophen) là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt, được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt... Thuốc chỉ giảm đau đối với những trường hợp bị viêm khớp nhẹ chứ không có tác dụng đối với những tình trạng bị viêm nặng hơn như viêm sưng khớp cơ. Hàm lượng thông thường sử dụng là paracetamol 500mg.

2. Thông tin cảnh báo khi sử dụng Paracetamol

Theo khuyến cáo, liều tối đa của paracetamol cho người lớn là 1g/lần và 4g (4000mg)/ngày. Nếu sử dụng quá liều lượng quy định có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp đang sử dụng đồ uống có cồn hàng ngày thì liều tối đa khuyến cáo là 2g/ngày.

Có đến hàng trăm loại thuốc chứa hoạt chất paracetamol, nếu kết hợp sử dụng chúng với nhau, bạn có thể vô tình sử dụng quá liều mà không lường trước được. Vì vậy, hãy đọc kỹ nhãn của bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem liệu nó có chứa Paracetamol, Acetaminophen hay APAP không.

Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn nên tránh uống rượu. Vì rượu có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan.

Không sử dụng paracetamol nếu bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol. Phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn có thể sử dụng paracetamol, nên tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi sử dụng.

Paracetamol là gì?
Thông tin cảnh báo khi sử dụng Paracetamol

3. Nên sử dụng Paracetamol như thế nào?

Không sử dụng thuốc quá liều. Nếu bạn đang điều trị cho trẻ, hãy sử dụng một dạng paracetamol dành riêng cho trẻ em. Cẩn thận làm theo hướng dẫn dùng thuốc trên nhãn thuốc. Với trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng paracetamol dạng lỏng sẽ phù hợp hơn.

Nếu sử dụng paracetamol dạng lỏng, bạn có thể đo bằng thìa hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Nếu bạn không có thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ của bạn. Trước mỗi lần sử dụng, bạn nên lắc nhẹ chất lỏng và thực hiện theo hướng dẫn được ghi trên nhãn thuốc.

Đối với thuốc paracetamol dạng viên nén nhai, phải được nhai kỹ trước khi nuốt.

Đảm bảo bàn tay khô ráo khi cầm thuốc paracetamol dạng tan. Khi bạn đặt viên thuốc trên đầu lưỡi, thuốc sẽ tan ngay lập tức. Lưu ý rằng không nên nuốt toàn bộ viên thuốc mà nên để thuốc tự hòa tan trong miệng.

Để sử dụng paracetamol dạng sủi, nên hoà tan một gói thuốc hoặc 1 viên thuốc trong ít nhất 100ml - 150ml nước, sau đó khuấy đều và sử dụng ngay lập tức.

Không uống paracetamol dạng đặt hậu môn, vì nó chỉ chuyên dùng cho trực tràng. Cách sử dụng loại thuốc này là rửa tay sạch sẽ và đặt thuốc trực tiếp vào hậu môn của bạn. Trước khi đặt thuốc paracetamol vào hậu môn, bạn nên làm rỗng ruột và bàng quang. Đặc biệt nên xử lý nhanh khi đã tháo vỏ thuốc để tránh tình trạng thuốc bị tan chảy.

3.1 Liều dùng thông thường của thuốc Paracetamol

  • Liều hạ sốt và giảm đau cho người lớn

Liều chung: 325-600mg mỗi 4-6 giờ không quá 4 ngày

  • Liều hạ sốt và giảm đau dành cho trẻ em

10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (tối đa: 5 liều trong 24 giờ), không quá 75mg/ngày.

Cần hết sức lưu ý các chế phẩm paracetamol rất đa dạng, phong phú với hàm lượng, nồng độ khác nhau nên cần xem kỹ hướng dẫn của dược sĩ:

Thông thường:

3.2 Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Paracetamol

Paracetamol là gì?
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Paracetamol

Khi sử dụng paracetamol có thể gây ra một số phản ứng dị ứng sau:

  • Dị ứng, mẩn da
  • Đau miệng, sốt, khó thở
  • Buồn nôn, giảm cân, chán ăn
  • Bị vàng da, vàng mắt

Khi xảy ra bất kỳ triệu chứng gì khi dùng thuốc, nên ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, Drugs.com.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

341.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc
    Xử trí khi bị ngộ độc thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol

    Thuốc giảm đau có chứa paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm các cơn đau nhẹ. Đây là loại thuốc giảm đau được bán phổ biến và hầu như không cần phải kê đơn. Đã có nhiều tình trạng ngộ ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Tussionex cần được sử dụng theo đúng liều lượng
    Cách tính liều lượng thuốc theo cân nặng trẻ

    Sốt là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, trong những trường hợp như bé mọc răng, thay đổi thời tiết, sau khi tiêm phòng hoặc tự nhiên bé sốt, ...

    Đọc thêm
  • Kemiwan
    Công dụng thuốc Kemiwan

    Kemiwan là thuốc được sử dụng trong điều trị làm giảm các cơn đau nhờ vào thành phần chính là Acetaminophen và Tramadol HCl. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về thuốc ...

    Đọc thêm
  • Philipacol
    Công dụng thuốc Philipacol

    Thuốc Philipacol là thuốc kê đơn có thành phần kết hợp, được dùng để giảm các triệu chứng do bệnh cảm cúm, cảm lạnh và viêm mũi xoang gây ra cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.

    Đọc thêm
  • Zyfrel
    Công dụng thuốc Zyfrel

    Zyfrel là một loại thuốc phối hợp được dùng để điều trị các trường hợp đau vừa đến nặng mà không đáp ứng với giảm đau thông thường. Để hiểu rõ về công dụng, liều dùng và lưu ý khi ...

    Đọc thêm