Công dụng thuốc Flavoxate Savi 200

Flavoxate Savi 200 thuộc nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu. Thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về bàng quang, tuyến tiền liệt như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, ...

1. Flavoxate Savi 200 là thuốc gì?

Thuốc Flavoxate Savi 200 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm SaVi – Việt Nam và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD – 35036 – 21. Flavoxate Savi 200 là thuốc kê đơn, có thành phần hoạt chất chính là Flavoxate hydroclorid.

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim, mỗi viên chứa 200mg Solifenacin succinat và các tá dược khác của nhà sản xuất.
  • Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên, mỗi hộp gồm 3 và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2. Công dụng thuốc Flavoxate Savi 200

Dược lực học:

  • Flavoxate là chất chống co thắt, có tác dụng đối kháng trực tiếp với sự co thắt cơ trơn của đường tiết niệu – sinh dục và bàng quang. Cơ chế tác dụng của Flavoxate là kết hợp các tác động hướng cơ, gây tê tại chỗ và kháng calcium, kết quả là làm giãn trực tiếp cơ trơn.
  • Khác với các alkaloid của thuốc phiện, Flavoxate có tác dụng co thắt mạnh hơn và ít độc tính hơn.
  • Flavoxate được sử dụng để làm tăng dung tích bàng quang ở bệnh nhân có co cứng bàng quang. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống co thắt cơ trơn tử cung, túi tinh, túi mật, ruột non.

Dược động học:

  • Hấp thu: Flavoxate được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương sau khi uống 20 phút.
  • Phân bố: Flavoxate ít phân bố trong mô não như tập trung cao ở gan, thận, bàng quang.
  • Chuyển hóa: Flavoxate được chuyển hóa thành 3methyl-flavone-8-carboxylic acid (MFCA) có hoạt tính.
  • Thải trừ: 50 – 60% liều dùng của Flavoxate được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 24 giờ.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Flavoxate Savi 200

Thuốc Flavoxate Savi 200 thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh lý bàng quang và tuyến tiền liệt (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt) như khó tiểu, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng, ...
  • Điều trị hỗ trợ chống co thắt trong sỏi thận, sỏi niệu quản, các rối loạn co thắt đường tiết niệu (do đặt sonde tiểu, soi bàng quang, di chứng sau phẫu thuật, ...)
  • Làm giảm tình trạng co thắt đường sinh dục nữ trong các bệnh lý đau bụng kinh, đau vùng chậu, tăng trương lực, rối loạn vận động tử cung.

Tuyệt đối không sử dụng Flavoxate Savi 200 trong các trường hợp sau:

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Flavoxate Savi 200

Flavoxate Savi 200 là thuốc kê đơn, vì vậy người bệnh chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ liều lượng, đường dùng, thời gian dùng thuốc. Không nên tự ý thay đổi liều lượng, đường dùng của Flavoxate Savi 200 hoặc ngừng thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung thuốc Flavoxate Savi 200 với người khác hoặc đưa thuốc này cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.

Liều lượng:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 100 – 200mg / lần x 3 – 4 lần / ngày, giảm liều khi các triệu chứng tiến triển tốt.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc Flavoxate Savi 200 khi dùng ở trẻ dưới 12 tuổi chưa được xác định.

Cách dùng:

  • Thuốc Flavoxate Savi 200 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và dùng theo đường uống. Thuốc được uống cùng với nước, nếu có kích ứng dạ dày có thể uống cùng thức ăn hoặc sữa.
  • Nếu bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm theo, cần áp dụng các biện pháp điều trị nhiễm khuẩn thích hợp.

Xử trí khi quên liều thuốc Flavoxate Savi 200: Khi quên một liều thuốc, có thể dùng liều khác khi nhớ ra. Nếu gần đến lần dùng thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua và dùng liều tiếp theo như hướng dẫn. Bệnh nhân nên chú ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không để quên quá 2 lần trong một liệu trình điều trị.

Xử trí khi quá liều thuốc Flavoxate Savi 200:

  • Quá liều Flavoxate Savi 200 biểu hiện bằng các triệu chứng kháng cholinergic: cử động vụng về hoặc lảo đảo, buồn ngủ, chóng mặt nặng, sốt, đỏ bừng, ảo giác, hơi thở ngắn, rối loạn hô hấp, kích thích, kích động, bồn chồn.
  • Xử trí: Khi bệnh nhân có dấu hiệu quá liều, cần nhanh chóng đưa đến trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ. Bệnh nhân ngộ độc Flavoxate cần được điều trị triệu chứng và sử dụng các liệu pháp hỗ trợ phù hợp.
  • Làm giảm hấp thu: Gây nôn, súc rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính.
  • Điều trị đặc hiệu: Dùng barbiturate tác dụng ngắn hoặc benzodiazepine hoặc chloral hydrate 2% bơm trực tràng để kiềm chế sự kích thích. Nếu có ức chế hô hấp thì cần hô hấp nhân tạo với oxy.
  • Điều trị hỗ trợ: Chuyển người bệnh đến hội chẩn về bệnh lý tâm thần nếu nghi ngờ người bệnh cố ý dùng quá liều.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Flavoxate Savi 200

Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Flavoxate Savi 200 có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khác trong quá trình sử dụng như:

  • Thường gặp: Buồn ngủ, khô miệng và họng.
  • Ít gặp: Chóng mặt, nhức đầu, khó tập trung, mệt mỏi, sốt cao, kích động, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, táo bón, đau dạ dày, tiểu khó, rối loạn điều tiết mắt, giãn đồng tử, nhìn mờ, tăng tiết mồ hôi,
  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn, lú lẫn, tăng nhãn áp, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa acid,

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của Flavoxate Savi 200. Nếu người bệnh gặp phải những tác dụng không mong muốn chưa được liệt kê hoặc không có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để được xử trí.

6. Tương tác thuốc

Để tránh xảy ra tương tác giữa các thuốc đang dùng và ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tất cả thuốc đang điều trị, bao gồm các dạng uống, bôi, xịt, tiêm, ...

Các thuốc có tương với Flavoxate Savi 200 đã được nghiên cứu là:

  • Thuốc kháng cholinergic, các cannabinoid và kali chloride: Khi dùng chung với Flavoxate Savi 200 có thể làm gia tăng nồng độ, tác dụng của các thuốc này.
  • Thuốc ức chế acetylcholinesterase (ở TKTW), secretin: Khi dùng chung với Flavoxate Savi 200 có thể làm giảm nồng độ, tác dụng của các thuốc này.
  • Pramlintid: Có thể làm tăng nồng độ, tác dụng của Flavoxate Savi 200 khi dùng đồng thời.
  • Thuốc ức chế acetylcholinesterase (ở TKTW): Có thể làm giảm nồng độ, tác dụng của Flavoxate Savi 200 khi dùng đồng thời.

Rượu có thể làm tăng ức chế thần kinh trung ương, do đó nên tránh dùng rượu trong quá trình điều trị.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Flavoxate Savi 200

  • Sử dụng thuốc Flavoxate Savi 200 trong thai kỳ: Nghiên cứu trên động vật chưa thấy tác dụng có hại nào đối với động vật mang thai hoặc phôi thai. Chưa rõ nguy cơ của Flavoxate Savi 200 với người. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ.
  • Sử dụng thuốc Flavoxate Savi 200 trong thời kỳ cho con bú: Thận trọng khi sử dụng Flavoxate Savi 200 ở phụ nữ cho con bú vì chưa biết chính xác thuốc có được bài tiết qua sữa mẹ hay không.
  • Thuốc Flavoxate Savi 200 có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, khó tập trung, mệt mỏi. Do đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người lái xe, vận hành máy móc.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân tăng nhãn áp, các bệnh lý tắc nghẽn nghiêm trọng đường tiểu dưới do chèn ép.
  • Ở bệnh nhân có nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục cùng lúc, nên phối hợp thêm liệu pháp kháng sinh thích hợp.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Flavoxate Savi 200 trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi khô ráo, thoáng mát (độ ẩm dưới 80%), tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cường độ cao, dưới 30 độ C.
  • Để Flavoxate Savi 200 tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi, tránh chúng không biết nuốt phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
  • Không dùng thuốc Flavoxate Savi 200 đã hết hạn hoặc có biểu hiện thay đổi màu sắc, bao bì rách nát, không còn nguyên tem nhãn niêm phong.
  • Không vứt thuốc Flavoxate Savi 200 vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan