Điều trị sỏi niệu đạo và 4 điều bạn nên biết

1. Sỏi niệu đạo là gì? Các nguyên nhân gây ra bệnh này

Hình ảnh sỏi niệu đạo ở nam, nữ
Hình ảnh sỏi niệu đạo ở nam, nữ

Sỏi niệu đạo là một trong những bệnh lý của sỏi tiết niệu. Sỏi này hình thành khi tinh thể khoáng chất cứng xuất hiện ở trong niệu đạo. Theo thời gian, viên sỏi này sẽ lớn dần khiến dòng chảy của nước tiểu bị chặn lại. Do niệu đạo của nam dài hơn nên bệnh này xảy ra phổ biến ở nam giới nhiều so với nữ giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi niệu đạo chủ yếu là:

- Sỏi bàng quang đi xuống ống niệu đạo.

- Do túi thừa niệu đạo.

- Do cấu tạo bộ phận sinh dục.

2. Hậu quả nguy hiểm nếu như không điều trị sỏi niệu đạo kịp thời, đúng cách

Hậu quả gây ra các nguy hiểm bởi sỏi niệu đạo ở nữ, nam
Hậu quả gây ra các nguy hiểm bởi sỏi niệu đạo ở nữ, nam

Nước tiểu chảy qua bộ phận cuối cùng là ống niệu đạo mới có thể thoát ra ngoài. Nhưng nếu như có sỏi ở đó sẽ ngăn chặn dòng chảy, dẫn tới ứ đọng nước tiểu ở hệ tiết niệu. Do đó, nếu không phát hiện sớm và chữa trị, nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ xảy ra. Từ đó gây ra các biến chứng sỏi thận, sỏi niệu đạo vô cùng nguy hiểm sau:

- Ứ mủ thận, giãn đài, bể thận: Sỏi niệu dọa khiến cho nước tiểu không chảy hết ra ngoài làm gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang, thận.... Khi tích tụ lâu ngày sẽ gây ứ nước ở thận, giãn đài hoặc thậm chí là bể thận.

- Gây suy thận cấp, mãn tính: Khi bể thận, giãn đài thận sẽ dẫn tới giảm chức năng của thận. Do đó, đây là một trong những yếu tố gây ra bệnh suy thận cấp, mãn tính.

Biểu hiện, triệu chứng sỏi niệu đạo ở nam và nữ
Biểu hiện, triệu chứng sỏi niệu đạo ở nam và nữ

Sỏi niệu đạo mới hình thành thường không có dấu hiệu nhận biết nào. Tới khi kích thước của sỏi lớn dần, người bệnh mới cảm thấy khó chịu, đau đớn. Lúc này, triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện:

- Đau ở thắt lưng, sườn, vùng thận, cơn đau nhiều lên khi làm việc, di chuyển.

- Đi tiểu khó khăn như thường xuyên đi tiểu rắt, tiểu són, thậm chí bí tiểu.

- Nếu bị viêm nhiễm ở hệ tiết niệu, người bệnh có thể bị sốt.

4. Các phương pháp điều trị sỏi niệu đạo tốt nhất hiện nay

Phương pháp chữa sỏi niệu đạo hiệu quả
Phương pháp chữa sỏi niệu đạo hiệu quả

Hiện nay, tương tự như điều trị sỏi tiết niệu, phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu đạo có rất nhiều. Tùy vào kích thước và vị trí của sỏi mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và tối ưu nhất. Nếu sỏi nhỏ và chưa gây ra các triệu chứng, người bệnh hoàn toàn có thể chữa trị bằng thuốc. Còn với sỏi có kích thước lớn, nằm ở vị trí khó, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa.

Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp không xâm lấn, không đau mà chỉ dùng sóng xung kích để khiến sỏi vỡ thành các mảnh nhỏ. Sau đó, mảnh sỏi vỡ ra sẽ đi theo nước tiểu ra ngoài. Ngay sau khi tán sỏi và người bệnh cảm thấy khỏe mạnh có thể ra viện luôn.

Tán sỏi qua da

Khác với tán sỏi ngoài cơ thể là không xâm lấn, khi điều trị sỏi niệu đạo bằng cách tán sỏi qua da, bác sĩ sẽ rạch da ở vùng thắt lưng hoặc vùng lưng với đường kính rất nhỏ nhằm tạo ra đường hầm thông tới thận để luồn ống nội soi tiếp cận tới vị trí của viên sỏi. Lúc này dùng máy laser khiến cho viên sỏi vỡ ra rồi hút ra ngoài thông qua đường hầm đó. Ưu điểm của phương pháp này là có tính thẩm mỹ cao, ít đau, ít chảy máu, phục hồi sức khỏe nhanh.

Tán sỏi ngược dòng bằng tia laser

Tương tự tán sỏi qua da, bác sĩ cũng dùng ống nội soi tới vị trí có sỏi. Tiếp đó là luồn dây dẫn tia laser và căn cứ vào độ rắn của viên sỏi mà dùng tia laser yếu hay mạnh. Khi sỏi vỡ ra sẽ theo nước tiểu ra ngoài. Với các mảnh lớn không ra được, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt để đưa chúng ra ngoài.

Hy vọng các bạn đã có thông tin cần thiết liên quan tới điều trị sỏi niệu đạo. Tuy tỷ lệ có 5% nhưng rất có thể bản thân nằm trong số đó. Do đó, các bạn đừng chủ quan mà hãy nên khám bệnh định kỳ để phòng tránh cũng như phát hiện bệnh sớm nếu có nhé để chữa trị hoặc có phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Để khám và điều trị sỏi niệu đạo tại Vinmec nhanh chóng, không phải chờ đợi, quý khách vui lòng đăng ký theo hướng dẫn TẠI ĐÂY/ qua ứng dụng MyVinmec hoặc liên hệ trực tiếp tới HOTLINE của bệnh viện.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

662 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan