Công dụng thuốc Kaztexim

Thuốc Kaztexim là thuốc kê đơn, với thành phần chính là Cefpodoxime. Hiện nay thuốc được dùng điều trị các vấn đề về nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bệnh tiểu đường hay nhiễm khuẩn trên da.... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Kaztexim, ngoài việc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người dùng cần tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Kaztexim.

1. Thuốc Kaztexim công dụng là gì?

1.1. Thuốc Kaztexim là thuốc gì?

Thuốc Kaztexim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim vỉ 10 viên, hộp 1 vỉ. Với thành phần hoạt chất chính Cefpodoxime proxetil 100mg

Thuốc Kaztexim khuyến cáo sử dụng cho cả người trưởng thành và trẻ nhỏ.

1.2. Thuốc Kaztexim có tác dụng gì?

Thuốc Kaztexim được kê đơn chỉ định trong những trường hợp:

  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng do vi khuẩn S. pneumoniae hoặc H. Influenzae (kể cả các chủng sinh sản beta-lactam).
  • Đợt cấp do vi khuẩn cấp tính của viêm phế quản mãn tính do S. pneumoniae, H. influenzae (chỉ các chủng không sản sinh beta lactamase), hoặc M. Catarrhalis.
  • Bệnh lậu cấp tính, không có biến chứng ở niệu đạo và cổ tử cung do khuẩn Neisseria gonorrhoeae (bao gồm cả các chủng sinh penicilinase).
  • Nhiễm trùng hậu môn - trực tràng cấp tính, không biến chứng ở phụ nữ do Neisseria gonorrhoeae (bao gồm cả các chủng sản xuất penicillinase).
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da không có biến chứng do Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sản xuất penicillinase) hoặc Streptococcus pyogenes.
  • Viêm xoang hàm trên cấp tính do Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sinh ra beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis gây ra.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu không có biến chứng (viêm bàng quang) do Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae hoặc Staphylococcus saprophyticus.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân dị ứng với thành phần chính Cefpodoxime, thuốc nhóm Cephalosporin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Cách sử dụng của thuốc Kaztexim

2.1. Cách dùng thuốc Kaztexim

  • Thuốc Kaztexim dùng đường uống, nên uống thuốc sau các bữa ăn.
  • Uống nguyên viên nén Kaztexim với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, không bẻ vụn hoặc nghiền nát viên thuốc, hoặc trộn thuốc với bất kỳ dung dịch hay hỗn hợp nào.
  • Dùng Kaztexim theo đúng chỉ định của bác sĩ, không uống nhiều hơn liều chỉ định có thể gia tăng tác dụng phụ hay ít hơn dẫn đến nồng độ Kaztexim trong máu không đủ để phát huy hết tác dụng.

2.2. Liều dùng của thuốc Kaztexim

Người lớn:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, kể cả viêm họng và viêm amidan: 100 mg (1 viên duy nhất) cách mỗi 12 giờ liên tục trong 10 ngày.
  • Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: uống 200 mg cách mỗi 12 giờ liên tục trong 14 ngày.
  • Nhiễm lậu cầu cấp nhưng chưa có biến chứng: liều uống duy nhất 200 mg.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng: uống 100 mg cách mỗi 12 giờ liên tục trong 7 ngày.
  • Nhiễm khuẩn trên da và cấu trúc da: uống 400mg cách mỗi 12 giờ liên tục trong 7 đến 14 ngày.

Trẻ em (đối với những trẻ đã có thể nuốt được viên thuốc):

  • Viêm tai giữa cấp tính: 10 mg/kg cân nặng/ngày (tối đa chỉ 400mg/ngày chia làm 2 lần) liên tục trong 10 ngày.
  • Viêm họng và viêm amidan: 10 mg/kg cân nặng /ngày (tối đa chỉ 200 mg/ngày chia làm 2 lần) liên tục trong 10 ngày

Bệnh nhân suy thận:

Đối với những bệnh nhân suy thận (có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút), khoảng cách giữa liều khuyến cáo là 24 giờ.

Bệnh nhân suy gan:
Không cần phải điều chỉnh liều Kaztexim ở các bệnh nhân xơ gan.

Xử lý khi quên liều:

  • Để đạt được hiệu quả chống nhiễm khuẩn thì cố gắng để không quên thuốc, nếu lỡ quên một liều thì uống ngay khi nhớ ra. Đặc biệt với chỉ định dùng nhiều lần trong một ngày thì khoảng thời gian giữa 2 liều cách nhau ít nhất là 12 giờ. Cần tuyệt đối tuân thủ thời gian giữa hai liều và thời gian uống liều tiếp theo phải được dịch từ khi bạn uống liều đã quên. Nếu đã gần đến thời điểm cần uống liều Kaztexim tiếp theo không dùng liều đã bỏ lỡ và chờ đến thời gian đúng theo lịch trình của liều tiếp theo.Tuyệt đối không dùng liều gấp đôi liều Kaztexim để bù cho liều bạn đã quên.
  • Xử trí khi quá liều:

Trường hợp quá liều đối với cefpodoxime proxetil chưa được báo cáo. Triệu chứng do dùng thuốc quá liều có thể gây đau thượng vị, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nếu trường hợp có phản ứng nhiễm độc nặng nề do dùng quá liều Kaztexim, thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc có thể giúp loại bỏ lượng thuốc ra khỏi cơ thể, đặc biệt nếu như chức năng thận bị suy giảm.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Kaztexim

  • Không nên chỉ định Kaztexim cho các bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với cephalosporin hoặc các beta-lactam khác.
  • Các nghiên cứu đã tiến hành ở nhiều loại vật thí nghiệm không cho thấy bất kỳ biểu hiện gây quái thai hoặc gây độc cho thai nhi; tuy nhiên, chỉ nên dùng Kaztexim cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết. Do phản ứng nặng nề ở trẻ bú mẹ, cần thận trọng trong quyết định có nên ngưng bú hay ngưng thuốc.
  • Bà mẹ cho con bú: hoạt chất Cefpodoxim được tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Ngay cả với nồng độ thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra 3 vấn đề đối với trẻ em bú sữa có Cefpodoxim: tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và kết quả nuôi cấy vi khuẩn sẽ sai, nếu phải làm kháng sinh đồ khi trẻ bị sốt.

4. Tác dụng phụ của thuốc Kaztexim

  • Cơ thể: nhiễm nấm, khó chịu, chướng bụng, mệt mỏi, đau ngực, suy nhược, sốt, ớn lạnh, xét nghiệm vi sinh bất thường, đau toàn thân, đau lưng...
  • Tim mạch: đau nửa đầu, suy tim sung huyết, đánh trống ngực, tụ máu, giãn mạch, tăng huyết áp, hạ huyết áp .
  • Tiêu hóa: khó tiêu, khô miệng, đầy hơi, nôn, giảm cảm giác thèm ăn, táo bón, sùi mào gà ở miệng, viêm dạ dày, loét miệng...
  • Tiết niệu: đái máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái buốt, đái buốt, đái rắt, đái đêm, nhiễm trùng dương vật, đái ra đạm, đau âm đạo.
  • Da: mày đay, phát ban, ngứa tại chỗ không bôi thuốc, di chứng, phát ban dát sẩn, viêm da do nấm, bong vảy, da khô nơi không bôi thuốc, rụng tóc, nổi mụn nước, cháy nắng.
  • Gan: Tăng thoáng qua chỉ số GOT, GPT, GGT, bilirubin, phosphatase kiềm và LDH...

5. Tương tác thuốc Kaztexim

  • Thuốc kháng axit:

Dùng đồng thời Kaztexim với liều cao thuốc kháng axit (natri bicacbonat và nhôm hydroxit) hoặc thuốc chẹn H2 làm giảm nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương. Thuốc kháng cholinergic đường uống (ví dụ, propantheline) làm chậm nồng độ đỉnh trong huyết tương, nhưng không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu (AUC).

  • Probenecid:

Cũng như các kháng sinh của nhóm beta-lactam khác, sự bài tiết Kaztexim qua thận bị ức chế bởi probenecid và dẫn đến tăng AUC khoảng 31% và nồng độ của cefpodoxime đỉnh trong huyết tương tăng 20%.

  • Thuốc gây độc cho thận:

Mặc dù độc tính trên thận chưa được ghi nhận khi chỉ dùng cefpodoxime proxetil, nên theo dõi chặt chẽ chức năng thận khi dùng đồng thời cefpodoxime proxetil với các hợp chất có khả năng gây độc cho thận.

6. Cách bảo quản thuốc Kaztexim

  • Thời gian bảo quản thuốc Kaztexim là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản Kaztexim ở nhiệt độ phòng phù hợp từ 15 đến 25 độ C, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hay các vị trí có nguồn nhiệt cao như cạnh bên tivi, máy sưởi hoặc tủ lạnh dễ dẫn đến việc viên thuốc bị biến đổi.
  • Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt như trong nhà tắm, hay những nơi có độ ẩm cao dưới 70% dễ sản sinh nấm mốc. Nên để thuốc trên cao khỏi tầm với của trẻ nhỏ.

Trên đây là những công dụng của thuốc Kaztexim, người bệnh trước khi dùng nên đọc kỹ và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để có được kết quả điều trị tốt nhất.

55 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • bloci 750
    Công dụng thuốc Bloci 750

    Bloci 750 là thuốc dạng viên nén thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn. Thuốc được sử dụng để điều trị điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn tai mũi họng, hô hấp, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Eszol tablet
    Công dụng thuốc Eszol tablet

    Eszol tablet là thuốc gì, có phải thuốc kháng nấm không? Thực tế Eszol tablet là thuốc điều trị ký sinh trùng phổ biến, có tác dụng kháng nấm với phổ kháng nấm rộng.

    Đọc thêm
  • Cefnirvid 300
    Công dụng thuốc Cefnirvid 300

    Thuốc Cefnirvid 300 là loại thuốc đặc trị ký sinh trùng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vậy để tìm hiểu cụ thể xem thuốc Cefnirvid 300 có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Tác dụng phụ khi ...

    Đọc thêm
  • thuốc amperison
    Công dụng thuốc Amperison

    Thuốc Amperison 0,5mg được chỉ định sử dụng chủ yếu để điều trị tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở người lớn và trẻ em trên 16 tuổi. Trước và trong quá trình điều trị bằng Amperison, bệnh ...

    Đọc thêm
  • cây bông móng tay
    Bông móng tay có tác dụng gì?

    Bông móng tay hay còn gọi là cây nắc nẻ, có tác dụng hành huyết, giáng khí thường dùng chữa bế kinh và khử phong thấp. Ở một số nơi có thể dùng nấu nước gội đầu để hạn chế ...

    Đọc thêm