Công dụng thuốc Lanzmarksans

Lanzmarksans là thuốc được chỉ định sử dụng cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin cơ bản liên quan đến loại thuốc này như công dụng, liều dùng, tác dụng phụ để biết cách sử dụng sao cho phù hợp.

1. Lanzmarksans thuốc có tác dụng gì?

Thuốc Lanzmarksan có chứa thành phần chính là Lansoprazole với hàm lượng 30mg, được bào chế dạng viên nang vô cùng tiện dụng.

Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton không phục hồi, có tính đặc hiệu cao do ức chế chọn lọc các tế bào trên niêm mạc thành dạ dày hiệu quả. Từ đây nó sẽ giúp hồi phục vết loét nhanh chóng và hiệu quả mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sự co bóp của dạ dày.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Thuốc Lanzmarksans được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

2.2. Chống chỉ định

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Lanzmarksans trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc Lanzmarksans.
  • Không sử dụng thuốc Lanzmarksans cho bệnh nhân đang bị loét dạ dày ác tính.
  • Không sử dụng thuốc Lanzmarksans cho bệnh nhân có thai trong thời gian 3 tháng đầu.

3. Liều dùng và cách dùng

3.1. Liều dùng Lanzmarksans

  • Tùy từng vấn đề cần điều trị mà liều dùng Lanzmarksans sẽ có những sự khác biệt nhất định.
  • Trường hợp bệnh nhân loét dạ dày: Sử dụng với liều 30mg/ngày, kiên trì điều trị trong khoảng thời gian tối thiểu là 8 tuần.
  • Trường hợp bệnh nhân loét tá tràng: Sử dụng với liều 30mg/ngày và cần điều trị trong khoảng thời gian tối thiểu là 4 tuần.
  • Trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản: Sử dụng với liều 30mg/ngày và cần điều trị trong khoảng thời gian tối thiểu là 4-8 tuần.
  • Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison: Cần có sự điều chỉnh liều dùng từng tuần theo chỉ định của bác sĩ

3.2. Cách dùng

Thuốc Lanzmarksans được bào chế dạng viên nên bệnh nhân hãy chú ý sử dụng thuốc bằng đường uống. Khi uống bạn nên dùng nước nguội, uống thuốc nguyên viên, không nhai, bẻ gãy thuốc trước khi sử dụng. Thời điểm dùng thuốc lý tưởng nhất là sau bữa ăn.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ liều dùng theo khuyến cáo của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều.

4. Tác dụng phụ

Thuốc Lanzmarksans có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng như:

  • Tiêu chảy, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn, khó tiêu, táo bón, hồng ban đa dạng.
  • Một số trường hợp xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tăng men gan, protein niệu.

Trong quá trình sử dụng thuốc Lanzmarksans, nếu nhận thấy xuất hiện những tác dụng phụ trên hoặc bất cứ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện gần nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

5. Tương tác thuốc

Lanzmarksans có nguy cơ tương tác với một số loại thuốc sau gây ảnh hưởng tới sinh khả dụng, khả năng hấp thu phân bố, tốc độ chuyển hóa của thuốc gồm:

  • Các loại thuốc chống nấm tiêu biểu như Ketoconazol, Itraconazol.
  • Thuốc Sucralfate thường dùng với mục đích bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Chú ý hạn chế dùng các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn, chất kích thích khi đang dùng thuốc.

Ngoài ra để tránh tình trạng tương tác thuốc, bệnh nhân hãy liệt kê đầy đủ các thuốc điều trị, vitamin, thảo dược, viên uống hỗ trợ và thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng. Điều này giúp bác sĩ, dược sĩ có thể biết và tư vấn chính xác, tránh tình trạng tương tác thuốc không có lợi cho bệnh nhân.

6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Lanzmarksans

  • Thận trọng khi dùng Lanzmarksans cho người đang gặp tình trạng suy giảm chức năng gan.
  • Sử dụng Lanzmarksans đúng liều, không nên tự ý tăng hay giảm liều bởi sẽ dễ gây ra các phản ứng quá mẫn cũng như làm giảm hiệu quả điều trị thuốc.
  • Để thuốc Lanzmarksans xa tầm với trẻ em bởi việc trẻ uống nhầm thuốc có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc khi đang sử dụng, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ về liều dùng, thời gian ngừng thuốc. Nếu ngưng sử dụng thuốc Lanzmarksans cần giảm từ từ, không nên dừng đột ngột.
  • Không nên quên dùng Lanzmarksans với 2 liều liên tiếp. Nếu dùng thuốc quá liều, người bệnh cần thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được tư vấn khắc phục.

Như vậy, một số thông tin trên đã giúp các bạn hiểu hơn về thuốc Lanzmarksans. Tuy nhiên, đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc khi có chỉ định để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

21 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Gastrozole
    Công dụng thuốc Gastrozole

    Thuốc Gastrozole là thuốc có chứa hoạt chất Rabeprazole hàm lượng 20mg. Rabeprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI), có công dụng trong điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản như loét dạ dày ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Trimespa
    Công dụng thuốc Trimespa

    Trimespa 100 là thuốc tác động lên đường tiêu hóa, thường được chỉ định trong các bệnh lý co thắt đường tiêu hóa. Vậy thuốc Trimespa chữa bệnh gì và cần lưu ý gì để sử dụng thuốc đạt hiệu ...

    Đọc thêm
  • getoxatin 100mg
    Công dụng thuốc Getoxatin-100mg/50ml

    Thuốc Getoxatin 100mg/50ml được bào chế dưới dạng dung dịch đậm đặc để pha dịch truyền, có thành phần chính là Oxaliplatin. Thuốc được chỉ định trong điều trị ung thư đại tràng - trực tràng giai đoạn muộn.

    Đọc thêm
  • Ozanilin
    Công dụng thuốc Ozanilin

    Ozanilin là thuốc điều trị bệnh lý dạ dày. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Ozanilin chữa bệnh gì? Cách dùng như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Rabefresh
    Công dụng thuốc Rabefresh

    Rabefresh là 1 loại thuốc làm giảm axit dạ dày. Thuốc được sử dụng trong điều trị các liên quan đến tiêu hóa như bệnh loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

    Đọc thêm