Công dụng thuốc Lefxacin tablet

Lefxacin tablet có thành phần chính là một loại thuốc kháng sinh. Thuốc được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm viêm xoang cấp, viêm phổi do vi khuẩn H. pylori, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt mãn tính và một số loại viêm dạ dày ruột.

1. Lefxacin tablet có tác dụng gì?

Lefxacin tablet có thành phần chính là Levofloxacin hemihydrate thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin, như:

  • Viêm xoang cấp
  • Đợt cấp viêm phế quản mạn.
  • Viêm phổi cộng đồng
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biến chứng hoặc là có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.
  • Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị bệnh than
  • Kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác sử dụng để điều trị bệnh lao, viêm màng não hoặc bệnh viêm vùng chậu.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Lefxacin tablet

2.1. Cách dùng

Thuốc sử dụng qua đường thuốc, mức độ hấp thụ thuốc levofloxacin vào cơ thể không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, vậy nên người bệnh có thể uống thuốc trước khi ăn hoặc sau ăn. Không được dùng các thuốc antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucrafat, didanosin trong vòng 2 giờ sau khi sử dụng thuốc Lefxacin tablet.

2.2. Liều lượng

Liều lượng thuốc sử dụng cho người lớn:

Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp:

  • Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính sử dụng 500 mg, ngày uống một lần/ngày, thời gian sử dụng kéo dài trong 7 ngày.
  • Trong điều trị bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng dùng liều lượng 500mg, ngày uống từ 1 - 2 lần/ngày, thời gian dùng từ 7 đến 14 ngày.
  • Trong điều trị bệnh viêm xoang hàm trên cấp tính với liều lượng 500 mg, 1 lần/ngày thời gian điều trị trong 10 - 14 ngày.

Trong điều trị bệnh nhiễm trùng da và tổ chức dưới da

  • Với trường hợp biến chứng dùng liều lượng 750 mg, uống 1 lần/ngày trong 7 - 14 ngày.
  • Với trường hợp không biến chứng dùng 500mg, ngày uống 1 lần /ngày thời gian điều trị trong 7-10 ngày.

Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Khi có biến chứng dùng 250mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày và trường hợp không biến chứng áp dụng liều lượng thuốc là 250mg, 1 lần/ngày trong 3 ngày.
  • Trong điều trị bệnh viêm thận- bể thận cấp sử dụng liều 250mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.

Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: Ngày uống 1 lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần.

Điều trị bệnh than: Dùng thuốc để tiêm truyền tĩnh mạch, sau đó dùng theo đường uống thuốc khi tình trạng người bệnh cho phép với liều 500 mg, 1 lần/ngày, thời gian điều trị kéo dài 8 tuần.

Điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt: 500mg/lần/ngày trong 28 ngày.

Đối với bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều lượng thuốc phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin. Cụ thể:

  • Trường hợp người bệnh suy thận bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận - bể thận cấp
  • Độ thanh thải creatinin trên 20 ml/phút sử dụng liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì là 250 mg mỗi 24 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 10-19 ml/phút sử dụng liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì là 250 mg mỗi 48 giờ.
  • Các chỉ định khác:
  • Độ thanh thải creatinin từ 50-80 không cần điều chỉnh liều lượng thuốc
  • Độ thanh thải creatinin từ 20-49 ml/phút sử dụng liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì là 125mg mỗi 24 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 10-19 ml/phút sử dụng liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì là 125mg mỗi 24 giờ.
  • Thẩm phân máu sử dụng liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì là 125mg mỗi 24 giờ
  • Thẩm phân phúc mạc liên tục sử dụng liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì là 125mg mỗi 24 giờ

Liều dùng cho người bệnh suy gan: Không cần thiết phải hiệu chỉnh liều trong trường hợp suy gan, áp dụng liều lượng thuốc như cho bệnh nhân thông thường

3. Chống chỉ định thuốc Lefxacin tablet

Chống chỉ định thuốc Lefxacin tablet trong những trường hợp sau đây:

  • Những người có tiền sử quá mẫn cảm với levofloxacin, với các quinolon khác, hoặc với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Người bị bệnh động kinh.
  • Người bệnh thiếu hụt G6PD.
  • Tiền sử bệnh ở gân cơ do nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolon gây ra.
  • Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lefxacin tablet

Thận trọng sử dụng thuốc Lefxacin tablet trong những trường hợp sau đây:

  • Với phụ nữ có thai: Bác sĩ khuyến cáo không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai, vì hiện tại chưa có đủ dữ liệu chứng minh thuốc an toàn cho thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: Levofloxacin có thể bài tiết vào sữa mẹ, mặc dù nồng độ levofloxacin này khá thấp nhưng do những rủi ro tiềm ẩn đối với em bé nên thuốc không được khuyến cáo dùng cho bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Ảnh hưởng trên hệ cơ xương: Levofloxacin, cũng như phần lớn các quinolon khác, có thể gây thoái hóa sụn ở khớp chịu trọng lực trên nhiều loài động vật non. Do đó không nên sử dụng levofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Nhược cơ: Cần thận trọng ở người bệnh bị nhược cơ, vì các biểu hiện có thể nặng lên.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Một số người bệnh sau khi dùng thuốc Lefxacin tablet đã gặp một số phản ứng như bệnh đa thần kinh hay gây chứng dị cảm, giảm cảm giác, loạn cảm và suy yếu ở những bệnh nhân dùng levofloxacin. Nên ngừng sử dụng levofloxacin nếu bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh lý đa thần kinh bao gồm đau, cảm giác bỏng, đau nhói dây thần kinh.
  • Phản ứng mẫn cảm: Phản ứng mẫn cảm với nhiều biểu hiện lâm sàng khác, thậm chí sốc phản vệ khi sử dụng Lefxacin tablet. Người bệnh nên dừng sử dụng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và báo với bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp.
  • Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: Đã có các báo cáo trên bệnh nhân cho thấy người bệnh gặp các vấn đề về thần kinh trung ương sau khi dùng thuốc như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, lú lẫn ảo giác, có hành động tự sát... Nếu xảy ra những phản ứng bất lợi này trong khi sử dụng levofloxacin, người bệnh cần dừng thuốc và có các biện pháp xử trí triệu chứng thích hợp.
  • Cần thận dùng thuốc đối với người có các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch não,... vì có thể tăng nguy cơ co giật.
  • Tác động trên gân: Đã có báo cáo đứt gân Achille, tay, vai hoặc các gân hoặc gây tàn tật kéo dài ở những bệnh nhân dùng thuốc quinolon, bao gồm levofloxacin. Nên ngưng dùng levofloxacin nếu bệnh nhân cảm thấy đau, viêm hoặc đứt gân. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi và hạn chế tập thể dục cho đến khi chẩn đoán xác định không gặp vấn đề liên quan đến gân hoặc đứt gân. Đứt gân có thể xây ra trong hoặc sau khi điều trị levofloxacin.
  • Gây rối loạn loạn glucose trong máu: Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị đồng thời Lefxacin tablet với thuốc hạ đường huyết dạng uống (như glyburid/ glibenelamiđ) hoặc insulin. Ở những bệnh nhân này, nên theo dõi cân thận nồng độ glucose trong máu. Nếu xảy ra phản ứng hạ đường huyết ở bệnh nhân điều trị với levofloxacin, nên ngưng dùng levofloxacin ngay lập tức và tiến hành điều trị bằng thuốc khác thích hợp.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Lefxacin tablet

Trong quá trình sử dụng thuốc thuốc Lefxacin tablet, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

  • Một số tác dụng phụ phổ biến mà bệnh nhân có thể gặp bao gồm có buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, mất ngủ, táo bón.
  • Một số phản ứng ít gặp khác như đau bụng, chóng mặt, nôn mửa, khó tiêu, viêm âm đạo, phát ban, đau ngực, ngứa, viêm xoang, khó thở, mệt mỏi, đầy hơi, đau, đau lưng, viêm họng.
  • Các phản ứng hiếm gặp như cổ trướng, phản ứng dị ứng, suy nhược, phù nề, sốt, nhức đầu, triệu chứng giống cảm cúm, khó ở, ngất, thav đôi cảm giác về nhiệt độ.
  • Phản ứng tim mạch như suy tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương và ngoại vỉ: Co giật (động kinh), khó phát âm, tăng cảm, tăng vận động, tăng trương lực, giảm cảm giác, co cơ không tự chủ, đau nửa đầu, dị cảm, liệt, rối loạn phát âm, run, hoa mặt, bệnh não, mất điều hòa.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Khô miệng, khó nuốt, viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm dạ dày-ruột, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm lưỡi, trĩ, tắc nghẽn ruột, viêm tuyến tụy, viêm miệng.
  • Rối loạn tiền đình và khả năng nghe: Đau tai, ù tai.
  • Rối loạn gan và mật: Ảnh hưởng đến chức năng gan, gây viêm túi mật, sỏi mật, tăng bilirubin, tăng các men gan, gây bệnh suy gan, vàng da.

6. Tương tác thuốc

Các thuốc kháng acid, sucralft, cation kim loại, multivifamin: Dùng đồng thời Lefxacin tablet với các thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm, cũng như sucralfat, các cation kim loại như sắt và multivitamin với kẽm có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của levofloxacin, làm cho nồng độ trong máu thấp hơn nhiều so với nồng độ bình thường. Do vậy người bệnh cần uống các loại thuốc trên ít nhất hai tiếng đồng hồ trước hoặc sau khi dùng levofloxacin.

  • Theophylin: Dùng đồng thời các thuốc thuộc nhóm quinolon khác với theophylin gây kéo dài thời gian bán thải, tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh và kéo theo tăng nguy cơ các phản ứng phụ liên quan đến theophylin. Vì vậy, nên theo dõi chặt chẽ nồng độ theophylin và điều chỉnh liều thích hợp khi dùng đồng thời với levofloxacin.
  • Warfarin: Thành phần levofloxacin có trong Lefxacin tablet có khả năng làm tăng tác động của warfarin. Nên theo dõi chặt chẽ thời gian prothrombin hoặc các xét nghiệm chống đông thích hợp khác nếu levofloxacin được dùng đồng thời với warfarin. Cũng nên theo dõi bệnh nhân nếu có các dấu hiệu xuất huyết.
  • Cyclosporin: Đã có nghiên cứu lâm sàng cho thấy có sự ảnh hưởng của levofloxacin trong huyết tương, AUC và các thông số khác của eyelosporin là không đáng kể. Vì vậy, không cần điều chỉnh liều levofloxacin hoặc cyclosporin khi dùng đồng thời 2 loại thuốc này với nhau.
  • Digoxin: Levofloxacin không ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc Digoxin. Vì vậy, không cần điều chỉnh liều levofloxacin hoặc digoxin khi dùng kết hợp với nhau.
  • Probenecid và Cimetidin: Trong một nghiên cứu lâm sàng ở những người khỏe mạnh cho thấy sự ảnh hưởng của probenecid hoặc cimetidin lên tốc độ và mức độ hấp thu của levofloxacin là không đáng kể.

Tóm lại, Lefxacin tablet có thành phần chính là một loại thuốc kháng sinh. Thuốc được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan