Công dụng thuốc Lysopadol

Thuốc Lysopadol chứa hoạt chất Ambroxol Hydrochloride 20mg được chỉ định giảm đau trong viêm họng cấp. Cùng tìm hiểu về liều dùng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Lysopadol qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Lysopadol

Thuốc Lysopadol có tác dụng gì?”. Thuốc Lysopadol bào chế dưới dạng viên ngậm chứa hoạt chất Ambroxol Hydrochloride.

Hoạt chất Ambroxol được chứng minh là có tác dụng gây tê tại chỗ bởi đặc tính chẹn kênh natri thần kinh nhân bản, sự gắn kết này là thuận nghịch và phụ thuộc vào nồng độ của thuốc. Ngoài ra, Ambroxol còn thể hiện tác dụng kháng viêm, các nghiên cứu trên invitro cho thấy Ambroxol làm giảm đáng kể sự phóng thích cytokine từ máu và từ các tế bào đơn nhân, đa nhân liên kết với mô. Viên ngậm Ambroxol được chứng minh là có tác dụng làm giảm đỏ họng đáng kể trong các trường hợp viêm họng.

Thuốc Lysopadol được chỉ định giảm đau trong viêm họng cấp tính.

2. Liều dùng thuốc Lysopadol

Liều dùng thuốc Lysopadol khuyến cáo ở người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi là 1 viên/lần, tối đa ngậm 6 lần/ngày. Trường hợp viêm họng kèm sốt cao và các triệu chứng kéo dài trên 3 ngày, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.

Hiện chưa có dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn khi dùng thuốc Lysopadol ở trẻ em dưới 12 tuổi, vì vậy khuyến cáo không sử dụng Lysopadol ở đối tượng này.

3. Tác dụng phụ của thuốc Lysopadol

Thuốc Lysopadol có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Rối loạn da, rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn mô dưới da: Các phản ứng phản vệ bao gồm phù mạch, phát ban, mày đay, ngứa và phản ứng quá mẫn khác;
  • Rối loạn hệ thần kinh: Thay đổi vị giác
  • Rối loạn hô hấp, rối loạn dạ dày – ruột: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng trên, giảm xúc giác ở miệng, khó tiêu, khô miệng và họng.

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Lysopadol và thông báo cho bác sĩ điều trị trong trường hợp gặp phải tác dụng không mong muốn.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lysopadol

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Lysopadol ở những đối tượng sau đây:

  • Người bệnh mẫn cảm với Ambroxol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Lysopadol;
  • Người bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp với bất kỳ thành phần nào của thuốc Lysopadol.

4.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lysopadol

Tổn thương da nghiêm trọng như hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc đã được báo cáo là có liên quan đến việc sử dụng tạm thời thuốc long đờm như Ambroxol hydrochloride nhưng với tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân được lý giải là do thuốc dùng cùng hoặc mức độ nặng của bệnh.

Nhầm lẫn bởi các tiền triệu giống cúm không đặc hiệu có thể làm cho người bệnh điều trị triệu chứng bằng thuốc ho và thuốc cảm. Vì vậy nếu xuất hiện các tổn thương ở da hoặc niêm mạc, người bệnh cần ngưng điều trị bằng Ambroxol hydrochloride như một sự thận trọng.

Thuốc Lysopadol được bào chế chứa 8,2g sorbitol cho liều đề nghị tối đa mỗi ngày (tương ứng với 1,37g cho mỗi viên). Vì vậy người mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp với fructose thì không được điều trị bằng Lysopadol.

Đối với phụ nữ đang mang thai: Ambroxol hydrochloride bài tiết qua được hàng rào nhau thai. Các nghiên cứu phi lâm sàng cho thấy Ambroxol không gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến thai kỳ, sự phát triển của phôi thai, sự phát triển trước và sau khi sinh. Kinh nghiệm trên lâm sàng cho thấy sau 28 tuần mang thai không cho bằng chứng bất lợi đối với thai nhi. Tuy vậy việc sử dụng thuốc Lysopadol ở phụ nữ đang mang thai cần được chỉ định bởi bác sĩ.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Ambroxol bài tiết được vào sữa mẹ, vì vậy không khuyến cáo dùng thuốc Lysopadol ở phụ nữ đang cho con bú hoặc nên ngưng cho con bú khi đang dùng thuốc.

5. Tương tác thuốc Lysopadol

Hiện chưa có tương tác cụ thể giữa Ambroxol và các thuốc dùng cùng trên lâm sàng. Tuy nhiên tương tác thuốc có thể xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Lysopadol, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Lysopadol.

Thuốc Lysopadol có tác dụng trong điều trị bệnh viêm họng, trước khi dùng thuốc người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để có kết quả điều trị bệnh được tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

50 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Babysolvan
    Công dụng thuốc Babysolvan

    Thuốc Babysolvan là một loại thuốc long đờm có tác dụng làm loãng đờm, giúp cho đờm bớt đặc quánh và dễ tống ra ngoài hơn thông qua phản xạ ho hay khạc đờm. Thuốc thường được được chỉ định ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Molitux

    Thuốc Molitoux 50mg thành phần dược chất chính là Eprazinon Dihydroclorid 50mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc được sử dụng để làm loãng đờm, long ...

    Đọc thêm
  • Passedyl
    Công dụng thuốc Passedyl

    Thuốc Passedyl có chứa hoạt chất chính: Natri benzoate và Sulfogaiacol K thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Tham khảo thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng để có cách sử dụng thuốc hiệu quả.

    Đọc thêm
  • Bivo
    Công dụng thuốc Bivo

    Thuốc Bivo có thành phần chính là Bromhexine, tác dụng trên đường hô hấp, được dùng trong các trường hợp khó long đờm, viêm tăng tiết đờm. Thuốc bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng có trong mỗi viên ...

    Đọc thêm
  • thuốc Asafetida
    Công dụng thuốc Asafetida

    Thuốc Asafetida là nhựa từ 1 loài thực vật bản địa ở miền đông Iran và miền tây Afghanistan. Thuốc được sử dụng để long đờm, trị ho, trị giun sán,... Cùng tìm hiểu về thuốc Asafetida qua bài viết ...

    Đọc thêm