Công dụng thuốc Pancidol

Thuốc Pancidol được biết đến là thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không chứa steroid phổ biến. Với thành phần chính là Paracetamol, thuốc Pancidol được dùng để làm giảm các cơn đau đầu, đau răng, đau cơ khớp và hạ thân nhiệt.

1. Công dụng thuốc Pancidol

Thuốc Pancidol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không chứa steroid, có thành phần chính là Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen, hàm lượng 500mg. Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt rất hiệu quả, được dùng để thay thế cho Aspirin với liều dùng tương tự. Tuy nhiên, cần biết rằng hoạt chất Paracetamol là không có tác dụng trong chống viêm.

Thuốc Pancidol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được dùng trong những trường hợp sau:

  • Giảm đau: Đau đầu, đau răng, đau cơ, đau khớp, đau do bị tai nạn, chấn thương;
  • Hạ sốt: Chủng ngừa vaccine, sốt phát ban, nhiễm khuẩn ở trẻ em.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Pancidol

Thuốc Pancidol được dùng theo đường uống, uống thuốc với lượng nước vừa đủ. Liều dùng thuốc Pancidol cụ thể như sau:

  • Trẻ trên 12 tuổi, người lớn: 500 - 1000mg/lần sau mỗi 4 - 6 giờ, liều dùng tối đa không quá 4g/ngày;
  • Trẻ 6 - 12 tuổi: 250 - 500mg/lần sau mỗi 4 - 6, sử dụng tối đa 4 lần/ngày.

Lưu ý về thời gian điều trị, không được dùng thuốc Pancidol để giảm đau nhiều hơn 5 ngày ở trẻ em và 10 ngày ở người lớn. Nếu người bệnh sốt quá cao (trên 39,5 độ C) hoặc sốt tái phát, sốt kéo dài trên 3 ngày thì cũng không được dùng Pancidol để hạ sốt.

Dùng quá liều thuốc Pancidol mức độ nhẹ có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, người xanh xao. Ở người lớn nếu dùng liều cao trên 10g hoặc trẻ em trên 150mg/kg cân nặng thì có thể làm tổn thương đến tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa, nguy hiểm nhất là bệnh lý não làm hôn mê và thậm chí là gây ra tình trạng tử vong.

Trong trường hợp quá liều Pancidol, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay để rửa dạ dày, loại trừ thuốc đã uống và dùng thuốc giải độc (đường uống hoặc đường tiêm).

3. Tác dụng phụ của thuốc Pancidol

Thuốc Pancidol Extra có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất như sau:

  • Thỉnh thoảng: Nổi ban trên da, phản ứng dị ứng, nổi mày đay, sốt, tổn thương niêm mạc;
  • Ít gặp: Nổi ban trên da, buồn nôn, nôn, thiếu máu, rối loạn tạo máu, độc tính thận, bệnh thận;
  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.

Đối với thuốc Pancidol nói riêng và hầu hết các loại thuốc nói chung, sau khi dùng thuốc, nếu người bệnh có biểu hiện lạ, bất thường, gặp tác dụng phụ của thuốc thì cần theo dõi và liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được xử trí.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Pancidol

  • Không dùng thuốc Pancidol ở người quá mẫn với thành phần của thuốc, người mắc các bệnh về tim, gan, thận, phổi, người bị thiếu máu, thiếu hụt men G6PD, nghiện rượu.
  • Trong khi uống Pancidol, người bệnh không được uống rượu vì có thể làm tăng độc tính của thuốc.
  • Không dùng Pancidol liên tục và kéo dài trong 2 tuần, vì có thể gây rối loạn chức năng thận. Đặc biệt, người bị suy thận cần thận trọng, lưu ý khi dùng thuốc.
  • Nếu uống thuốc Pancidol với liều cao, có thể khiến gan bị tổn thương.
  • Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng Pancidol trong trường hợp thật sự cần thiết.
  • Thuốc Pancidol có thể tương tác với các loại thuốc sau: tăng nhẹ tác dụng chống đông máu khi dùng đồng thời với Coumarin và các dẫn chất Indandion, nhất là khi dùng liều cao và kéo dài; gây hạ sốt nghiêm trọng nếu kết hợp với các biện pháp làm hạ nhiệt khác và dùng cùng với Phenothiazin; tăng chuyển hóa thuốc và gây độc tính cho gan nếu dùng cùng với các thuốc chống co giật, Isoniazid.
  • Để hạn chế và tránh những ảnh hưởng do tương tác thuốc gây ra, trước khi dùng Pancidol, người bệnh cần cho bác sĩ/dược sĩ biết tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc (bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn), thực phẩm chức năng, các loại thảo dược đã và đang sử dụng.

Công dụng của thuốc Pancidol là giúp giảm đau và hạ sốt khi bị đau đầu, đau răng, đau khớp, đau cơ, đau do tai nạn chấn thương, sốt phát ban, mắc bệnh nhiễm khuẩn hay tiêm phòng vaccine ở trẻ em. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đạt tối đa hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan