Công dụng thuốc Suproxicam

Thuốc Suproxicam được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Meloxicam. Thuốc được sử dụng trong triệu chứng dài hạn của các cơn viêm đau mãn tính của nhiều bệnh lý khác nhau

1. Thuốc Suproxicam công dụng là gì?

Một viên nén thuốc Suproxicam có chứa thành phần chính là 15mg Meloxicam và các tá dược khác. Meloxicam là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ oxicam, có các đặc tính giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Meloxicam có tính kháng viêm mạnh đối với tất cả các loại viêm. Cơ thế chung của những tác dụng trên đó là do Meloxicam có khả năng gây ức chế sự sinh tổng hợp các prostaglandin, chất trung gian gây viêm. Ở cơ thể sống, Meloxicam ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin tại vị trí viêm mạnh hơn ở thận hoặc ở niêm mạc dạ dày.

Đặc tính an toàn cải tiến này đó là do thuốc ức chế chọn lọc đối với COX-2 so với COX-1. So sánh giữa liều kháng viêm hữu hiệu và liều gây loét trong thí nghiệm gây viêm ở động vật cho thấy rằng thuốc Suproxicam có độ an toàn cùng hiệu quả điều trị cao hơn so với các NSAID thông thường khác.

Thuốc Suproxicam được sử dụng trong điều trị triệu chứng dài hạn các cơn đau viêm mãn tính trong các trường hợp:

Không được sử dụng thuốc Suproxicam trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Meloxicam hoặc với bất cứ thành phần nào có trong thuốc Suproxicam;
  • Người bệnh nhạy cảm chéo với Aspirin và các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác;
  • Người bệnh có tiền sử bị polyp mũi, hen suyễn, nổi mày đay hay phù mạch sau khi sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác;
  • Người bị loét dạ dày, loét tá tràng đang tiến triển;
  • Người bệnh suy gan nặng;
  • Người bệnh suy thận nặng mà không tiến hành chạy thận nhân tạo;
  • Trẻ em dưới 15 tuổi;
  • Phụ nữ có thai và người mẹ đang nuôi con bú.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Suproxicam

Sử dụng thuốc Suproxicam bằng cách uống trực tiếp.

Liều dùng:

  • Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp: Dùng liều 2 viên (7,5mg/ngày). Tùy đáp ứng điều trị mà có thể giảm liều còn 1 viên (7,5mg)/ngày;
  • Viêm đau xương khớp: Dùng liều 1 viên (7,5mg)/ngày, nếu cần có thể tăng liều dùng đến 2 viên (7,5mg)/ngày;
  • Người bệnh có nguy cơ phản ứng phụ cao: Liều khởi đầu điều trị với 1 viên (7,5mg)/ngày;
  • Người bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo: Liều sử dụng không quá 1 viên (7,5mg)/ngày;
  • Trẻ em: Liều sử dụng chưa được xác định;
  • Khi sử dụng kết hợp với các dạng viên, tiêm: Tổng liều không được vượt quá 2 viên (7,5mg)/ngày.

Cách xử lý quá liều thuốc Suproxicam:

  • Triệu chứng: Một số triệu chứng sau khi dùng quá liều NSAID cấp tính thường là buồn ngủ, lờ đờ, đau vùng thượng vị, nôn, buồn nôn, thường tự hồi phục khi được chăm sóc. Có nguy cơ xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn chức năng gan, suy thận cấp, suy hô hấp, co giật, hôn mê, trụy tim mạch và ngừng tim. Phản ứng phản vệ cũng đã được báo cáo khi uống NSAID và có thể xảy ra sau khi sử dụng quá liều;
  • Xử trí: Người bệnh cần được chăm sóc và hỗ trợ sau khi sử dụng quá liều NSAID. Có thể loại bỏ nhanh Suproxicam bằng liều Cholestyramine 4g uống 3 lần/ngày.

Quên liều: Tránh quên liều khi dùng thuốc Suproxicam. Nếu quên 1 liều, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên, dùng liều thuốc tiếp theo như kế hoạch. Người bệnh không uống chồng liều với liều kế tiếp và không nên bỏ quên 2 liều liên tiếp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Suproxicam

Trong quá trình sử dụng thuốc Suproxicam, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ:

  • Tiêu hóa: Khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, nôn và các bất thường thoáng qua do sự thay đổi các thông số chức năng gan;
  • Huyết học: Thiếu máu, rối loạn công thức máu (giảm tiểu cầu, rối loạn các bạch cầu). Nếu sử dụng đồng thời với các loại thuốc có độ tính trên tủy xương, đặc biệt như Methotrexate sẽ là yếu tố thuận lợi cho hiện tượng suy giảm tế bào máu;
  • Da: Ngứa, mề đay, phát ban da, nhạy cảm với ánh sáng, viêm miệng;
  • Hệ hô hấp: Khởi phát cơn hen cấp (tình trạng rất hiếm gặp);
  • Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu, ngủ gật, ù tai, chóng mặt;
  • Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, phù, đỏ bừng mặt, hồi hộp;
  • Hệ tiết niệu: Tăng ure máu, tăng creatinin máu;
  • Phản ứng tăng nhạy cảm: Phù niêm mạc, phản ứng phản vệ.

Bệnh nhân lưu ý thông báo cho bác sĩ chuyên môn về những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Suproxicam để được hướng dẫn xử lý.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Suproxicam

Một số điều người bệnh cần lưu ý trước và trong khi sử dụng thuốc Suproxicam là:

  • Không nên sử dụng Meloxicam để thay thế cho corticosteroids hoặc điều trị thiếu hụt corticosteroid. Việc ngừng đột ngột corticosteroid có thể khiến bệnh nặng hơn. Nếu quyết định ngừng điều trị bằng corticosteroids nên giảm liều một cách từ từ ở những người bệnh điều trị corticosteroid kéo dài;
  • Tác động đến gan: Hiếm gặp những trường hợp phản ứng gan nghiêm trọng bao gồm: Viêm gan cấp tính gây tử vong, vàng da, suy gan và hoại tử gan. Nên ngừng việc điều trị bằng Meloxicam nếu có các dấu hiệu lâm sàng hay các triệu chứng đi kèm với sự tiến triển của bệnh gan hoặc khi xuất hiện các biểu hiện toàn thân (ví dụ như phát ban, giảm bạch cầu ưa eosin,...);
  • Chú ý thận trọng khi sử dụng Meloxicam ở người bệnh bị mất nước. Nên bù nước trước khi sử dụng Meloxicam. Nên thận trọng khi dùng thuốc đối với những người bệnh có tiền sử bị bệnh thận. Một số chất chuyển hóa của Meloxicam được bài thiết thông qua thận nên cần theo dõi chặt chẽ đối với những bệnh nhân bị suy thận nghiêm trọng;
  • Giữ nước và phù: Đã có một số bệnh nhân bị giữ nước và phù khi sử dụng các thuốc NSAID, không loại trừ Meloxicam. Do đó, cũng như các NSAID khác, cần thận trọng khi sử dụng Meloxicam đối với các bệnh nhân bị giữ nước, suy tim và cao huyết áp;
  • Sử dụng thuốc Suproxicam cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên sử dụng Meloxicam cho phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú mặc dù hiện không thấy tác dụng sinh quái thai trong những thử nghiệm tiền lâm sàng;
  • Hiện chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc Suproxicam đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, nếu xuất hiện một số phản ứng phụ như ngủ gật, chóng mặt thì người dùng thuốc nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc để bảo đảm an toàn.

5. Tương tác thuốc Suproxicam

Một số tương tác thuốc cần nhớ để không phối hợp cùng Meloxicam là:

  • Các loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid khác vì làm gia tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tác động hiệp lực;
  • Các loại thuốc kháng đông, thuốc làm tan huyết khối (như heparin, ticlopidin) sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu;
  • Lithi: Làm gia tăng nồng độ Lithi trong huyết tương;
  • Methotrexat: Gây tăng độc tính trên hệ tạo máu;
  • Dụng cụ ngừa thai: Các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid được ghi nhận làm giảm hiệu quả sử dụng của những dụng cụ ngừa thai đặt trong tử cung.

Ngoài ra, cần thận trọng sử dụng đồng thời thuốc Suproxicam với các loại thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu: Làm tăng tiềm năng suy thận cấp ở những người bệnh mất nước;
  • Thuốc hạ huyết áp (như các thuốc chẹn beta, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu) do làm giảm công dụng hạ áp;
  • Cholestyramin: Làm tăng sự thải trừ của Meloxicam do hiện tượng liên kết tại ống tiêu hóa;
  • Cyclosporin: Meloxicam gây tăng độc tính trên thận của Cyclosporin.

Trong quá trình sử dụng thuốc Suproxicam, bệnh nhân lưu ý thực hiện theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể khiến hiệu quả của thuốc bị suy giảm hoặc phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng không đáng có.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

93 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan