Thay đổi nhà cửa để phòng té ngã ở người cao tuổi

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Trung bình cứ mỗi giây trôi qua sẽ có một người cao tuổi bị té ngã. Với số người cao tuổi ngày càng tăng do sự già hoá dân số trên toàn thế giới, tình hình té ngã sẽ ngày càng phổ biến nếu không có sự tham gia tích cực của mọi người.

Đặc biệt, vấn đề phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi phải xuất phát từ việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà. Đa số các vụ té ngã ở người cao tuổi xảy ra tại nhà. Điều đó chứng tỏ vấn đề thiết kế nhà cửa rất quan trọng trong việc phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi.

1. Vì sao cần thay đổi nhà cửa để phòng té ngã?

Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi tại nhà là phổ biến. Vấn đề điều chỉnh lại thiết kế nhà cửa đã được chứng minh là làm giảm cả tỷ lệ ngã và số người bị ngã. Thử nghiệm cho thấy tỷ lệ người bị ngã giảm 36%, mặc dù chỉ ở những người có tiền sử té ngã.

Các nhà trị liệu nghề nghiệp được đào tạo để hướng dẫn mọi người những cách thiết kế an toàn hơn với môi trường sống của họ. Do đó, việc thăm khám tại nhà của các nhà trị liệu nghề nghiệp có thể giúp cho bạn nhiều hơn là làm việc bạn tự kiểm tra để loại bỏ các nguy cơ vấp ngã.

Hướng dẫn của hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ và hiệp hội Lão Khoa Anh Quốc đưa ra các khuyến nghị loại A (khuyến nghị mạnh mẽ nhất) để đánh giá và can thiệp môi trường nhà ở cho người cao tuổi bị ngã hoặc những người có các yếu tố nguy cơ té ngã.

Mục đích quan trọng nhất của khuyến nghị này nhằm để giảm thiểu các mối nguy hiểm đã xác định tại nhà, qua đó can thiệp để tạo ra môi trường sinh sống an toàn cho người cao tuổi.

ngã đột quỵ người già cao tuổi
Đa số các vụ té ngã ở người cao tuổi đều xảy ra tại nhà

2. Những nơi trong nhà có nguy cơ gây ngã cao

Các mối nguy hiểm từ nhà cửa có thể xảy ra bao gồm thiết kế cầu thang kém và hư hỏng, ánh sáng không đủ, hoặc cường độ chiếu sáng thay đổi đột ngột, sàn trơn trượt, thảm và các tấm giậm chân không đảm bảo, thiếu bề mặt chống trơn trong bồn tắm. Các yếu tố gây té ngã từ nhà cửa đóng góp vào một phần ba đến một nửa số trường hợp té ngã ở người cao tuổi.

Một số nghiên cứu tiền cứu đã đánh giá các mối nguy trong nhà như là các yếu tố nguy cơ té ngã quan trọng đối với người cao tuổi. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá các mối nguy bên ngoài nhà hoặc định lượng mức độ ảnh hưởng với các mối nguy này (về tần suất, thời gian và cường độ) để đưa ra một ước tính thực sự về rủi ro té ngã ở người cao tuổi. Do đó, chúng ta cần nhận diện của các mối nguy hiểm trong nhà có thể gây té ngã, từ đó giúp phòng ngừa té ngã tốt hơn.

Phòng ngừa tai nạn té ngã cần chú ý ở những nơi có nguy cơ té ngã cao. Cầu thang thiếu các thiết kế an toàn làm tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi lên gấp 2,2 lần. Cầu thang thiếu an toàn và lối đi luôn được nhấn mạnh dẫn đến té ngã của người cao tuổi. Có thể giảm thiểu nguy cơ ở các vị trí này bằng cách thiết kế tay vịn cầu thang, lắp thêm các thanh chống trơn trượt ở mỗi bậc thang, và đảm bảo ánh sáng đầy đủ ở khu vực này.

Bề mặt trơn trượt là nguy cơ hàng đầu gây ra ngã trong nhà, nhất là khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh. Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi tăng lên gấp 1,7 lần ở khu vực nhà vệ sinh và nhà tắm không an toàn. Cần chú ý đến các thiết bị an toàn cho sàn tắm, bồn tắm không trơn như là biện pháp phòng ngừa quan trọng. Việc sử dụng sàn đặc biệt không trơn trượt, lắp thanh bảo vệ trên tường phòng tắm là các biện pháp tích cực trong việc ngăn ngừa té ngã của người cao tuổi.

ngã
Phòng tắm và nhà vệ sinh là một trong những nơi có nguy cơ té ngã cao nhất trong nhà

3. Các vấn đề cần thiết kế để nhà cửa an toàn

Các mối nguy hiểm từ nhà ở là nguyên nhân thường xuyên gây ra té ngã ở người cao tuổi. Can thiệp môi trường sống tại nhà để phòng ngừa té ngã bao gồm đánh giá các mối nguy hiểm trong nhà và thực hiện các sửa đổi thiết kế cần thiết. Chúng ta cần sử dụng mức độ chiếu sáng cao ở những nơi cần thiết như lối đi, chú ý cường độ ánh sáng giữa các không gian trong nhà không thay đổi quá đột ngột để tránh loá mắt.

Chúng ta có thể sử dụng một tay nắm cửa lớn, lắp thanh bảo vệ trên tường phòng tắm, nhà vệ sinh, hành lang và cầu thang, trải sàn chống trơn, loại bỏ mọi mấp mô trên sàn của các phòng, như thảm. Chủ nhà cũng cần cân nhắc sử dụng bề mặt sàn chống trượt, tháo bỏ các tấm thảm dễ trơn trượt, dọn lối đi gọn gàng tránh bị cản trở, lắp đặt tay vịn trong phòng tắm (vòi hoa sen, bồn tắm, bồn cầu), dùng tay vịn cho bồn cầu thấp.

Đặc biệt chú ý đến kết cấu của cầu thang, đây là một trong những nguyên nhân sợ té ngã ở người cao tuổi và là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người cao tuổi.

Khuyến cáo không nên sử dụng các bậc thang xoắn với độ cao không phù hợp. Chủ nhà cũng cần lắp tay vịn ở cầu thang, sửa cầu thang hoặc lắp đặt thêm các tấm chống trượt ở mỗi bậc thang trên cầu thang. Tốt nhất là cầu thang phải ngắn và nhỏ và tránh đặt bất kỳ vật che hoặc vật dụng nào gây trơn trượt như bình hoa hoặc vật dụng trang trí có thể làm mất sự tập trung của người cao tuổi khi ở trên cầu thang.

Ngoài ra, dây thiết bị điện nên được lắp ráp trong các phòng và không nên đi dọc hay băng ngang lối đi của người cao tuổi.

Tóm lại, sự thích ứng của cá nhân đối với nguy cơ té ngã sẽ ngày càng tăng bao gồm từ việc tránh các hoạt động cụ thể có nguy cơ cao và loại bỏ các nguy cơ môi trường nhà cửa.

người cao tuổi
Đặc biệt chú ý thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn tính mạng cho người cao tuổi

Việc sửa đổi nhà cửa nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro té ngã là rất cần thiết. Tuy nhiên, phải luôn cân bằng giữa việc giảm thiểu rủi ro và duy trì chất lượng cuộc sống và sự độc lập trong sinh hoạt của người cao tuổi. Bởi lẽ, việc giảm tự tin và độc lập trong sinh hoạt cùng với sự suy giảm thể chất ở người cao tuổi sẽ làm tăng nguy cơ té ngã.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

182 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • ngã
    Vì sao và nơi nào người cao tuổi dễ bị té ngã?

    Người cao tuổi là đối tượng rất dễ bị té ngã bởi chức năng vận động suy giảm, cơ xương khớp gặp vấn đề gây ra những hạn chế khi di chuyển, hoạt động. Té ngã thường gặp nhiều ở ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Mealphin 7.5
    Công dụng thuốc Mealphin 7.5

    Thuốc Mealphin 7.5 chứa hoạt chất Meloxicam được chỉ định trong điều trị giảm đau chống viêm các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm
  • artrofort 500
    Công dụng thuốc Artrofort 500

    Với thành phần chính là Glucosamin 900 mg, thuốc Artrofort 500 được sử dụng trong các trường hợp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp từ mức độ nhẹ đến trung bình. Vậy thuốc Artrofort 500 thuốc gì? Thuốc Artrofort ...

    Đọc thêm
  • Epriona  Cap
    Công dụng thuốc Epriona Cap

    Epriona Cap là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc được sử dụng trong điều trị gút và các bệnh xương khớp. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về ...

    Đọc thêm
  • Diphemax
    Công dụng thuốc Diphemax

    Thuốc Diphemax có thành phần chính là Meloxicam hàm lượng 15 mg, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs). Thuốc Diphemax được sử dụng phổ biến trong điều trị tình trạng viêm đau do bệnh về cơ xương khớp. ...

    Đọc thêm