Công dụng thuốc Synapain 50

Thuốc Synapain 50 có hoạt chất chính là Pregabalin với hàm lượng 50mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị giảm đau thần kinh, rối loạn lo âu lan tỏa và hỗ trợ điều trị động kinh cục bộ.

1. Synapain 50mg là thuốc gì?

Thành phần chính của thuốc Synapain 50 là Pregabalin với hàm lượng 50mg. Cơ chế tác dụng của Pregabalin là liên kết với tiểu đơn vị alpha-2-delta, ức chế giải phóng chất dẫn truyền thần kinh kích thích (bao gồm glutamate, norepinephrine, serotonin, dopamine và chất P). Mặc dù có liên quan về cấu trúc với GABA, nó không liên kết với các thụ thể GABA hoặc Benzodiazepine. Pregabalin cũng có thể ảnh hưởng đến các con đường dẫn truyền đau từ thân não đến tủy sống.

2. Công dụng thuốc Synapain 50

Thuốc Synapain được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Điều trị đau thần kinh nguồn gốc trung ương và ngoại vi;
  • Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa ở người lớn;
  • Điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ kèm hoặc không kèm động kinh toàn thể thứ phát ở người lớn.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Synapain 50

Liều dùng:

  • Đau thần kinh: Liều khởi đầu thường là 150mg/ ngày chia thành 2-3 lần, tùy theo đáp ứng mà có thể tăng tới liều 300mg/ ngày sau 3-7 ngày, liều tối đa là 600mg/ ngày.
  • Hỗ trợ điều trị động kinh: Liều khởi đầu 150mg/ ngày, chia làm 2-3 lần. Sau đó có thể tăng liều lên 300mg/ ngày sau 1 tuần. Liều tối đa 600mg/ngày có thể đạt được sau 1 tuần nữa.
  • Rối loạn lo âu: Uống từ 150 đến 600mg/ ngày, chia làm 2-3 lần mỗi ngày. Cần đánh giá thường xuyên sự cần thiết của điều trị.
  • Khi ngưng Pregabalin cần giảm liều từ từ, tối thiểu là 1 tuần.
  • Bệnh nhân suy thận: Cần phải giảm liều dựa theo chức năng thận của bệnh nhân;
  • Bệnh nhân suy gan: không cần phải giảm liều Synapain;
  • Bệnh nhân cao tuổi: Có thể cần giảm liều Synapain ở bệnh nhân cao tuổi do chức năng thận bị suy giảm.

Cách dùng:

  • Bệnh nhân nên uống nguyên viên thuốc Synapain với 1 cốc nước, uống trong hoặc sau bữa ăn.

4.Tác dụng phụ của thuốc Synapain 50

Khi sử dụng thuốc Synapain, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:

Tần suất > 10%:

  • Tim mạch: Phù ngoại vi;
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng cân;
  • Hệ thần kinh: Chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu;
  • Nhãn khoa: Nhìn mờ, giảm thị lực.

Tần suất 1 đến 10%:

  • Tim mạch: Đau ngực, phù, hạ hoặc tăng huyết áp;
  • Da liễu: Viêm da tiếp xúc, mụn nước, loét tì đè;
  • Nội tiết và chuyển hóa: Giảm ham muốn tình dục, giữ nước, hạ đường huyết;
  • Tiêu hóa: Chướng bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, viêm dạ dày ruột, buồn nôn, xuất huyết, viêm dạ dày ruột do virus, nôn;
  • Hệ sinh dục: Rối loạn cương dương, liệt dương, són tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Huyết học: Giảm tiểu cầu;
  • Gan: Tăng ALT và AST;
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng, nhiễm virus;
  • Hệ thần kinh: Dáng đi bất thường, chứng hay quên, mất điều hòa, thăng bằng suy giảm, lú lẫn, mất phương hướng, hưng phấn, mất ngủ;
  • Thần kinh cơ xương: Đau khớp, suy nhược, tăng creatine phosphokinase trong máu, sưng khớp, chuột rút chi dưới, co thắt cơ, run;
  • Nhãn khoa: Viêm kết mạc, giảm thị lực, nhìn đôi, bệnh về mắt, rối loạn rung giật nhãn cầu, rối loạn thị giác;
  • Hô hấp: Viêm phế quản, khó thở, các triệu chứng giống cúm, viêm mũi họng, đau họng, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang.

Tần suất <1%:

  • Tim mạch: Suy tim, hạ huyết áp tư thế đứng, đánh trống ngực, bệnh mạch máu võng mạc, sốc, ngất, nhịp tim nhanh, rung thất;
  • Da liễu: Rụng tóc, viêm mô tế bào, nốt sần trên da, loét da, chàm, ban đỏ da, viêm da tróc vảy, nhạy cảm với ánh sáng da, phát ban da, hội chứng Stevens-Johnson, mày đay, viêm da mụn nước;
  • Nội tiết và chuyển hóa: Albumin niệu, giảm dung nạp glucose, đường niệu, tăng ham muốn tình dục;
  • Tiêu hóa: Viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, khó nuốt, loét thực quản, viêm thực quản, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa;
  • Tiết niệu: Rối loạn xuất tinh, thiểu niệu, đau vùng chậu, protein niệu, bí tiểu, bất thường nước tiểu.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Synapain 50

  • Phù mạch: Phù mạch đã được báo cáo trong quá trình điều trị ban đầu và mãn tính. Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử các đợt phù mạch. Sử dụng đồng thời với các thuốc khác được biết là gây phù mạch có thể làm tăng nguy cơ. Ngừng điều trị ngay lập tức nếu xuất hiện phù mạch.
  • Suy thận: Thận trọng khi dùng thuốc Synapain 50 cho bệnh nhân suy thận. Cần điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp theo chức năng thận;
  • Lạm dụng thuốc: Đã có báo cáo về các trường hợp lạm dụng thuốc Pregabalin. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc và cần theo dõi các dấu hiệu lạm dụng Pregabalin ở bệnh nhân;
  • Suy tim sung huyết: Đã có các báo cáo về một số trường hợp suy tim sung huyết khi sử dụng Pregabalin. Tình trạng này chủ yếu gặp ở bệnh nhân cao tuổi có tổn thương tim mạch trong quá trình điều trị bằng Pregabalin. Do đó cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng Pregabalin cho đối tượng này;
  • Bệnh nhân đái tháo đường: Một số bệnh nhân đái tháo đường tăng cân có thể cần điều chỉnh thuốc điều trị đái tháo đường khi sử dụng Pregabalin;
  • Triệu chứng cai thuốc: Các triệu chứng cai thuốc như buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, lo lắng, trầm cảm, hội chứng cúm, co giật... đã được ghi nhận khi ngừng điều trị Pregabalin. Do đó cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu này;
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Synapain có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, nhầm lẫn. Do đó bệnh nhân phải thật thận trọng khi thực hiện các hành vi đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, vận hành các loại máy móc;
  • Phụ nữ có thai: Pregabalin đi qua nhau thai. Các nghiên cứu đánh giá kết quả sơ sinh sau khi tiếp xúc với Pregabalin trong thai kỳ còn hạn chế, do đó tốt nhất không nên sử dụng trong thời gian mang thai. Nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ thì có thể cân nhắc sử dụng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa;
  • Phụ nữ cho con bú: Pregabalin có hiện diện trong sữa mẹ, do đó việc cho con bú không được khuyến cáo khi đang điều trị bằng thuốc Synapain.

Trên đây là những thông tin tổng quan về thuốc Synapain 50. Các thông tin trên đây chỉ có tính chất tham khảo, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan