Công dụng thuốc Taximmed

Thuốc Taximmed có thành phần chính là kháng sinh Cefotaxim hàm lượng là 1g và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại kháng sinh phổ rộng có công dụng điều trị các loại nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Cefotaxim.

1. Thuốc Taximmed là thuốc gì?

Thuốc Taximmed có thành phần chính là kháng sinh Cefotaxim hàm lượng là 1g và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại kháng sinh phổ rộng có công dụng điều trị các loại nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Cefotaxim.

Thuốc Taximmed bào chế dưới dạng bột pha tiêm, thích hợp sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

1.1. Dược lực học của dược chất chính Cefotaxim:

Cefotaxim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 với phổ kháng khuẩn rộng.

1.2. Dược động học của dược chất chính Cefotaxim:

  • Khả năng hấp thu: Kháng sinh Cefotaxim được hấp thu nhanh chóng sau khi tiêm.
  • Khả năng phân bố: Khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Loại kháng sinh này được phân bố rộng khắp các mô và dịch trong cơ thể người. Nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ đạt mức có tác dụng điều trị, nhất là trong điều trị bệnh viêm màng não. Kháng sinh Cefotaxim đi qua nhau thai và tồn tại trong sữa mẹ.
  • Khả năng chuyển hoá: Cefotaxime được chuyển hóa ở gan thành các chất chuyển hóa có hoạt tính và không có hoạt tính.
  • Khả năng thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua thận và thải trừ ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

2. Thuốc Taximmed công dụng gì?

Thuốc Taximmed công dụng gì? Thuốc Taximmed được sử dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

  • Điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương, khớp, viêm màng tim do cầu khuẩn Gram dương và Gram âm và viêm màng não.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa và sản khoa, tiết niệu, hô hấp dưới và bệnh lậu.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau can thiệp phẫu thuật.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Taximmed

3.1. Cách dùng của thuốc Taximmed:

Thuốc Taximmed bào chế dưới dạng bột pha tiêm, thích hợp sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

3.2. Liều dùng thuốc Taximmed:

Đối với người lớn:

  • Liều dùng và đường dùng nên được xác định bởi độ nhạy cảm của các vi khuẩn gây bệnh, độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe của từng người cụ thể.
  • Sau khi pha thuốc Taximmed có thể được chỉ định sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều dùng tối đa mỗi ngày không được vượt quá 12 g.

Đối với trẻ sơ sinh tuổi dưới 1 tháng tuổi:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuần tuổi: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 12 giờ.
  • Trẻ sơ sinh từ 1 đến 4 tuần tuổi: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ.

Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi:

  • Trẻ có cân nặng dưới 50kg: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 50 – 180 mg/kg cân nặng chia thành 4 đến 6 liều bằng nhau. Bác sĩ điều trị có thể chỉ định tăng liều dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng như viêm màng não.
  • Trẻ có cân nặng trên 50kg: Dùng liều thông thường đối với người lớn. Liều điều trị tối đa mỗi ngày không được vượt quá 12 g.

Đối với người già:

  • Không cần giảm liều điều trị trừ khi có kèm theo bệnh lý suy thận.

Đối với người bị suy thận:

  • Chỉ cần thiết giảm liều điều trị trong trường hợp suy thận nặng với độ thanh thải creatinin < 10ml/ phút.
  • Liều điều trị khởi đầu là 1 g, sau đó giảm đi một nửa liều dùng hàng ngày nhưng số lần dùng liều vẫn duy trì không đổi.
  • Liều điều trị tối đa cho một ngày là 2 g.

Cần lưu ý: Liều dùng như thông tin ở trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng đã được chỉ định hay sử dụng nhiều hơn hay ít hơn so với quy định với mong muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

3.3. Trường hợp quá liều thuốc Taximmed và cách xử trí

  • Thuốc Taximmed là thuốc được sử dụng theo đường tiêm truyền và cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn nên hạn chế tối đa trường hợp quá hay quên liều thuốc.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Taximmed

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Taximmed người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

Tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc Taximmed, bao gồm:

  • Phản ứng tại chỗ: Viêm tại chỗ sau khi thực hiện thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch. Đau thậm chí là bị chai tại chỗ sau khi tiêm bắp.
  • Phản ứng quá mẫn: Nổi mẩn kèm theo ngứa ngáy và sốt.
  • Tiêu hóa: Viêm ruột, tiêu chảy, buồn nôn, và nôn mửa.

Tác dụng không mong muốn ít gặp của thuốc Taximmed, bao gồm:

  • Huyết học: Giảm số lượng bạch cầu eosin, giảm số lượng bạch cầu nói chung dẫn đến test Coombs dương tính.
  • Tiêu hóa: Thay đổi hệ vi khuẩn ở đường ruột.

Tác dụng không mong muốn hiếm gặp của thuốc Taximmed, bao gồm:

  • Huyết học: Giảm số lượng bạch cầu hạt, giảm số lượng bạch cầu thoáng qua, giảm số lượng bạch cầu trung tính, giảm số lượng tiểu cầu và tăng số lượng bạch cầu ái toan.
  • Hệ tiết niệu- sinh dục: Nhiễm nấm Candida, viêm âm đạo.
  • Hệ thần kinh trung ương: Đau nhức đầu.
  • Gan: Tăng thoáng qua chỉ số SGOT, SGPT, LDH huyết thanh và alkaline phosphatase huyết thanh.

Những thông tin như đã trình bày ở không phải toàn bộ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải đối với loại thuốc này. Người dùng thuốc cũng có thể có nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ khác mà không được liệt kê ở trên. Bạn cần chú ý theo dõi và thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về những tác dụng bất lợi trong quá trình điều trị bệnh với thuốc Taximmed.

5. Tương tác của thuốc Taximmed

Tương tác của thuốc Taximmed thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Tương tác với các thuốc như Azlocillin, Probenecid, Fosfomycin.
  • Tương tác của thuốc Taximmed có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị thông tin về những loại thảo dược, thảo mộc hoặc thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc được bác sĩ kê đơn hoặc thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng nhằm hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.
  • Tương tác của thuốc Taximmed với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá... Bởi vì trong các thành phần của những loại thực phẩm, đồ uống cũng có chứa các hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đối kháng hay làm tăng tác dụng hiệp đồng đối với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Taximmed hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Taximmed đồng thời cùng với các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Taximmed

Trong quá trình sử dụng thuốc Taximmed, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

6.1. Chống chỉ định của thuốc Taximmed

Không sử dụng thuốc Taximmed đối với những người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn với Cefotaxim natri hoặc với các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin khác.

Trên đây là chống chỉ định tuyệt đối vậy nên trong mọi trường hợp không thể linh động. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị đã đưa ra về cách sử dụng và liều dùng của loại thuốc này.

6.2. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Taximmed:

Thận trọng sử dụng thuốc Taximmed trong những trường hợp sau đây:

  • Những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm ruột.
  • Người đang bị suy thận.
  • Người có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, nhóm Penicillin hoặc các thuốc khác.
  • Thuốc có thể gây dương tính giả với test Coombs, với các xét nghiệm liên quan đến đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzym.
  • Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai: Tính an toàn đối với phụ nữ mang thai chưa được xác định. Thuốc Taximmed có nguy cơ đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Sử dụng thuốc với người đang cho con bú: Có thể dùng kháng sinh Cefotaxim cho người cho con bú nhưng phải quan tâm khi thấy trẻ tiêu chảy, tưa và nổi ban, nếu hạn chế sử dụng được thì tốt. Thuốc Taximmed có trong sữa mẹ với nồng độ thấp.
  • Sử dụng thuốc với những người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Taximmed có khả năng gây nhức đầu, do đó thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc khi đang sử dụng thuốc.

Thuốc Taximmed có thành phần chính là kháng sinh Cefotaxim hàm lượng là 1g và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại kháng sinh phổ rộng có công dụng điều trị các loại nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Cefotaxim. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi thì bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và các nhân viên y tế có chuyên môn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

52 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan