Công dụng thuốc Ustadin

Ustadin là thuốc chống dị ứng và quá mẫn có thành phần chính là Loratadin – thuốc kháng Histamin tricyclique mạnh. Thuốc có công dụng kéo tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng có chọn lọc trên các thụ thể H1 ngoại biên.

1. Ustadin là thuốc gì?

Ustadin là thuốc kê đơn dùng trong các trường hợp dị ứng và quá mẫn. Thuốc Ustadin được sản xuất bởi Công ty TNHH US PHARMA USA – Việt Nam, số đăng ký VD – 29578 – 18.

Thành phần chính có trong Ustadin gồm Loratadin hàm lượng 10mg và các tá dược khác theo công bố của nhà sản xuất in trên tờ hướng dẫn.

Thuốc Ustadin được đóng gói hộp hình chữ nhật nền đỏ, vàng, tên thuốc in màu đen. Vỉ thuốc dạng bao phim, viên thuốc dạng viên nang mềm. Mỗi hộp thuốc có 10 vỉ x 10 viên.

2. Công dụng thuốc Ustadin

Thuốc Ustadin có thành phần chính là Loratadin – thuốc kháng Histamin tricyclique mạnh. Thuốc có công dụng kéo tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng có chọn lọc trên các thụ thể H1 ngoại biên.

Ustadin hấp thu ngay sau khi uống thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1,5 – 3,7h. Thuốc chuyển hoá qua gan, bài tiết qua nước tiểu và phân dưới dạng chuyển hoá trong 10 ngày.

Nhìn chung, công dụng của Ustadin là chống ngứa, nổi mề đay liên quan đến Histamin. Bản thân thuốc Ustadin không có công dụng để bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với các trường hợp giải phóng Histamin nặng. Hoạt chất Loratadin có trong Ustadin không có tác dụng an thần.

3. Chỉ định sử dụng thuốc Ustadin

Thuốc Ustadin dùng trong các trường hợp:

Ustadin chỉ định các dạng dị ứng liên quan đến histamin theo chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.

4. Liều lượng, cách dùng Ustadin

Ustadin là thuốc chống dị ứng dùng theo đơn. Thuốc dùng theo đường uống với nước lọc....

Liều dùng thuốc Ustadin theo khuyến cáo từ nhà sản xuất như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Nhóm đối tượng này, nhà sản xuất khuyến cáo dùng Ustadin liều 1 viên/ ngày.
  • Suy gan/thận nặng: Đây là nhóm đối tượng đặc biệt, cần thận trọng khi kê đơn và chỉ định liều dùng Ustadin. Theo đó, nhà sản xuất khuyến cáo, bệnh nhân suy gan/ thận nặng nên dùng liều 1 viên x 2 ngày/ lần hoặc theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

5. Chống chỉ định thuốc Ustadin

Không dùng Ustadin cho các trường hợp quá mẫn, dị ứng với các thành phần, tá dược có trong thuốc.

6. Tương tác với các thuốc khác

Khi dùng Ustadin bạn cần thận trọng tương tác với thuốc khác. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, thuốc ức chế hoặc bị chuyển hoá bởi các enzym CYP3A4 và CYP2D6 cần thận trọng khi dùng chung với Ustadin.

Ngoài ra, không dùng kết hợp thuốc Ustadin với các pseudoephedrin khi đã/ đang dùng thuốc ức chế MAO trong khoảng 10 ngày.

Để đảm bảo dùng thuốc Ustadin an toàn, hãy thông báo cho bác sĩ các thuốc bạn đang dùng.

7. Tác dụng phụ của thuốc Ustadin

Khi dùng Ustadin bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ:

  • Đau đầu;
  • Khô miệng;
  • Chóng mặt;
  • Khô mũi;
  • Hắt hơi;
  • Viêm kết mạc;
  • Trầm cảm;
  • Tim đập nhanh;
  • Loạn nhịp tim;
  • Buồn nôn;
  • Chức năng gan bất thường;
  • Kinh nguyệt rối loạn;
  • Ngoại ban;
  • Mề đay;
  • Choáng phản vệ.

Theo dõi và thông báo cho bác sĩ mọi tác dụng phụ khi dùng Ustadin để được xử trí.

8. Quá liều Ustadin và cách xử trí

Các biểu hiện quá liều gồm:

  • Buồn ngủ;
  • Tim đập nhanh;
  • Nhức đầu.

Cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí. Việc xử trí quá liều Ustadin thường là gây nôn để rửa sạch dạ dày. Sau đó, dùng than hoạt tính đế ngăn ngừa hấp thu Loratadin. Ngoài ra, tuỳ tình trạng quá liều cụ thể mà bác sĩ có định hướng xử trí phù hợp.

Ustadin là thuốc chống dị ứng kê đơn. Để dùng thuốc Ustadin an toàn và hiệu quả, tránh gây tác dụng phụ, tương tác... Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

542 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan