Các loại hàm lượng thuốc Medrol

Thuốc Medrol là một thuốc thuộc nhóm thuốc glucocorticoid, có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng mạnh. Thuốc Medrol thường được sử dụng trong nhiều bệnh lý viêm nhiễm, dị ứng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hàm lượng thuốc Medrol khác nhau, bạn cần chú ý để sử dụng đúng liều.

1. Các loại hàm lượng thuốc Medrol

Thuốc Medrol có thành phần chính là Methylprednisolone. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, với hai loại hàm lượng khác nhau là 4mg và 16mg.

Methylprednisolone là một loại corticosteroid mạnh có hoạt tính kháng viêm nhiều hơn ít nhất năm lần so với hydrocortisone. Thuốc Medrol được chỉ định trong điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm:

  • Suy tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp mãn tính vị thành niên
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm da toàn thân (polymyositis)
  • Sốt thấp khớp với viêm thể nặng
  • Viêm động mạch khổng lồ / đau đa cơ thấp khớp
  • Pemphigus vulgaris
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa trong nhiều năm và nghiêm trọng.
  • Phản ứng quá mẫn với thuốc
  • Bệnh huyết thanh
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Hen phế quản
  • Viêm màng bồ đào trước
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm dây thần kinh thị giác
  • U phổi
  • Lao nặng hoặc bệnh lao thông thường kết hợp với hóa trị liệu chống lao phù hợp)
  • Sặc dịch dạ dày
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
  • Thiếu máu tan máu (tự miễn dịch)
  • Bệnh bạch cầu (cấp tính và bạch huyết)
  • U lympho ác tính
  • Viêm đại tràng
  • Bệnh Crohn
  • Viêm màng não do lao (có sử dụng hóa trị kháng lao phù hợp).
  • Cấy ghép

Thuốc Medrol chống chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp sau

Sử dụng thuốc Medrol thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh tiêu hóa như: Loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản, viêm dạ dày, miệng nối ruột, viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng là nguy cơ của thủng hoặc áp xe.
  • Tăng mỡ máu
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhồi máu cơ tim cấp
  • Tăng huyết áp
  • Suy tim sung huyết
  • Bệnh nội tiết: Cường giáp, suy giáp, loãng xương, nhược cơ.
  • Rối loạn tâm thần cấp tính
  • Suy thận nặng
  • Rối loạn chức năng gan nặng đặc biệt có giảm albumin đồng thời.
  • Bệnh truyền nhiễm như: Bệnh sởi, thủy đậu, herpes simplex, bệnh lao đang hoạt động và thể ngủ, nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm virus nghiêm trọng.
  • Glocom góc mở
  • AIDS.

2. Cách dùng và liều lượng Medrol

Thuốc Medrol được sử dụng bằng đường uống. Liều lượng thuốc Medrol cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Có thể bắt đầu sử dụng thuốc với liều từ 4-48 mg/ngày, tùy thuộc vào bệnh cần điều trị.

Sau khi có đáp ứng tốt, bác sĩ sẽ xác định liều duy trì bằng cách giảm liều từng nấc nhỏ, với khoảng cách thích hợp cho tới khi tìm được liều thấp nhất có hiệu quả.

Nếu sau một thời gian điều trị bằng thuốc Medrol mà chưa có đáp ứng đầy đủ bạn cần ngừng thuốc và chuyển sang liệu pháp thích hợp hơn.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Medrol

  • Cần giảm liều từ từ: Thuốc Medrol nên được sử dụng ở liều thấp nhất có hiệu quả. việc giảm liều dùng nên được thực hiện dần dần.
  • Thời điểm sử dụng thuốc Medrol:
  • Cortisol là một hormon được tiết ra từ tuyến thượng thận. Ở người bình thường, hormon cortisol được tiết ra nhiều nhất vào khoảng 7-8 giờ sáng. Khi sử dụng thuốc Medrol, bạn cần sử dụng thuốc vào thời điểm trùng với thời điểm cơ thể tiết ra cortisol nhiều nhất để tránh tuyến thượng thận bị suy. Tốt nhất bạn nên dùng thuốc vào khoảng 7-8 giờ sáng.
  • Thuốc Medrol có tác dụng gây giữ muối và nước nên có thể gây phù, tăng cân. Chính vì vậy trong khẩu phần ăn bạn cần hạn chế muối nhưng tăng thêm lượng protein.
  • Thuốc Medrol có rất nhiều tác dụng phụ, vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước và trong quá trình sử dụng.

Thuốc Medrol có rất nhiều tác dụng phụ, các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là:

Tương tác thuốc Medrol với các loại thuốc khác:

  • Dùng đồng thời thuốc Medrol với thuốc cyclosporin sẽ gây co giật.
  • Thuốc Phenobarbital, phenytoin làm gia tăng sự thanh thải methylprednisolone, do đó làm giảm tác dụng của thuốc Medrol khi sử dụng chung.
  • Thuốc Troleandomycin và ketoconazole gây ức chế quá trình chuyển hóa methylprednisolone nên làm giảm sự thanh thải methylprednisolone.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Medrol. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ biết cách dùng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan